Dành cho giáo viênTài liệu

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Vật lý THPT

11 câu kế hoạch dạy học môn Vật lý THPT
108

11 câu kế hoạch dạy học môn Vật lý THPT

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Vật lý THPT trong Tập huấn trực tuyến chương trình GDPT 2018 mà Hoatieu.vn giới thiệu sau đây là tài liệu hữu ích để các thầy cô tham khảo để viết cho mình kế hoạch giảng dạy hay và đầy đủ nhất.

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Vật lý THPT với hướng dẫn trả lời mang tính chất tham khảo, các bạn chỉ nên đọc để lấy ý tưởng làm bài, phù hợp với kiến thức, môi trường dạy và học cá nhân.

Nguồn: Do giáo viên sưu tầm và chia sẻ

Phân tích kế hoạch bài dạy môn Vật lý THPT

Câu 1: Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?

– Hiểu được đặc điểm và cấu tạo chất khí.

– Nêu được các nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí. Nêu được định nghĩa khí lý tưởng.

– Nhận biết được “trạng thái” và “quá trình biến đổi trạng thái”. Nêu được định nghĩa các đẳng quá trình.

– Biết mối liên hệ giữa các đại lượng (P,V,T)

– Phát biểu và nêu được hệ thức của định luật Bôi-lơ – Ma-ra-ốt (Boyle – Mariotte); định luật sác lơ (Charles);

– Rút ra được phương trình trạng thái của khí lý tưởng.

– Giải thích được mối quan hệ giữa chuyển động của các phân tử và áp suất tác dụng lên thành bình.

– Vận dụng phương trình trạng thái của khí lý tưởng để giải thích các hiện tượng/giải quyết một số hiện tượng/ bài tập.

Câu 2: Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?

– Tìm hiểu đặc điểm và cấu tạo chất khí và ôn lại các thông số trạng thái chất khí

– Tìm hiểu các định luật thực nghiệm về chất khí.

– Tìm hiểu phương trình trạng thái của khí lý tưởng: Sử dụng định luật Bôi-lơ – Ma-ra-ốt và định luật Sác lơ rút ra phương trình trạng thái của khí lý tưởng Pv=Nrt

– Tìm hiểu mô hình động học chất khí.

– Sử dụng mô hình động học chất khí để thấy bản chất mối liên hệ giữa các thông số trạng thái của chất khí.

– Vận dụng phương trình trạng thái của khí lý tưởng và mô hình động học chất khí để giải thích các hiện tượng/giải quyết một số hiện tượng/ bài tập.

Câu 3:Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?

– Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

– Năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo

+ Hỗ trợ các thành viên trong nhóm để tiến hành thí nghiệm

+ Thảo luận với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ – Năng lực đặc thù:

+ Nhận thức vật lý:

+ Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí

+ Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:

Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

– Tư liệu học tập: sách giáo khoa, sách bài tập, tài liệu tham khảo, các hình ảnh và mô hình liên quan, phiếu học tập.

– Máy tính bỏ túi, các đoạn video minh họa, bảng số liệu,…

Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?

– Quan sát, phân tích các tư liệu giáo viên cung cấp như: đoạn video, clip, …

– Thảo luận nhóm, trao đổi về: mô hình chuyển động Brown, mô hình động học chất khí, bảng hệ thống hóa các trạng thái, phiếu kiểm hoạt động, bảng kết quả thí nghiệm, phiếu hướng dẫn xây dựng biểu thức,..

– Hoàn thành các phiếu học tập được phân công

– Học sinh nhận xét, đánh giá chéo lẫn nhau

Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

– Kết quả báo cáo của cá nhân, nhóm sau khi đối chiếu với thông tin phản hồi từ giáo viên.

– Tìm được mối liên hệ giữa áp suất và thể tích khi nhiệt độ không đổi và áp suất và nhiệt độ khi thể tích không đổi. Rút ra được phương trình trạng thái của khí lý tưởng thu được từ thực nghiệm và lí thuyết.

– Cách vận dụng được kiến thức đã học vào giải giải thích các hiện tượng và các bài tập vật lí.

Câu 7: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?

– Nhận xét và đánh giá ý thức tham gia tích cực vào các hoạt động học tập

– Nhận xét đánh giá ý thức tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình hoạt động và mức độ chính xác về kiến thức, khoa học,…

– Đánh giá về sự hợp tác của các thành viên trong nhóm khi thực hiện các nhiệm vụ học tập

– Tổ chức cho học sinh đánh giá chéo kết quả hoạt động

Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

– Tư liệu học tập: sách giáo khoa, sách bài tập, tài liệu tham khảo, các hình ảnh và mô hình liên quan.

– Bộ thí nghiệm định luật Bôi-lơ – Ma-ra-ốt và định luật Sác lơ

– Phiếu học tập

– Máy tính bỏ túi, các đoạn video minh họa, bảng số liệu,…

Câu 9: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?

– Quan sát, phân tích:tư liệu học tập do giáo viên cung cấp, sách giáo khoa, làm thí nghiệm,

– Hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu của giáo viên

– Tích cực tham gia các hoạt động vận dụng phương trình trạng thái của khí lý tưởng và mô hình động học chất khí để giải thích các hiện tượng/giải quyết một số hiện tượng/ bài tập.

Câu 10: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?

Học sinh trình bày được:

-Nêu được các nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí. Nêu được định nghĩa khí lý tưởng.

– Hiểu được mối liên hệ giữa các đại lượng (P,V,T)

– Phát biểu và nêu được hệ thức của định luật Bôi-lơ – Ma-ra-ốt (Boyle – Mariotte); định luật sác lơ (Charles);

– Rút ra được phương trình trạng thái của khí lý tưởng.

– Giải thích được mối quan hệ giữa chuyển động của các phân tử và áp suất tác dụng lên thành bình.

– Vận dụng phương trình trạng thái của khí lý tưởng để giải thích các hiện tượng/giải quyết một số hiện tượng/ bài tập.

– Ứng dụng cho hoạt động của khinh khí cầu, cơ chế làm lạnh bằng bay hơi chất lỏng.

Câu 11: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?

– Mức độ chủ động, tích cực, sáng tạo trong hoạt động học tập

– Độ chính xác, khoa học về cách phát hiện và giải quyết vấn đề

– Cách vận dụng giải thích các hiện tượng và bài toán thực tiễn

– Ý thức tham gia các hoạt động học tập

– Đánh giá việc hợp tác, thảo luận, trao đổi trong các nhóm

– GV quan sát hoạt động thảo luận, động viên, hướng dẫn kịp thời.

– Đánh giá thông qua phần trình bày nhóm.

– GV nhận xét, chốt kiến thức, tuyên dương, khích lệ học sinh.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm