Tiếng Anh

Cấu trúc Wish, cấu trúc if only

Tổng hợp các kiến thức về cấu trúc wish, cách dùng mệnh đề ước, so sánh với If only và hàng loạt các bài tập có lời giải chi tiết.
604

Home » Ngữ pháp tiếng Anh

19/01/2020

Cấu trúc wish là một trong những điểm ngữ pháp được sử dụng khá nhiều trong các bài tập cũng như giao tiếp. Ngoài wish ra, người ta còn sử dụng if only để diễn tả ý tương đương. Ở bài viết này, VerbaLearn sẽ trình bày tất cả các vấn đề liên quan đến Wish và if only.

Mục lục1.Wish là gì?2.Cấu trúc wish theo các thì3.Một số dạng hình thức khác của Wish4.Các câu điều ước5.Cách dùng mở rộng của wish6.Bài tập về cấu trúc wish

Wish là gì?

Wish mang nghĩa là ước, vì thế mà cấu trúc wish cũng nhằm mục đích diễn tả sự đạt được ước muốn của người dùng. Sau wish là một mệnh đề chỉ sự ao ước hoặc một điều gì đó không có thật. Ngoài ra, mệnh đề sử dụng sau wish gọi là mệnh đề danh từ. Khác với tiếng Việt, ước chỉ diễn đạt thông qua một từ duy nhất, trong tiếng Anh người ta sử dụng 3 mệnh đề trong quá khứ, hiện tại, và tương lai để diễn tả những ước muốn.

Khác với tiếng Việt ở chỗ ước chỉ mang tầm ngắn hạn, chỉ một mong muốn hay một sự kì vọng. Đôi khi bạn cũng có thể sử dụng cấu trúc wish này để nói về ước mơ. Tuy nhiên, việc sử dụng đúng chuẩn ngữ pháp trong tiếng anh cho từng trường hợp khá quan trọng. Hãy cùng tham khảo qua những lưu ý về công thức, cách dùng từng mệnh đề wish ngay sau đây.

Cấu trúc wish theo các thì

Như đã giới thiệu ở phần trên, wish có 3 cách dùng thông dụng nhất để diễn tả điều ước trong tiếng anh. Mỗi trường hợp đều có những điểm khác biệt nên sẽ được chia thành 3 phần nhỏ như sau.

Wish ở hiện tại

Diễn tả mong ước về một điều không có thật hoặc không thể thực hiện được trong hiện tại. Nhưng nghĩa của câu là hiện tại, không phải quá khứ.

Ex: I wish I knew his address = If only I knew his address.

(Tôi ước gì tôi có địa chỉ của anh ta) [Thật ra tôi không biết địa chỉ của anh ta]

→ Ta hiểu tình huống trong câu này là hiện tại tôi không biết địa chỉ của anh ấy nên tôi không thể đến thăm anh ấy (giả sử như vậy). Bởi vậy, tôi ước rằng hiện tại tôi biết địa chỉ nhà anh ấy. Đây là điều ước trái với một sự thật ở hiện tại, nên ta sử dụng câu ước ở hiện tại. Mệnh đề sau “wish” được chia ở dạng quá khứ giả định. Tương tự như vậy, ta có các ví dụ khác:

Ex: I wish I had a car = If only I had a car. (Ước gì tôi có một chiếc xe ô tô).

√ Past Subjunctive (quá khứ giả định): là một hình thức chia động từ đặc biệt, theo đó động từ chia ở dạng quá khứ đơn, riêng “to be” luôn được dùng là “were” cho tất cả các chủ ngữ. “Would” không được dùng để diễn đạt mong ước ở hiện tại, nhưng chúng ta có thể dùng “could”.

Ex: I feel so helpless. If only I could spreak English.

(Tôi cảm thây minh that vo dung. Ước gì tôi có thể nói được tiếng Anh.)

(NOT: only would speak English)

√ Nếu ở dạng phủ định, chúng ta sẽ dùng trợ động từ “didnt” để diễn tả điều không mong nước ở hiện tại.

Ex: I wish the traffic didn’t make so much noise every day.

(Tôi ước gì giao thông hàng ngày không quá ồn ào).

Ex: He wishes he didn’t work in this company at present.

(Anh ta ước rằng hiện tại anh ta không làm việc cho công ty này)

√ Chúng ta cũng có thể dùng thì quá khứ tiếp diễn ở mệnh đề sau “wish/ if only” để diễn tả điều ước mình đang làm một hành động khác trong hiện tại hoặc 1 điều gì đó đang xảy ra, nhưng chú ý “to be” luôn được chia là “were” với tất cả các chủ ngữ.

Ex: I wish it werent raining. (Tôi ước gì trời không mưa).

Ex: I wish I were lying on the beach now. (Tôi ước giờ mình đang nằm trên bãi biển).

Ex: I wish you werent leaving tomorrow. (Tôi ước ngày mai bạn không rời xa tôi).

Wish ở quá khứ

Dùng để diễn đạt mong ước về một điều đã xảy ra trong quá khứ hoặc diễn đạt sự hối tiếc về một điều đã không xảy ra.

Ex: I wish I hadn’t failed my exam last year. (Giá như năm ngoái tối đa không thi trượt).

→ Trong câu này, ta hiểu rằng thực tế, năm ngoái tôi đã thi trượt và hiện tại tôi ước gì tôi đã không trượt kỳ thi năm ngoái. Đây là điều ước trái với sự thật trong quá khứ nên ta sử dụng câu ước quá khứ, mệnh đề sau “wish/ if only” chia ở thì quá khứ hoàn thành.

Tương tự ta có các ví dụ khác:

Ex: She wishes she had had enough money to buy the house.

(Cô ấy ước gì cô ấy đã có đủ tiền để mua nhà)

Ex: He wishes he had washed the clothes yesterday.

(Anh ấy ước gì hôm qua anh ấy đã giặt quần áo)

Ex: If only I had studied hard last night. (Tôi ước gì tối qua tôi đã học hành chăm chỉ)

√ Chúng ta có thể dùng could + have + P2 để diễn tả mong ước về quá khứ.

Ex: I wish I could have been at your wedding, but I was in New York.

(Tôi ước gì tôi đã có thể dự tiệc cưới của bạn, nhưng lúc đó tôi đang ở New York)

√ Mệnh đề “if only” có thể đứng một mình hoặc là 1 vế trong câu điều kiện.

Ex: If only the Bush government hadn’t spead war in Iraq, million people there wouldn’t have been killed.

(Giá mà chính phủ Bush đã không đẩy mạnh chiến tranh tại Iraq, thì hàng triệu người ở đó đã không bị giết).

√ “Wish” có thể được dùng ở thì quá khứ mà không thay đổi thể giả định.

Ex: He wished he knew her address. (Anh ta ước gì anh ta biết địa chỉ của cô ấy)

= He was sorry he didn’t know her address.

Wish ở tương lai

▬ Cách dùng: Dùng để diễn tả mong muốn điều gì đó xảy ra hoặc muốn người nào đó làm điều gì trong tương lai. Người nói đang không bằng lòng với hiện tại. Dùng “wouldn’t” để phàn nàn về việc mà ai đó cứ làm đi làm lại.

Ex: I wish it would stop raining. (Ước gì trời tạnh mưa).

→ Trong câu nói này, người nói đang phàn nàn về trời mưa và muốn trời tạnh mưa.

Ex: He wishes he could do something instead of just sitting and doing nothing.

(Anh ta ước gì anh ta có thể làm việc gì đó thay vì chỉ ngồi một chỗ và chẳng làm gì cả).

Ex: I wish he wouldn’t keep interrupting me.

(Tôi ước gì anh ta đừng có ngắt lời tôi mãi như vậy).

√ “Wish” được chia theo chủ ngữ thứ nhất. Khi mà chủ ngữ thứ nhất và chủ ngữ thứ hai có thể cùng chỉ một đối tượng, nhưng cũng có thể là những đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, chỉ cùng một đối tượng, ta sẽ dùng “Could” thay cho “would”

Ex: I wish I could attend your wedding next week.

(Tôi ước gì tôi có thể dự lễ cưới của bạn vào tuần tới).

√ Ta dùng cấu trúc “I wish… would…” cho những hành động hay sự thay đổi, không phải những tình huống hay hoàn cảnh, và không được dùng để nói về một trạng thái.

Ex: I wish something exciting would happen

= I want something exciting to happen.

(Tôi mong điều gì đó thú vị sẽ xảy ra) [chỉ hành động ở tương lai]

Ex: My life isn’t interesting. I wish my life were more interesting.

(Cuộc sống của tôi thật buồn tẻ. Ước gì cuộc sống của tôi thú vị hơn)

[chỉ trạng thái ở tương lai]

Một số dạng hình thức khác của Wish

Wish somebody something: Chúc ai điều gì. Tuy nhiên, nếu muốn đưa ra một lời mong ước cho người khác bằng cách sử dụng động từ, ta phải dùng động từ “hope” thay vì “wish”.

Ex: I wish you good health. (Tớ chúc cậu sức khỏe tốt)

= I hope you have good health.

Ex: She wished me happy birthday. (Cô ấy đã chúc tôi sinh nhật vui vẻ).

Ex: We wish you good luck in your new job. (Chúng tôi chúc bạn may mắn với công việc mới)

Ta sử dụng cấu trúc “Wish (somebody) to + V-inf” để thể hiện ý muốn một cách lịch sự, xã giao.

Ex: I wish you to become a good teacher. (Tôi chúc bạn trở thành một giáo viên giỏi)

Ex: I wish to speak to your supervisor please. (Tôi muốn nói chuyện với cấp trên của anh)

Ex: I wish to pass the entrance exam. (Tôi ước gì đỗ kỳ thi đầu vào).

→ Trong trường hợp này, chúng ta có thể thay thế “wish” bằng “would like”.

Ex: I would like to speak to Ann = I wish to speak to Ann.

(Tôi muốn nói chuyện với Ann).

Các câu điều ước

1. Câu điều ước loại 1

Trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, để diễn tả sự bực bội, khó chịu trước những gì đang xảy ra ở hiện tại chúng ta thường sử dụng câu điều ước loại 1. Và mong muốn nó có thể thay đổi.

Ex: I wish he would stop smoking here. (Tôi ước anh ấy ngừng hút thuốc ở đây.)

Ex: I wish it would stop raining hard. (Tôi ước trời có thể tạnh mưa.)

2. Câu điều ước loại 2

Câu điều ước loại 2 có ý nghĩa khá giống với câu điều kiện loại 2: diễn tả ước muốn trái với sự thật đang xảy ra ở hiện tại.

Lưu ý:

  • Trong câu điều ước loại 2, động từ chính chia hiện tại phân từ.
  • Riêng động từ tobe, mặc định sử dụng “were” cho tất cả các ngôi.

Ex: I wish I knew your dream. (Tôi ước tôi biết ước mơ của bạn.)

Ex: I wish I were rich. (Tôi ước mình giàu.)

3. Câu điều ước loại 3

Tương tự câu điều kiện loại 3, câu điều ước loại 3 cũng diễn tả những ước muốn trái với sự thật trong quá khứ.

Ex: I wish I hadn’t spent so much money. (Tôi ước tôi đã không sử dung quá nhiều tiền.)

→ Hối hận khi trong quá khứ bản thân đã sử dụng quá nhiều tiền.

Ex: I wish I had seen the film last night. (Tôi ước tôi đã xem bộ phim vào tối qua.)

→ Trường hợp này sử dụng câu điều ước để bày tỏ sự hối hận cho sự bỏ lỡ một bộ phim vào thời gian là tối qua.

Lưu ý: Trong cả 3 cấu trúc câu ước vừa trình bày, bạn có thể sử dụng cấu trúc If only để thay thế. Về mặt ngữ nghĩa chúng ta có thể tạm dịch If only là “giá như, phải chi”. Còn về tính logic, If only được sử dụng thay cho I wish nhằm mục đích nhấn mạnh sắc thái của câu văn và càng không thể thực hiện được.

Ex: If only I had studied hard last night.

(Tôi ước gì tối qua tôi đã học hành chăm chỉ)

Ex: If only I had a car. (Ước gì tôi có một chiếc xe ô tô).

Cách dùng mở rộng của wish

1. Wish dùng chung với would

Wish dùng chung với would tạo thành câu ước với 2 ý nghĩa chính.

1. Dùng để phàn nàn về một thói quen xấu nào đó mà chủ từ cảm thấy khó chịu, bực bội.

Ex: I wish he wouldn’t chew gum all the time.

(Tôi ước anh ấy không nhai kẹo gum trong hầu hết thời gian)

2. Dùng wish đi với would để diễn tả những điều mà chúng ta muốn chúng xảy ra.

Ex: I wish the police would do something about these people.

(Tôi ước cảnh sát sẽ làm gì đó cho những người kia.)

2. Wish và If only

Như đã trình bày ở trên, If only cũng mang nghĩa tương tự như wish và có ý nhấn mạnh hơn. Trong văn nói người ta thường sử dụng if only để làm trọng âm của câu văn.

Ex: If only I had gone home last night. (Tôi ước tôi về nhà vào tối qua.)

Bài tập về cấu trúc wish

Các dạng bài tập về cấu trúc Wish sẽ được cập nhật trong thời gian tới.

Dạng 1: Chia động từ của mệnh đề wish

Dạng 2: Trắc nghiệm về wish

Dạng 3: Tìm lỗi và sửa lỗi

Dạng 4: Viết lại câu có sử dụng cấu trúc wish

Xem thêm→ Mệnh đề quan hệ→ Rút gọn mệnh đề quan hệ→ Mệnh đề danh từ

Trên đây là tất cả kiến thức liên quan đến cấu trúc wish sử dụng trong tiếng Anh. Để học tiếng Anh hiệu quả, ngoài việc tìm tòi kiến thức trên internet thì bạn cần phải trang bị cho mình những cách học thật sự hiệu quả với một lộ trình học phù hợp nhất. Chúc các bạn may mắn và thành công trên con đường mà mình đã lựa chọn.

Tiếng Anh

Cấu trúc Suggest | Cách dùng, công thức & bài tập ♥

Tổng hợp chi tiết về công thức, cách dùng, bài tập và các lưu ý quan trọng về cấu trúc Suggest sử dụng trong văn nói và văn viết.
664

Đối với các bạn học Tiếng Anh chắc hẳn ai cũng đã từng hoặc đang gặp khó khăn với những động từ đặc biệt như Suggest. Sự đặc biệt ở đây chính là cách sử dụng khác với những động từ bình thường trong một câu. Hãy cùng VerbaLearn theo dõi bài viết này để biết tường tận tường cấu trúc suggest và một số cách dùng của động từ đặc biệt này.

Mục lục1.Cách dùng Suggest2.Cấu trúc Suggest thường gặp

Cách dùng Suggest

1. Để đề cập đến một kế hoạch, ý tưởng hay một hành động cho người khác xem xét

Ex: May I suggest a white wine with this dish, Sir?

(Tôi có thể gợi ý một loại rượu vang trắng với món ăn này không, thưa ông?)

Ex: At this juncture , I suggest we take a short break.

(Tại thời điểm này, tôi đề nghị chúng ta nên nghỉ ngơi ngắn.)

2. Để thể hiện một cảm giác hoặc một ý kiến bằng cách gián tiếp và không nói rõ cụ thể

Ex: It is ludicrous to suggest that I was driving under the influence of alcohol.

(Thật ngớ ngẩn khi cho rằng tôi đang lái xe dưới ảnh hưởng của rượu.)

Ex: Both quantum mechanics and chaos theory suggest a world constantly in flux.

(Cả cơ học lượng tử và lý thuyết hỗn loạn cho thấy một thế giới liên tục thay đổi.)

Ex: The Minister established a commission to suggest improvements in the educational system.

(Bộ trưởng thành lập một ủy ban để đề xuất cải tiến trong hệ thống giáo dục.)

Ngoài ra Suggest còn có những cách sử dụng với ngữ nghĩa như: Tiến cử người nào vào chức vụ nào đó, gợi ý gián tiếp hay nói bóng gió, đồ vật nhắc nhở về hành động hay việc làm nào đó.

Cấu trúc Suggest thường gặp

1. Suggest + Cụm danh từ / Danh từ

Tại trường hợp này, đằng sau Suggest thì cụm danh từ hoặc danh từ có vai trò là tân ngữ trong câu. Tân ngữ này có vai trò bổ trợ cho động từ chính là Suggest. Để đề cập, nhắc đến một đối tượng khác thì bạn có thể sử dụng giới từ “to” trong câu.

Ex: Latest statistics suggest the North/South divide is becoming even more pronounced.

(Thống kê mới nhất cho thấy sự phân chia Bắc / Nam đang ngày càng rõ rệt hơn.)

Ex: They brought in an interior designer to suggest colour schemes for the house.

(Họ đã mang đến một nhà thiết kế nội thất để đề xuất cách phối màu cho ngôi nhà.)

Ex: Both quantum mechanics and chaos theory suggest a world constantly in flux.

(Cả cơ học lượng tử và lý thuyết hỗn loạn cho thấy một thế giới liên tục thay đổi.)

2. Suggest + Mệnh đề “That”

Khi đưa ra một ý kiến hoặc một đề xuất nào đó thì cấu trúc Suggest + mệnh đề “that” chính là một cấu trúc quen thuộc nhất. Ngoài ra đối với những tình huống không trang trọng thì người ta còn bỏ từ “that” ra khỏi mệnh đề.

Ex: Teacher suggest you memorize sentences instead of grammar rules!

(Giáo viên đề nghị bạn ghi nhớ câu thay vì quy tắc ngữ pháp!)

Ex: My dad suggest I get a summer job.

(Bố tôi đề nghị tôi nên tìm một công việc mùa hè.)

Cấu trúc này được sử dụng khi bạn muốn khuyên trực tiếp một người hoặc nhóm người nào đó hoặc khi bạn muốn họ làm điều gì đó.

Chú ý: Đối với mệnh đề “that” thì sẽ bao gồm chủ ngữ và động từ. Trong đó động từ ở đây có dạng nguyên mẫu không chia. Dù cho chủ ngữ của nó là he, she hay it thì vẫn là động từ không chia nguyên mẫu nhé!

Ex: Her mom suggests that he study harder…

(Mẹ cô đề nghị anh học chăm chỉ hơn)

Ex: Reports from Chad suggest that rebel forces are advancing on the capital.

(Báo cáo từ Chad cho thấy lực lượng phiến quân đang tiến vào thủ đô.)

Ex: She had the gall to suggest that I might supply her with information about what Steve was doing.

(Cô ấy có sự liều lĩnh khi đề nghị tôi có thể cung cấp cho cô ấy thông tin về những gì Steve đang làm.)

Ex: She suggests I not go out in rainy day.

(Cô ấy đề nghị tôi không đi ra ngoài trong ngày mưa.)

3. Suggest + V-ing

Ex: Surely nobody would suggest turning him out of the house.

(Chắc chắn không ai đề nghị biến anh ta ra khỏi nhà.)

Ex: I suggest proposing a toast to our friendship.

(Tôi đề nghị đề xuất một bánh mì nướng cho tình bạn của chúng tôi.)

Ex: I suggest going out to eat.

(Tôi đề nghị đi ăn.)

4. Suggest + Từ để hỏi

Ex: These pieces of information link up to suggest who the thief was.

(Những mẩu thông tin này liên kết để gợi ý ai là kẻ trộm.)

Ex: Can you suggest how I might contact him?

(Bạn có thể đề nghị làm thế nào tôi có thể liên lạc với anh ta?)

Ex: She is in despair when she comes to me for advice, yet how can I suggest what course she might follow?

(Cô ấy tuyệt vọng khi đến gặp tôi để xin lời khuyên, nhưng làm thế nào tôi có thể đề nghị khóa học nào cô ấy có thể theo?)

Trong những trường hợp nhất định thì bạn sẽ có những cấu trúc Suggest khác nhau để sử dụng. Vì vậy bạn cần ghi nhớ kỹ và rõ ràng từng trường hợp để có thể sử dụng một cách lưu loát nhé! Chúc bạn học tập tốt và đừng quên để lại bình luận dưới bài viết này nếu bạn có thắc mắc.

Tiếng Anh

Câu Tường Thuật | Công thức, cách dùng & bài tập vận dụng

Để tìm hiểu sâu hơn cấu trúc câu tường thuật, VerbaLearn sẽ giới thiệu đến bạn đọc thông qua các phần cấu trúc, lưu ý và một số bài tập áp dụng.
470

Home » Ngữ pháp tiếng Anh

11/04/2021

Câu tương thuật là một trong những loại cấu trúc khá quan trọng trong tiếng anh, giúp người nói dễ dàng thuật lại lời nói của người khác. Để tìm hiểu sâu hơn cấu trúc câu tường thuật, VerbaLearn sẽ giới thiệu đến bạn đọc thông qua các phần cấu trúc, lưu ý và một số bài tập áp dụng.

Mục lục1.Câu tường thuật trong tiếng anh là gì?2.Phân loại các câu tường thuật trong tiếng anh3.Câu tường thuật dạng câu hỏi4.Câu tường thuật dạng câu mệnh lệnh5.Bài tâp về dạng câu tường thuật trong tiếng anh

Câu tường thuật trong tiếng anh là gì?

Tên tiếng anh của loại câu này được biết đến là Reported Speech. Ngữ pháp này được dùng khi người nói muốn thuật lại một cách gián tiếp câu nói, ngôn ngữ của người nào đó. Hay hiểu theo cách đơn giản đó là đi từ hình thức câu trực tiếp (trích dẫn trong dấu ngoặc kép) đưa về câu gián tiếp thông qua sự biểu đạt với hình thức tường thuật.

Phân loại các câu tường thuật trong tiếng anh

Câu tường thuật của câu phát biểu: là loại tường thuật dễ thực hiện nhất với 4 bước cơ bản.

√ Bước 1: Lựa chọn một động từ chính trong câu gián tiếp (có thể là say/tell và ở thể quá khứ là said/told)

Lưu ý: Trong quá trình tường thuật từ câu trực tiếp sang gián tiếp thì thường động từ giới thiệu sẽ ở thể quá khứ, kèm theo đó là có hay không từ “that” đều được.

Ví dụ: Jane said (that) she didn’t follow her plan.

√ Bước 2: Lùi thì phù hợp trong câu tường thuật (thông thường động từ chính sẽ bị lùi 1 thì so với ở câu trực tiếp)

Tường thuật trực tiếpTường thuật gián tiếpSimple present (thì hiện tại đơn)Simple past (thì quá khứ đơn)Present continuous (thì hiện tại tiếp diễn)Past continuous (thì quá khứ tiếp diễn)Simple past (thì quá khứ đơn)Past perfect (thì quá khứ hoàn thành)Present perfect (thì hiện tại hoàn thành)Past perfect (quá khứ hoàn thành)Past perfect (quá khứ hoàn thành)Past perfect (quá khứ hoàn thành)Present perfect continuous (thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn)Past perfect continuous (thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn)Past continuous (thì quá khứ tiếp diễn)Past perfect continuous (thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn)Future (tương lai đơn)Present conditional (Điều kiện ở hiện tại)Future continuous (tương lai tiếp diễn)Conditional continuous (điều kiện tiếp diễn)

Các Modal verbs được đổi như sau:

Can → Could

May → Might

Must → Must / Had to

Còn các Modal verbs như sau thì không được lùi thì: might, could, would, should, ought to.

Đối với trường hợp câu trực tiếp thể hiện một sự thật, một chân lý tự nhiên hay khi động từ chính trong câu tường thuật ở dạng hiện tại (say / tell) thì có thể bỏ qua bước lùi thì này.

Ví dụ:

My mother said: “You are a kind and polite girl.”

My mother said (that) I was a kind and polite girl.

He said to me: “I very love my girlfriend.”

He told me (that) he very loved my girlfriend.

√ Bước 3: Đổi các đại từ chính, đại từ sở hữu, tính từ sở hữu hoặc tân ngữ trong câu trực tiếp sang gián tiếp phù hợp

Trong câu trực tiếpTrong câu tường thuậtĐại từ nhân xưngIHe, sheWeTheyYouI, WeĐại từ sở hữuMineHis, hersOursTheirsYoursMine, OursTính từ sở hữuMyHis, herOurTheirYourMy, OurTân ngữMeHim, herUsThemYouMe, us

Lưu ý: trong trường hợp biến đổi câu nói của chính mình sang câu tường thuật thì bước 3 này sẽ bị bỏ qua.

√ Bước 4: Đổi các trạng từ chỉ nơi chốn và thời gian thích hợp nhất khi biến đổi sang câu tường thuật

Câu trực tiếpCâu gián tiếp hay câu tường thuậtThisThatTheseThoseHereThereNowThen/ at the timeTodayThat dayYesterdayThe day before/ the previous dayThe day before yesterdayTwo days beforeTomorrowThe day after/ the next day/ the following dayThe day after tomorrowTwo days after/ in two days’ timeAgoBeforeThis weekThat weekLast weekThe week before/ the previous weekNext weekThe week after/ the following week/ the next week

Câu tường thuật dạng câu hỏi

1. Dạng câu hỏi trả lời Yes or No (Yes/No question)

Câu dạng này thường được bắt đầu bằng động từ Tobe hoặc trợ động từ (Do/does/did) trong tiếng anh. Vẫn biến đổi bình thường như ở loại câu tường thuật của câu phát biểu. Tuy nhiên cần lưu ý một vài điểm quan trọng.

Khi sử dụng động từ chính trong câu tường thuật là: ask, inquire, wonder, want to know,… +liên từ phù hợp

Có thể làm dễ dàng bằng cách để “If” hoặc “Whether” ngay sau các động từ chính nhằm thể hiện sự hỏi han, nghi vấn là có hay không.

Ví dụ: The boss said: “Do you want to give a presentation?”

The boss asked me if/whether I wanted to give a presentation.

2. Dạng câu hỏi có từ hỏi (Wh-Question)

Đây cũng là dạng câu hỏi như không phải trả lời Yes/No mà đó các từ hỏi cụ thể như What, Who, When, Why,…Tuy vậy nhưng cách thực hiện chuyển đôi vẫn y như cũ, ngoài ra cần lưu ý một số điểm quan trọng:

Phải ghi lại từ hỏi cụ thể khi chuyển sang câu tường thuật (không dùng if/whether thay thế)

Thay đổi các trật tự trong câu hỏi thành câu trần thuật hợp lý.

Ví dụ: Rose said: “When do you visit my hometown again?”

Rose wanted to know when I visited her hometown again.

Câu tường thuật dạng câu mệnh lệnh

Loại câu tường thuật dạng mệnh lệnh ở thể khẳng định

Ví dụ: “ Please cook a meal for me, Mary.” Mary’s boyfriend said

Mary’s boyfriend told her to cook a meal for him.

1. Loại câu tường thuật dạng mệnh lệnh ở thể phủ định

Ví dụ: “Don’t open the window in my room.” Jack said

Jack told me not to open the window in his room.

Ngoài từ told dùng khi tường thuật dạng mệnh lệnh, ban cũng có thể thay đổ sang các từ tương tự như: ask, order, tell, advise, beg, warn, command, remind, instruct,…

2. Loại câu tường thuật dạng câu điều kiện có lời nói gián tiếp

Với câu điều kiện loại 1 diễn tả sự thật hiển nhiên, chân lý thì áp dụng phương pháp chung lùi thì bình thường.

Ví dụ: She said: “If I can study in this school, I will be become a good student.”

She said (that) if she could study in that school, she would be become a good student.

Với câu điều kiện loại 2 và 3 diễn tả một điều không có thật, mong muốn, giả sử thì khi chuyển từ câu trực tiếp sang gián tiếp chỉ cần giữ nguyên không đổi là được.

Ví dụ: “ If I were you, I wouldn’t do that.” My friend said

My friend said if he was me, he wouldn’t do that.

Bài tâp về dạng câu tường thuật trong tiếng anh

Dạng 1: Viết lại đúng các câu sau bằng cách sử dụng cấu trúc câu tường thuật

1. “Please download the information from this file,” the director said to us.

The director told us ………………………………………………………

2. “Where is the cake which I just made?” Her mother asked her.

Her mother asked her where ……………………………………

3. “Which way are you planning to go to the beach?” Mary asked us

Mary asked us which …………………………………………….

4. “Please bring that outfit over here if it has any damage.” the clerk said to Lisa.

The clerk told Lisa………………………………………………………

5. “Don’t come to my house without prior notice.” May’s colleague said to her.

May’s colleague told her ……………………………………………………

6. “Can you do this project best?” My manager told me

My manager told me ………………………………..

7. Jimin’s girlfriend said, “My boyfriend is a very polite and courteous person so I love him very much.”

Jimin’s girlfriend said that ……………………………………..

8. “Is there any restroom nearby?” the customer asked me.

The customer asked me ………………………………..

9. Jenny said to him: “Please lend me your car to carry this cargo to the train station because my dad needs it right now.”

Jenny asked him …………………………..

11. “Don’t stay up late, Jisoo,” Jisoo’s mother said to her.

Jisoo’s mother told her ……………………………..

12. “Tim, did you see the water bottle which I just bought?” Tim’s roommate asked.

Tim’s roommate asked him ………………………………………………

13. “Don’t do anything worse, Jane.” Jane’s brother said to her.

Jane’s brother told her …………………………………….

14. She said: “I’ll take you to school tomorrow, Jack.”

She told Jack…………………………………….

15. “If you accept to take this survey, we will give you a discount coupon.” The seller said to us.

The seller told us …………………………………………………………..

16. “What do you plan to buy for your girlfriend’s birthday?” Tom asked me

Tom asked me ……………………………………………………………

17. “I will get back to you as soon as possible,” the clerk said to him.

The clerk told him …………………………………………….

18. “Can I borrow your phone, Mina?” Mina’s colleague asked her

Mina’s colleague asked her ……………………………………

19. “I want lots of people to come to my birthday party.” My brother said to me

My brother told me ………………………………………………………….

20. “Don’t drink that glass of water because it’s brandy.” Lisa’s boyfriend said to her.

Lisa’s boyfriend told her ………………………………………………….

21. “How long are you planning to study in Australia?” my roommate asked

My roommate asked me …………………………………………………

22. “Are you planning to go to school by train?” Britian’s mother asked him

Britian’s mother wanted to know………………………………………………

23. “Don’t turn on the indoor heater when nobody is there.” March’s mother said

March’s mother told him …………………………………………………….

24. “Will you come to the concert to see my show?” my neighbor asked me

My neighbor invited me …………………………………………………

25. “Don’t drive when you’re on the phone.” Mary’s father said to her.

Mary’s father told her …………………………………………….

26. “Did the doctor come to see you yesterday?” My mother asked

My mother asked me…………………………………………..

27. “Don’t step on the grass.” the neighbor said to me

The neighbor told me ……………………………

28. “What do you want to cook for breakfast, mommy?” Kate asked

Kate asked her mother …………………………….

29. “Can I use your computer, Peter?” Peter ‘s sister asked him

Peter’s sister asked him …………………………………..

30. “Why didn’t I have my name on the record?” The customer asked

The customer wondered…………………………………………..

31. “You has better do well everything that your boss requested, Anna.” John said.

John advised Anna ………………………………………………………..

Đáp án

1. The director told us to download the information from that file.

2. Her mother asked her where the cake was which she just had made.

3. Mary asked us which way we were planning to go to the beach.

4. The clerk told Lisa to bring that outfit over there if it had any damage.

5. May’s colleague told her not to come to her house without prior notice.

6. My manager told me if I could do that project best.

7. Jimin’s girlfriend said that he was a very polite and courteous person so she loved him very much.

8. The customer asked me if there any restroom nearby was.

9. Jenny asked him to lend her his car to carry that cargo to the train station because her dad needed it right then.

10. Jisoo’s mother told her not to stay up late.

11. Tim’s roommate asked him if he had seen the water bottle which she had just bought.

12. Jane’s brother told her not to do anything worse.

13. She told Jack that she would take him to schook the next day.

14. The seller told us they would give us a discount coupon if we accepted to take that survey.

15. Tom asked me what I planned to buy for my girlfriend’s birthday.

16. The clerk told him that she would get back to him as soon as possible.

17. Mina’s colleague asked her if she could borrow her phone.

18. My brother told me that he wanted lots of people to come to his birthsay party.

19. Lisa’s boyfriend told her not to drink that glass of water because it was brandy.

20. My roommate asked me how long I was planning to sudy in Australia.

21. Britian’s mother wanted to know if he was planning to go to school by train.

22. March’s mother told him not to turn on the indoor heater when nobody was there.

23. My neighbor invited me to come to the concert to see her show.

24. Mary’s father told her not to drive when she was on the phone.

25. My mother asked me if the doctor had come to see me the day before.

26. The neighbor told me not to step on the grass.

27. Kate asked her mother what she wanted to cook for breakfast.

28. Peter’s sister asked him if she could use his computer.

29. The customer wondered why he hadn’t had his name on the record.

30. John advised Anna to do well everything that her boss had requested.

Tiếng Anh

Cấu trúc Used to / Be Used to / Get Used to & bài tập

Verbalearn sẽ giúp bạn hiểu toàn bộ các cấu trúc liên quan đến used to và mở rộng như be used to, get used to và bài tập ứng dụng.
505

Các cấu trúc sử dụng với động từ use như used to/ be used to/ get used to trong tiếng Anh trong tiếng anh đều chỉ việc làm quen với hành động, vấn đề nào đó nhưng với mỗi loại lại được sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau vì thế đôi khi sẽ dẫn tới sự nhầm lẫn khi các em chưa thực sự nắm rõ cách dùng của chúng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những kiến thức chi tiết, rõ ràng về cấu trúc used to / be used to / get used to trong tiếng Anh.

Mục lục1.Used to là gì?2.Cấu trúc Used to3.Cách sử dụng của cấu trúc Used to4.Các dạng câu có Used to5.Cấu trúc Be used to6.Cấu trúc Get used to

Used to là gì?

Used to theo nghĩa tiếng Việt tức là từng làm, từng quen với việc gì trong đó động từ Use được chia quá khứ cho thấy việc làm này xảy ra ở quá khứ. Used to là cấu trúc dùng trong tiếng Anh, được tạo ra để làm ngắn gọn câu văn mà ý nghĩa không thay đổi, ý chỉ việc mà bạn từng làm trong một khoảng thời gian nào đó trong quá khứ nhưng hiện tại không còn nữa.

Ex:Tom used to play tennis a lot but now he doesn’t play tennis very much.

(Tom từng chơi tennis rất nhiều nhưng hiện tại anh ấy không còn chơi nhiều như vậy)

Used to là gì?

→ Tức là trong một khoảng thời gian trong quá khứ Tom chơi tennis rất nhiều nhưng đến thời điểm hiện tại được xét trong câu văn thì thói quen này không còn được duy trì nữa.

Cấu trúc Used to

Cấu trúc Used to tổng quát theo ba loại câu chính mà chúng ta cần phải nắm vững cấu trúc của nó:

1. Với câu khẳng định: S (chủ ngữ) + Used to + do O (tân ngữ)

Ex: We used to live in a small village three years ago.

(Chúng tôi từng sống ở một ngôi làng nhỏ vào ba năm trước).

2. Với câu phủ định: S didn’t ( did not) + use to + do O ( lưu ý, ở câu phủ định Used to chia như bình thường, không phải trường hợp đặc biệt)

Ex: Jack didn’t use to go out very often until he met Lee

(Jack đã không từng đi ra ngoài thường xuyên cho tới khi anh ta gặp Lee)

3. Với câu nghi vấn: Did S use to do O ?

Answer:

Ex: Did you use to eat a lot of sweets when you were a child ? ( Bạn thường ăn nhiều kẹo khi bạn còn là một đứa trẻ phải không ?)

  • Yes, I did ( Đúng vậy, tôi đã từng)
  • No, I didn’t ( Không, tôi không có)

Cách sử dụng của cấu trúc Used to

Cấu trúc Used to thường đi với động từ thường để chỉ ra một vài thói quen hoặc tình trạng trong quá khứ mà đến hiện tại đã chấm dứt. Còn cụ thể như thế nào thì chúng ta cần phải xem xét kĩ lưỡng hơn trong các mục dưới đây để có thể nắm vững kiến thức của phần này.

1. Used to + Vo → Thói quen quá khứ

Cấu trúc trên dùng để diễn tả một hay nhiều thói quen (Hoặc việc làm thường xuyên lặp lại liên tục) diễn ra trong quá khứ nhưng đến hiện tại thói quen (việc làm) này không còn được duy trì/ diễn ra nữa. Thường thì ngữ cảnh trong câu sẽ giúp bạn đọc dễ dàng xác định được.

Ex: Tom used to travel a lot. These day he doesn’t go away every often

(Tom từng rất hay đi du lịch nhưng dạo này anh ấy không thường xuyên đi xa).

Used to + Vo → Thói quen quá khứ

2. Used to + Vo → Để chỉ tình trạng / trạng thái trong quá khứ

Không chỉ sử dụng để nói về thói quen trong quá khứ mà Used còn được dùng để nói đến các tình huống, các trạng thái trong quá khứ mà hiện tại thì không còn nữa. Để dễ hiểu hơn thì chúng ta cùng xét ngay ví dụ dưới đây:

Ex: The building is a now a furniture shop. It used to be a cinema.

(Tòa nhà này bây giờ là một cửa hàng bán đồ nội thất. Trước đây, nó từng là một rạp chiếu phim)

Note: Used to luôn luôn nói về các hành động từng xảy ra trong quá khứ không có hình thức hiện tại.

Ex: Ann used to drink coffee (not Ann uses to drink coffee)

Với các hành động diễn ra ở hiện tại, sử dụng trực tiếp hiện tại đơn, mặc dù hiệu quả sử dụng không cao như Used to

Ex:

  • Past: He used to smoke (anh ta từng hút thuốc)
  • Present: He smoke (anh ta hút thuốc) cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa hiện tại và quá khứ.

Các dạng câu có Used to

Cũng tương tự như trong một quá trình học cấu trúc của 12 thì trong tiếng anh. Used to cũng được chia thành 3 dạng câu phổ biến: Câu khẳng định, câu phủ định và câu nghi vấn. Để bạn đọc dễ hiểu hơn thì mình đã chia ra thành 3 phần như sau:

1. Dạng câu hỏi của cấu trúc Used to

Form: Did (not) S used to V ?

Ex: Did you use to play badminton very often? ( Bạn đã từng chơi cầu lông thường xuyên ?)

2. Dạng câu phủ định của cấu trúc Used to

Form: S + did (not) use to V.

Ex: When I was a child, I didn’t use to play computer games

( Khi tôi là một đứa trẻ, tôi chưa từng chơi điện tử).

Dạng câu phủ định của cấu trúc Used to

→ Bạn đọc thắc mắc rằng không có dạng phủ định phải không nào? Đơn giản vì dạng phụ định tôi đã nói khá rõ ràng ở các kiến thức phía trên rồi nhé. Bao gồm cả cách dùng và ý nghĩa cho từng phần. Tạm gác lại cấu trúc Used to đơn thuần, chúng ta cùng tìm hiểu một số cấu trúc được gọi là phần nâng cao, mở rộng.

Cấu trúc Be used to

Tương tự như cấu trúc used to, chúng ta cũng có thể tìm hiểu cấu trúc Be used to thông qua một số mục nhất định được liệt kê dưới đây.

1. Công thức: S + be (not) used to Ving / something + O

Với các thì hiện tại, be chia theo ( is/ am/ are), thì quá khứ chia thành ( was/were), thì hoàn thành (had been), tùy vào ngôi được sử dụng trong câu văn mà chia cho phù hợp.

Ex: She is used to driving on the left

(Cô ấy quen với việc lái xe bên trái)

Ex:She wasn’t used to driving on the left.

(Cô ấy không quen với việc lái xe bên trái).

2. Cách dùng

  • Sử dụng Be used to Ving để diễn tả một hành động ban đầu còn mới mẻ nhưng lâu dần điều đó trở nên quen thuộc, không còn lạ lẫm gì nữa.

Ex: Frank is used to living alone ( Frank quen với việc sống một mình) tức là trước đó việc sống một mình với Frank là chưa từng xảy ra trước đó, trong quá khứ nhưng tính đến thời điểm ở hiện tại thì Frank đã quen với lối sống như vậy.

→ Có phải bạn đang thắc mắc rằng tại sao sử dụng Ving mà không phải là Be used to V? Mình xin được giới thiệu đơn giản như sau. Cụm be used to là một phần của giới từ chứ không phải là một phần của động từ nguyên mẫu, mà sau giới từ động từ biến đổi thành dạng Ving. Chính vì thế không nên nhầm lẫn giữa việc chia V hay Ving.

Ex: He is used to having no money

(Anh ấy quen với việc không có tiền) không nói → He is used to have no money.

Cấu trúc Be used to

Cấu trúc Get used to

Mình cũng hướng dẫn cấu trúc Get used to đến các bạn thông qua cấu trúc, cách dùng và một vài ví dụ cơ bản nhé:

1. Cấu trúc: S + get used to Ving/ something

Ex: John had to get used to the weather in this country. ( John đã phải làm quen với khí hậu của nơi đây)

Lily had to get used to living in a smaller house ( LiLy đã phải quen với việc sống trong ngôi nhà nhỏ hơn)

2. Cách dùng

Cách dùng của cấu trúc Get used to tương tự với cấu trúc Be used to, đều dùng để chỉ hành động vốn lạ lẫm tại một thời điểm nào đó trong quá khứ nhưng tính đến thời điểm ở hiện tại hành động, sự việc ấy đã trở nên quen thuộc.

→ Lưu ý: Cả Be used to / Get used to không thể sử dụng để thay thế cho cấu trúc Used to. Bởi hai cấu trúc này khác nhau về mặt ngữ nghĩa và về cả cách dùng. Nếu như Used to nói đến hành động vốn quen thuộc tại một thời điểm trong quá khứ hiện tại thì không còn thì be/get used to lại ám chỉ hành động lạ lẫm trong quá khứ hiện tại thì trở nên quen thuộc. Chính vì thế ta không thể sử dụng cấu trúc Used to cho thì hiện tại.

Ex: These day I usually stay in bed until late. But when I had a job, I used to get up early

(Những ngày gần đây tôi thường thức dậy rất muộn nhưng trước đây khi có công việc tôi dậy sớm).

Cấu trúc Get used to

Điều này khác với

When I didn’t have a job, I stayed in bed until late so getting up early was so difficult for me. But now, I get used to getting up early

(Khi không có việc tôi ngủ dậy rất muộn nhưng giờ đây tôi quen với việc dậy sớm).

→ Đọc ví dụ kia xong chắc hẳn bạn đã hiểu điều mà mình muốn truyền đạt rồi phải không nào. Giờ thì chúng ta cùng tìm hiểu qua một số bài tập của các cấu trúc có chứa cụm từ Used to để có thể ghi nhớ rõ hơn và hiểu sâu sắc hơn công thức phần này nào.

Trên đây là toàn bộ các kiến thức mà mình gửi đến các bạn của chủ đề liên quan đến cấu trúc Use to, be used to và get used to. Hy vọng rằng bài viết trên có thể mang lại cho bạn thật nhiều kiến thức về chủ đề này. Hãy ủng hộ VerbaLearn bằng cách bình luận những gì bạn không hiểu hoặc chưa hiểu rõ về chùm kiến thức này nhé.

Tiếng Anh

Cấu trúc Spend time và bài tập có đáp án chi tiết

Trong tiếng Anh thường sử dụng cấu trúc Spend time để diễn tả mong muốn dành bao nhiêu thời gian, hay tiền bạc công sức để làm việc.
689

Home » Ngữ pháp tiếng Anh

11/04/2021

Trong tiếng Anh, chúng ta thường sử dụng cấu trúc Spend time để diễn tả mong muốn dành bao nhiêu thời gian, hay tiền bạc công sức để làm một việc gì đó. Cấu trúc spend time là điểm ngữ pháp tiếng Anh quan trọng có thể áp dụng trong bài viết Writing IELTS một cách linh hoạt để có thể nâng cao thang điểm hoặc có thể dùng trong giao tiếp tiếng Anh hằng ngày. Trong bài viết này sẽ cung cấp đến bạn chi tiết về cấu trúc Spend time về cách dùng cũng như so sánh những từ hay nhầm lẫn với Spend.

Mục lục1.Cấu trúc Spend trong tiếng Anh?2.Cách viết lại câu với cấu trúc Spend3.Thành ngữ sử dụng với Spend4.So sánh spend và take5.Bài tập sử dụng cấu trúc Spend6.Đáp án bài tập vận dụng

Cấu trúc Spend trong tiếng Anh?

1. Cách dùng Spend

Cấu trúc Spend dùng để chỉ khoảng thời gian đã sử dụng, dành ra, tiêu tốn thời gian để làm việc gì đó. Cấu trúc Spend còn được gọi với cái tên “cấu trúc dành thời gian để làm gì”.

2. Cấu trúc Spend trong tiếng Anh

Cấu trúc: S + spend + time/money + V-ing

→ Spend dùng để diễn tả việc tiêu tốn tiền vào một việc nào đó.

Eg. Spend something I’ve spent all my money already.

→ Mà tôi đã tiêu hết tiền rồi.

Eg. Spend something on something/on doing something She spent $100 on a new dress.

→ Cô ấy đã chi 100 đô la cho một chiếc váy mới.

Eg. Spend (something doing something) The company has spent thousands of dollars updating their computer systems.

→ Công ty đã chi hàng ngàn đô la cập nhật các hệ thống máy tính của họ.

Eg. I just can’t seem to stop spending.

→Tôi dường như không thể ngừng chi tiêu.

Eg. He spends a lot of time cleaning her classroom.

→ Anh ấy dành rất nhiều thời gian để dọn dẹp phòng học của mình.

Eg. My father spent years building up him collection.

→ Bố của tôi đã dành nhiều năm để xây dựng lên bộ sưu tập của ông ấy.

Eg. We have spent $69 million raising funds for charity.

→Chúng tôi dành 69 tỷ đô để gây quỹ từ thiện

Cấu trúc spend time và spend money

3. Cách sử dụng các cấu trúc Spend

Cấu trúc: S + Spend + time/money + on + N/something + …

→ Người nào đó dành ra bao nhiêu thời gian, tiền bạc vào một thứ gì đó.

ExampleKen spends 3 hours on her homework.

Cấu trúc: S + Spend + time/money + (on) + Doing…

→ Người nào đó dành ra bao nhiêu thời gian, tiền bạc để làm việc nào đó.

ExampleJim spends a lot of money repairing his car.ExampleWe spend three hours cleaning our house

Chú ý: Spend chia động từ theo thời của câu và theo chủ ngữ đứng phía trước.

Cách viết lại câu với cấu trúc Spend

Một số cách sử dụng cấu trúc Spend time trong tiếng Anh.

Cách viết lại câu với cấu trúc Spend

1. Viết lại câu từ Spend sang Waste

Spend = Waste = tiêu tốn

Cấu trúc: S + Spend + time/money + (on) + Ving/N…

→ S + Waste + time/money + (on) + Ving/N…

E.g. I spend a lot of time on day – dreaming.

→ Tôi dành rất nhiều thời gian để mơ mộng.

E.g. I waste a lot of time on day – dreaming.

→ Tôi tốn rất nhiều thời gian để mơ mộng.

2. Viết lại câu từ Spend sang It take

Cấu trúc: S + Spend + time/money + Ving/N…

→ It takes + somebody + time/money + to Vinf…

E.g. She spent hours trying to repair the car.

→ Cô ấy đã dành nhiều giờ để cố gắng sửa chữa chiếc xe.

E.g. It took her hours to try to repair the car.

→ Cô ấy đã dành nhiều giờ để cố gắng sửa chữa chiếc xe.

3. Một số cấu trúc khác của Spend

Cấu trúc: S + Spend + something + Ving + something…

E.g. My parents spent about $500 rebuilding the house.

→ Bố mẹ của tôi đã dành khoảng 500 đô để sửa chữa lại ngôi nhà.

Cấu trúc: S + Spend + something + on + something…

E.g. Tom is spending more on clothings than he used to.

→ Tom đang dành rất nhiều cho quần áo hơn trước kia.

Chú ý: Sau 2 cấu trúc trên của Spend có thể đi kèm sau đó là “with someone”.

Cấu trúc spend time đi với V_ing

Thành ngữ sử dụng với Spend

Cấu trúc: Spend the night with somebody

E.g. My daughter’s spending the night with a friend.

→ Con gái tôi dành cả đêm qua với một người bạn.

Cấu trúc: Also spend the night together

→ Cùng qua đêm với nhau

Cấu trúc: To stay with someone for a night.

→ Ở lại với ai đó trong một đêm.

So sánh spend và take

Cấu trúc khác của Spend: Spend itself = stop (dừng lại)

E.g. Fortunately, the tsunami finally spent itself.

→ May mắn thay, cơn sóng thần đã dừng lại.

Cấu trúc It takes

Có 2 cách sử dụng cấu trúc It takes:

  • Để chỉ khối lượng thời gian cần thiết đối với bất kỳ ai để thực hiện, hoàn thành công việc nhất định. Khối lượng thời gian đó có thể là ước chừng hoặc là con số cụ thể.
  • Để chỉ khối lượng thời gian cần thiết đối với một đối tượng cụ thể để thực hiện, hoàn thành công việc nhất định.

Cấu trúc: It takes/ took (sb) + time + to V

→ Ai đó dành/mất bao nhiêu thời gian để làm việc gì.

E.g.

  • It takes years to learn to play guitar. – Cần nhiều năm để học chơi guitar.
  • It took me one hour to cook. – Tôi dành một giờ để nấu ăn.
  • It takes Jill 10 minutes to put on her makeup. – Jill dành 10 phút để makeup.
  • It takes us 30 minutes to walk to school. – Chúng tôi mất 30 phút để đi tới trường.

Cấu trúc spend và take trong tiếng Anh

Bài tập sử dụng cấu trúc Spend

Bài tập 1: Khoanh tròn vào đáp án đúng

1. My father often … 8 hours a day working in the factory.

A. Spends

B. Spent

2. You should not … The whole day on computer games.

A. To waste

B. Waste

3. Jim spends a little time … His homework.

A. On

B. In

4. Girls often waste hours … Buying one pair of shoes.

A. On

B. In

5. How long did you spend on …?

A. Doing your housework

B. To do your housework

6. My sister always … Money on clothes.

A. Waste

B. Wastes

Bài tập 2: Viết lại câu sử dụng cấu trúc phù hợp

1. We often spend 30 minutes reviewing our lesson before class.

2. I spend two hours doing my homework everyday.

3. It takes Jess 30 minutes to remove her makeup everyday.

4. I spent one hour and 40 minutes watching the “EXIT” movie in the cinema.

5. They used to walk to school in half an hour.

6. Son Naeun spent 5 days visiting Danang.

7. She spends 20 minutes washing her dog every week.

Bài tập 3: Hoàn thành những câu sau sử dụng Spend/Spend time/Spend money

1. At the same time, credit card companies and hire purchase outfits are queuing up to let us _____ we don’t have yet.

2. It’s not like me or my friends ever had any real money to _____ at the mall.

3. Corporate America’s reluctance to _____and hire has been the biggest drag on this lackluster recovery.4.

4. The ten celebrities will _____ two weeks in Australia surviving on rice and water.

5. The average _____per child is continuing to rise year-on-year.

6. The total _____ on both the games and the advertising for the Third Place campaign is around €3 million.

7. Most of its advertising _____ goes to local newspapers, much of it in Britain, and to local radio stations.

8. We had an average _____ of 500 euro per year on new books

9. People who _____ that much money are looking for a return on their investment.

10. It’s not just a matter of how much money you _____ on a film.

11. This has been achieved by increasing customer numbers and their average _____ .

12. Health Boards around the country lowered their advertising _____ by up to 50 per cent in recent months in order to trim costs.

13. We _____ a lot of energy trying to be in fashion

14. By now there should be nobody who doesn’t agree that how much money we _____ per pupil makes a difference.

15. ‘They _____ a lot of time with Bradley and I just filled up when they told me what they were doing,’ she said.

16. Being a board member of our local animal shelter, I know that much of the money we _____ on vet services goes to vaccinations.

17. Moreover, the average _____ by overseas visitors in the county is significantly less than in other regions.

18. They hire their own publicity people and they go out and _____ on their own too.

19. I’d _____ whatever money I had to hire investigators to come down, to follow people, to look at every lead they have.

20. On the weekends, whenever I got paid I would _____ all my money in the bar.

21. So adults had more money to _____ on goods and services and invest in their families’ education.

22. Microsoft group marketing manager Nick McGrath likens the _____ to the amount used in launching a new car.

23. Our hope is that we don’t have to actually _____ all the money.

24. Last week the town council passed a motion to _____ a day picking up litter around the town.

25. The Government also spent less per person on health in 2001 than the average _____ of 30 countries surveyed in the report.

26. This still amounts to an aggregate _____ of several million.

27. The company carefully monitors the effectiveness of its advertising _____ and monitors the sites from which punters travel to place bets.

28. While some complaint of London prices, the average _____ is around £30, all in.

29. Advertising _____ all but dried up over July and August.

30. The directories secure seven percent of the advertising _____ in Ireland.

Đáp án bài tập vận dụng

Đáp án bài tập 1

1. A

2. B

3. A

4. B

5. A

6. B

Đáp án bài tập 2

1. It takes us 30 minutes to review our lesson before class.

2. It takes me two hours each day to do my homework.

3. Jess spends 30 minutes removing her makeup every day.

4. It took me one hour and 40 minutes to watch the “EXIT” movie in the cinema.

5. It took them half an hour to walk to school.

6. It took Son Naeun 5 days to visit Danang.

7. It took her 20 minutes to wash her dog every week.

Đáp án bài tập 3

1. At the same time, credit card companies and hire purchase outfits are queuing up to let us spend money we don’t have yet.

2. It’s not like me or my friends ever had any real money to spend at the mall.

3. Corporate America’s reluctance to spend and hire has been the biggest drag on this lackluster recovery.4.

4. The ten celebrities will spend two weeks in Australia surviving on rice and water.

5. The average spend per child is continuing to rise year-on-year.

6. The total spend on both the games and the advertising for the Third Place campaign is around €3 million.

7. Most of its advertising spend goes to local newspapers, much of it in Britain, and to local radio stations.

8. We had an average spend of 500 euro per year on new books

9. People who spend that much money are looking for a return on their investment.

10. It’s not just a matter of how much money you spend on a film.

11. This has been achieved by increasing customer numbers and their average spend.

12. Health Boards around the country lowered their advertising spend by up to 50 percent in recent months in order to trim costs.

13. We spend a lot of energy trying to be in fashion

14. By now there should be nobody who doesn’t agree that how much money we spend per pupil makes a difference.

15. ‘They spend a lot of time with Bradley and I just filled up when they told me what they were doing,’ she said.

16. Being a board member of our local animal shelter, I know that much of the money we spend on vet services goes to vaccinations.

17. Moreover, the average spend by overseas visitors in the county is significantly less than in other regions.

18. They hire their own publicity people and they go out and spend money on their own too.

19. I’d spend whatever money I had to hire investigators to come down, to follow people, to look at every lead they have.

20. On the weekends, whenever I got paid I would spend all my money in the bar.

21. So adults had more money to spend on goods and services and invest in their families’ education.

22. Microsoft group marketing manager Nick McGrath likens the spend to the amount used in launching a new car.

23. Our hope is that we don’t have to actually spend all the money.

24. Last week the town council passed a motion to spend a day picking up litter around the town.

25. The Government also spent less per person on health in 2001 than the average spend of 30 countries surveyed in the report.

26. This still amounts to an aggregate spend of several million.

27. The company carefully monitors the effectiveness of its advertising spend, and monitors the sites from which punters travel to place bets.

28. While some complaints about London prices, the average spend is around £30, all in.

29. Advertising spent all but dried up over July and August.

30. The directories secure seven percent of the advertising spend in Ireland.

Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong bài viết Cấu trúc spend time + to v/ Spend time Ving + Bài tập có đáp án cho điểm ngữ pháp này. Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu và sử dụng đúng cấu trúc Spend time trong tiếng Anh, đặc biệt là các bạn đang trong thời gian ôn thi IELTS.

Tiếng Anh

Có file PDF kèm ảnh

Cách viết thư confirm bằng tiếng anh theo cấu trúc rõ ràng. Một vài mẫu thư confirm theo ngữ cảnh phổ biến trong tiếng anh.
486

Email là công cụ chuyên nghiệp nhất để liên lạc với khách hàng hoặc đối tác. Email giúp cung cấp đầy đủ thông tin, không ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng như gọi điện thoại. Tuy nhiên, một nhược điểm chính là viết email cũng cần phải có những kỹ năng nhất định. Bài viết hôm nay, Verbalearn sẽ trình bày đến bạn đọc cách viết thư xác nhận và một số mẫu thư confirm bằng tiếng Anh thông dụng trong tiếng anh thương mại.

Mục lục1.Giải đáp ý nghĩa thư confirm2.Lưu ý khi viết một mẫu thư confirm bằng tiếng anh3.Các bước để viết một mẫu thư xác nhận bằng tiếng anh4.Các bước đọc và sửa thư5.Kết luận

Giải đáp ý nghĩa thư confirm

Confirm là một thuật ngữ quen thuộc sử dụng trong tiếng anh thương mại, một số ý nghĩa chủ đạo của confirm:

  • Xác nhận, chứng thực
  • Thừa nhận, phê chuẩn
  • Củng cố, làm vững chắc

Confirm Email là việc mà bạn tiến hành trả lời một email để xác định một thông tin nào đó với các đối tác bên còn lại. Việc xác nhận có thể bằng văn bản đồng ý, không đồng ý hoặc theo một chiều hướng cụ thể. Các văn bản thư Confirm được sử dụng khá nhiều trong tiếng anh công sở, do đó bạn cần học cách viết mẫu thư này một cách thuần thục nhất, tránh các lỗi sai đáng tiếc. Ở bài viết này, bạn sẽ được tìm hiểu các cách để cho ra lò một email confirm hoàn chỉnh.

Lưu ý khi viết một mẫu thư confirm bằng tiếng anh

Những lưu ý dưới đây mang tính cơ bản, đơn giản nhưng luôn đảm bảo rằng đầy đủ tính chuyên nghiệp nếu bạn làm theo một cách chỉnh chu. Thư confirm tuy có nội dung không nhiều nhưng đủ để đối tác có thể đánh giá thái độ làm việc của bạn qua từng câu từ.

1. Mở đầu email rõ ràng

Không chỉ riêng thư Confirm mà hầu hết các mẫu thư điện tử đều cần phải có một mở đầu ngắn gọn, rõ ràng. Sự chuyên nghiệp và thái độ của người viết thư sẽ thể hiện rõ ràng nhất ở ngay phần này. Phần này bạn nên đề cập thời gian, địa điểm cụ thể. Đây là phần nội dung quan trọng nhất của phần đầu email. Ví dụ về phần mở đầu email:

2. Nội dung cần mang tính nhắc nhở

Để bức thư mang tính nhắc nhở thì phần thời gian và địa điểm cần phải rõ ràng. Đây là cách tốt nhất khi bạn muốn biến một email thành một lời nhắc nhở có chủ đích. Ngoài ra, bạn có thể thêm một vài từ ngữ có tính hối thúc vào bức thư, thông thường là các động từ.

3. Ngắn gọn nhưng đầy đủ ý

Nhiều bạn có xu hướng viết đây đủ chi tiết trình bày cặn kẻ trong email, tuy nhiên điều này đôi khi khiến cho email trở nên quá dài dòng và có nhiều thông tin dư thừa không cần thiết làm mất đi tính chuyên nghiệp của email. Do đó, email confirm cần phải ngắn gọn nhưng truyền đạt được đầy đủ các ý tưởng đến người nhận email.

4. Không nên viết quá dài dòng

Một email quá dài sẽ khiến cho người đọc bị mất tập trung và không hứng thú với các nội dung chính. Thay vì dùng lối văn vòng vo, bạn nên đi thẳng vào vấn đề chính. Chẳng hạn nếu bạn muốn viết email để xác nhận một cuộc hẹn thì có thể trình bày như sau:

Email confirm xác nhận cuộc hẹn

5. Viết theo một Format nhất định

Một email hoàn chỉnh cần được viết và tuân thủ theo đúng một Format nhất định. Điều này không chỉ giúp email của bạn trở nên chuyên nghiệp mà còn hạn chế được các lỗi sai không đáng có. Tuy nhiên, nếu bạn có nhiều kinh nghiệm trong việc viết email thì cũng có thể biến tấu một chút phù hợp với phong cách và ngữ cảnh đang diễn ra, điều này sẽ để lại ấn tượng cho người đọc email.

Dù viết theo Format nào thì cũng phải đảm bảo được các yếu tố bắt buộc như ngày giờ, lời chào, thân bài và phần kết luận. Đừng để xảy ra trường hợp một email dài nhưng người đọc lại cảm thấy thiếu những nội dung mà đáng lẽ nó phải có. Dưới đây là một format email chuẩn để xác nhận cuộc hẹn:

Email confirm cuộc hẹn

Các bước để viết một mẫu thư xác nhận bằng tiếng anh

1. Sử dụng giấy có in sẵn logo công ty

Sử dụng giấy in logo của công ty giúp lá thư trở nên trang trọng và thể hiện đây là văn bản chính thức của công ty. Trong trường hợp là thư điện tử, bạn vẫn có thể sử dụng phương pháp trên bằng các chế độ soạn thảo khác nhau trên email.

Trên phần lời chào đầu tiên của thư, bạn cần chú ý ghi rõ ràng các điểm sau: Tên của người nhận, chức vụ, phòng ban hoặc là tên công ty, địa chỉ công ty nơi người nhận đang công tác. Bạn cần lưu ý các điểm sau:

  • Thư cá nhân gửi cho công ty vẫn phải theo hình thức thương mại
  • Địa chỉ của bạn và ngày tháng ở lề trái hoặc canh dọc lề phải
  • Cách một dòng sẽ đến phần nhận người lệ lề trái

2. Lời chào thư phù hợp

Lời chào phù hợp theo từng đối tượng, ngữ cảnh sẽ đảm bảo được tính trang trọng của bức thư. Thông thường bạn dùng cấu trúc Dear + Mr, Mrs, Mss,.. + tên người nhận thư. Phần này có một vài lưu ý như sau:

  • Dùng tên cho người Việt Nam và dùng họ cho người nước ngoài
  • Chỉ dùng Mrs cho người phụ nữ chắc chắn đã kết hôn.
  • Thư confirm bình thường có thể dùng tên người nhận

3. Xác nhận thông tin đã thỏa thuận

Ở phần này, bạn cần nhắc lại rõ ràng vấn đề cần được nói đến trong thư. Bạn cần làm rõ được các vấn đề về thời gian, địa điểm và trình bày sắp xếp các thông tin cụ thể, logic. Một số mẫu câu thường dùng như:

I am writing to confirm….

→ Tôi viết thư này để xác nhận…

I would like to confirm….

→ Tôi muốn xác nhận…

This letter is to confirm…

→ Lá thư này được viết để xác nhận…

I am happy to confirm

→ Tôi vui mừng xác nhận…

I was pleased to receive…

→ Tôi rất vui khi nhận được…

4. Đề cập đến một số nội dung khác

Ngoài việc đi thẳng vào vấn đề cần xác nhận, bức thư này bạn có thể đưa thêm một số nội dung khác như: thỏa thuận tiền bạc, điều khoản công ty hay một nội dung nào đó có ảnh hưởng. Tuy nhiên cần chú ý như sau:

  • Cần nhắc lại điều khoản thỏa thuận giữa hai bên để tránh gây hiểu nhầm.
  • Có thể nói rõ yêu cầu xác nhận bằng email hoặc điện thoại hoặc văn bản
  • Thư xác nhận còn có thể coi là một loại thư lưu trữ nhằm mục đích bảo vệ khi xảy ra tranh chấp

5. Yêu cầu trao đổi thêm

Cuối thư, bạn có thể ghi thêm dòng để người nhận có thể trao đổi thêm với bạn trong trường hợp cần thiết. Nội dung này thường được bắt đầu bằng một số mẫu câu như sau:

Please inform me if you need additional information ….

→ Vui lòng cho chúng tôi biết nếu bạn cần thêm thông tin

Please respond if you need to add ….

→ Vui lòng cho chúng tôi biết nếu bạn cần bổ sung …

6. Lời cảm ơn dành cho người nhận

Trước khi vào phần kí tên, bạn có thể sử dụng một số cụm từ mang phong cách cảm ơn như sau:

  • Thank you (Cảm ơn)
  • Sincerely / Regards / Respectfully (Trân trọng)

Lưu ý: Trong phần kí tên đối với email thương mại, bạn nên dùng đầy đủ tên của mình.

Các bước đọc và sửa thư

1. Đọc và sửa thưa xác nhận

Viết email, thư văn bản hay bất kì loại nào thì bước đọc và sửa thư vẫn cần phải thực hiện. Việc này lại càng quan trọng nếu như email có nội dung liên quan đến các thỏa thuận trong kinh doanh. Các bước cần làm bao gồm:

  • Đọc lại 1 lần
  • Kiểm tra lỗi chính tả, thiếu từ và ngữ pháp
  • Kiểm tra dấu câu
  • Kiểm tra lại nội dung về thời gian, địa điểm,…

2. Dùng loại giấy phù hợp với một máy in tốt

Nếu email điện tử bạn có thể có qua phần này. Tuy nhiên nếu bạn in thư kinh doanh thì nên dùng loại giấy có sẵn logo. Trường hợp thư không liên quan đến kinh doanh có thể sử dụng giấy chuẩn. Đặc biệt lưu ý, không viết tay trên các lá thư thương mại.

3. Dùng font chữ và lề chuẩn

Nên sử dụng các font chữ chuẩn như Times New Roman hoặc Arial để viết email trong kinh doanh. Kích cỡ thường là 12px không in đậm, không in nghiêng hay là gạch dưới. Nếu in văn bản, cần lưu ý phần lề cần cách mép giấy khoảng 2.5cm. Lưu ý khi viết email bằng tiếng anh thì các dòng cần phải đặt thẳng hàng, không dòng nào được thụt vào trong như cách trình bày của tiếng Việt.

4. Ghi ngắn gọn và đầy đủ nội dung vấn đề

Email xác nhận cần được viết một cách ngắn gọn, xúc tích. Không sử dụng quá nhiều từ chứa ít thông tin hoặc từ nối. Nên sử dụng các cấu trúc ngữ pháp thông dụng, không cầu kì hoa mỹ. Nội dung thư nên tập trung vào vấn đề mà bạn muốn xác nhận.

5. Giữ ngôn ngữ kinh doanh chuyên nghiệp

Thư confirm bằng tiếng anh phải được viết bằng ngôn ngữ kinh doanh, không sử dụng ngôn ngữ cá nhân quá nhiều. Từ đó giúp nội dung của bức thư tập trung vào chi tiết cần được xác nhận và tránh sao nhãng sang các vấn đề khác. Mặc dù bức thư mang tính trang trọng, nhưng bạn vẫn có thể sử dụng các từ ngữ chỉ sự cảm kích như sau:

I appreciate this opportunity to interview for the position…

→ Tôi rất cảm kích vì có cơ hội đến phỏng vấn cho vị trí này…

I am really looking forward to interviewing for the position…

→ Tôi rất mong chờ buổi phỏng vấn cho vị trí này…

6. Các trường hợp gửi thư xác nhận

Có nhiều lý do để bạn nên gửi một bức thư xác nhận, nhưng đa phần các lý do đều là xác nhận việc gặp gỡ, hoặc một vấn đề nào đó. Một số trường hợp khác:

  • Mời làm việc
  • Chấp nhận việc làm
  • Xác nhận đơn hàng
  • Xác nhận tình trạng làm việc
  • Ứng tuyển

Kết luận

Trên đây là một số nội dung giúp bạn có được những mẫu thư Confirm bằng tiếng anh nhanh chóng, dễ dàng nhất. Viết email hay viết thư là một trong những kỹ năng quan trọng khi bạn là dân công sở. Để có một email chỉnh chu nhất, các kỹ năng về tiếng anh công sở của bạn cũng cần phải được cải thiện đáng kể về mặt từ vựng, ngữ pháp và giao tiếp.

Tiếng Anh

Câu điều kiện hỗn hợp

Tổng hợp công thức về câu điều kiện hỗn hợp trong tiếng Anh. Bao gồm một số bài tập tự luận và trắc nghiệm có lời giải chi tiết.
450

Bộ ngữ pháp câu điều kiện cơ bản như bạn đã biết bao gồm câu điều kiện loại 0, câu điều kiện loại 1, câu điều kiện loại 2 và 3. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có câu điều kiện hỗn hợp. Đây là một trong những dạng đặc biệt của câu điều kiện, có sự kết hợp của 2 loại câu điều kiện với nhau. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn về dạng câu điều kiện hỗn hợp này nhé!

Mục lục1.Câu điều kiện hỗn hợp loại 12.Câu điều kiện hỗn hợp loại 23.Những trường hợp khác của câu điều kiện

Câu điều kiện hỗn hợp loại 1

1. Định nghĩa câu điều kiện hỗn hợp loại 1

Khi kết hợp câu điều kiện loại 3 và câu điều kiện loại 2 sẽ được cấu trúc câu điều kiện hỗn hợp loại 1.

2. Cách dùng của câu điều kiện hỗn hợp loại 1

Chính là để diễn tả một giả thiết trái ngược với quá khứ và có kết quả trái ngược với hiện tại. Cụ thể là mệnh đề chính là điều không có thật ở hiện tại, mệnh đề điều kiện là điều không có thật ở quá khứ.

3. Cấu trúc câu điều kiện hỗn hợp loại 1

Trong đó mệnh đề quan hệ của câu điều kiện hỗn hợp loại 1 gọi là câu điều kiện loại 3, còn lại mệnh đề chính là câu điều kiện loại 2.

Ex: If Tom had worked harder at school, Tom could be a student now.

(Nếu Tom học hành chăm chỉ hơn, thì bây giờ anh ấy đã có thể là một sinh viên rồi.)

Ex: If she had taken my advice, she would buy that house now.

(Nếu cô ấy làm theo lời khuyên của tôi thì giờ đây cô ấy đã có thể mua ngôi nhà ấy rồi.)

Ex: If I hadn’t stayed up late last night, I wouldn’t be so tired now.

(Nếu tôi không ở lại muộn vào đêm qua, bây giờ tôi sẽ không quá mệt mỏi.)

Câu điều kiện hỗn hợp loại 2

1. Định nghĩa câu điều kiện hỗn hợp loại 2

Khi kết hợp câu điều kiện loại 2 và câu điều kiện loại 3 sẽ được cấu trúc câu điều kiện hỗn hợp loại 2.

2. Cách dùng của câu điều kiện hỗn hợp loại 2

Câu điều kiện hỗn hợp loại 2 được dùng để diễn tả kết quả thì trái ngược với quá khứ, còn giả thiết thì trái ngược với thực tại. Cụ thể mệnh đề chính là điều không có thật trong quá khứ, mệnh đề điều kiện là điều không có thật ở hiện tại.

3. Cấu trúc câu điều kiện hỗn hợp loại 2

Trong đó mệnh đề chính là câu điều kiện loại 3, mệnh đề điều kiện là câu điều kiện loại 2.

Ex: If I were you, I would have learned swimming earlier.

(Nếu tôi là bạn thì tôi đã học bơi sớm hơn.)

Ex: If she didn’t love him, she wouldn’t have married him.

(Nếu cô ấy không yêu anh ấy thì cô ấy đã không lấy anh ấy làm vợ.)

Những trường hợp khác của câu điều kiện

1. Unless = If…not: Trừ phi, nếu…không

Ex: If you don’t learn to think when you are young , you may never learn

(Nếu bạn không học cách suy nghĩ khi còn trẻ, bạn có thể không bao giờ học)

Unless you learn to think when you are young , you may never learn.

(Trừ phi bạn học cách suy nghĩ từ lúc nhỏ, bạn có thể không bao giờ học.)

Ex: If it doesn’t rain, the grass doesn’t get wet.

(Nếu trời không mưa thì bãi cỏ sẽ không ướt.)

Unless it rains, the grass doesn’t get wet.

(Trừ phi trời mưa, bãi cỏ sẽ không ướt.)

In case (trong trường hợp), Suppose/ Supposing (giả sử như), even if (ngay cả khi, cho dù), so long as, as long as, provided (that), on condition (that) (miễn là, với điều kiện là) có thể thay cho if trong câu điều kiện.

Ex: Supposing he’s right and I do die tomorrow? Maybe I should take out an extra insurance policy.

(Giả sử anh ấy đúng và tôi sẽ chết vào ngày mai? Có lẽ tôi nên đưa ra một chính sách bảo hiểm bổ sung.)

Ex: Even if someone breaks your heart, there is always someone willing to mend it.

(Ngay cả khi ai đó làm tan vỡ trái tim bạn, vẫn luôn có người sẵn sàng hàn gắn nó.)

Ex: Any two persons may marry in Scotland provided that both persons are at least 16 years of age on the day of their marriage.

(Bất kỳ hai người nào cũng có thể kết hôn ở Scotland với điều kiện cả hai người đều ít nhất 16 tuổi vào ngày kết hôn.)

Ex: As long as the world shall last there will be wrongs, and if no man rebelled, those wrongs would last forever.

(Chừng nào thế giới còn tồn tại sẽ có những sai lầm, và nếu không có người đàn ông nào nổi loạn, những sai lầm đó sẽ tồn tại mãi mãi.)

2. Without: Không có

Ex: You can’t make an omelette without breaking eggs.

(Bạn không thể làm món trứng tráng mà không làm vỡ trứng.)

If you don’t break eggs, you can’t make an omelette.

(Nếu bạn không làm vỡ quả trứng thì bạn không thể làm món trứng tráng.)

Ex: A body without knowledge is like a house without a foundation.

(Một cơ thể không có kiến thức giống như một ngôi nhà không có nền tảng.)

If a body don’t have knowledge, it is like a house without a foundation.

(Nếu một ngôi nhà không có kiến thức, thì nó là một ngôi nhà không có nền tảng.)

Qua bài viết này hy vọng bạn đã hiểu hơn về cấu trúc câu điều kiện hỗn hợp và có thể áp dụng nó sử dụng một cách chính xác nhất. Không chỉ vậy còn những kiến thức liên quan khác trong bài bạn cũng có thể tham khảo. Chúc bạn học tập tốt và đạt được thành tựu như mình mong muốn.

Tiếng Anh

Cấu trúc When, While trong tiếng anh chi tiết nhất

Tổng hợp các cấu trúc, ý nghĩa và cách dùng của từ when ứng dụng trong các mệnh đề thường gặp. Ngoài ra, còn có một số bài tập chi tiết.
426

Home » Ngữ pháp tiếng Anh

18/02/2020

When là một từ cơ bản nhất khi đặt câu hỏi về thời gian trong tiếng anh. Tuy nhiên nó không chỉ có tác dụng đơn giản như thế mà còn có rất nhiều cách sử dụng đi cùng cấu trúc khác nhau. Bài viết này, Verbalearn sẽ cho bạn biết rõ nhất về chi tiết cũng như ví dụ cụ thể áp dụng cho từng trường hợp cũng như những kiến thức mở rộng khác nữa xoay quanh cấu trúc When và While.

Mục lục1.Cấu trúc When trong các thì tiếng anh2.Cách sử dụng When trong câu3.Cấu trúc “While” trong câu4.Bài tập về cấu trúc When5.Bài tập về cấu trúc While

Cấu trúc When trong các thì tiếng anh

1. Dùng với thì ở hiện tại và tương lai

Ex: When you study hard, you will pass the final exam.

(Khi bạn học hành chăm chỉ, bạn sẽ đạt bài kiểm tra cuối kì.)

Ex: When he receive our letter, he will know the reason why.

(Khi anh ấy nhận được lá thư của chúng ta, anh ấy sẽ biết được lý do tại sao.)

Được dùng để diễn tả mối quan hệ giữa kết quả hay sự việc trong tương lai và hành động trước đó.

2. Dùng với thì quá khứ

Ex: When Tom just got out of the classroom, Tom knew that he had made some mistakes.

(Khi Tom bước ra khỏi lớp học, Tom biết rằng anh ấy đã phạm phải sai lầm.)

Ex: When I came to his garage, he had gone to work.

(Khi tôi tới gara của anh ấy, anh ấy đã đi làm rồi.)

→ Cấu trúc này được dùng để diễn tả hành động xảy ra trước hành động mà đã xảy ra trong quá khứ (tại mệnh đề When).

3. Thì quá khứ đơn

Ex: When the music concert given by Lyly ended, I went home.

(Khi buổi hòa nhạc của Lyly kết thúc, tôi đã ra về.)

Ex: When the clock was 5pm, the children was out of school.

(Khi đồng hồ điểm 5 giờ chiều, bọn trẻ được nghỉ học)

4. Dùng với thì quá khứ tiếp diễn

Ex: When we were playing volleyball at 4.30p.m yesterday, there was a terrible accident.

(Vào lúc 4h30 chiều qua, trong lúc đang chơi bóng chuyền thì chúng tôi thấy một vụ tai nạn khủng khiếp.)

Ex: When they were playing basketball, the bell rang.

(Khi họ đang chơi bóng rổ thì tiếng chuông reo.)

5. Dùng với thì quá khứ đơn, quá khứ hoàn thành

Ex: When the opportunity had gone, he only knew that there was nothing could be done.

(Khi cơ hội vụt mất anh ấy mới biết anh ấy không còn làm được gì nữa rồi.)

6. Dùng với thì quá khứ đơn, hiện tại đơn

Ex: When the opportunity went, he only knew that there is nothing could be done.

(Khi cơ hội vụt mất, anh ấy biết rằng chẳng còn có thể làm được gì nữa.)

Cách sử dụng When trong câu

Đối với từ When, chúng ta có thể đặt nó ở đầu câu hoặc giữa câu tùy thuộc vào mục đích nghĩa cần sử dụng của câu. Thông thường thì đối với mệnh đề có chứa When sẽ không chia dạng tiếp diễn, thay vào đó thường là dạng đơn. Có hai cách sử dụng When trong câu, đó là:

1. Để nói về chuỗi các hành động xảy ra liên tiếp nhau

Ex: When society requires to be rebuilt, there is no use attempting to rebuild it on the old plan.

(Khi xã hội yêu cầu được xây dựng lại, không có ích gì khi cố gắng xây dựng lại nó theo kế hoạch cũ.)

Ex: When two friends have a common purse, one sings and the other weeps.

(Khi hai người bạn có một ví chung, một người hát và người kia sẽ khóc.)

Ex: When I lent I had a friend; when I asked he was unkind.

(Khi tôi cho mượn thì tôi có một người bạn, khi tôi hỏi thì anh không tử tế.)

2. Để nói về việc một hành động đang diễn ra thì bị một hành động khác xen vào

→ Thường thì cách dùng này ứng dụng vào các hành động chỉ diễn ra trong 1 khoảng thời gian ngắn.

Ex: She was watching TV when the bell ring.

(Khi chuông reo thì cô ấy đang xem Tivi.)

Ex: My mom was cooking in the kitchen when I came back.

(Mẹ tôi thì đang nấu ăn ở nhà bếp khi tôi trở về.)

Ex: It is too late to lock the stable door when the steed is stolen.

(Đã quá muộn để khóa cửa ổn định khi chiến mã bị đánh cắp.)

Cấu trúc “While” trong câu

Giống như When, While cũng đứng đầu một mệnh đề và có thể đứng đầu hoặc giữa câu tùy vào nghĩa của câu. While có 2 cách sử dụng với 2 nghĩa như sau:

1. Để nói về hai hành động xảy ra gần như cùng một lúc với nhau.

Các hành động kéo dài trong một khoảng thời gian.

Ex: The tree must be bent while it is young.

(Cây phải được uốn cong khi nó còn non.)

Ex: One man may steal a horse, while another may not look over the hedge.

(Một người đàn ông có thể đánh cắp một con ngựa, trong khi một người khác có thể không nhìn qua hàng rào.)

Ex: Don’t make any noise while you work

(Đừng làm ồn khi bạn làm việc)

2. Để nói về một hành động này đang diễn ra thì hành động khác cắt ngang.

Ex: While we breathe, there is hope.

(Trong khi chúng ta thở, vẫn còn có hy vọng.)

Ex: While you trust to the dog, the wolf slips into the sheepfold.

(Trong khi bạn tin tưởng vào con chó, con sói trượt vào con cừu.)

Ex: While she was singing, her baby slept.

(Khi cô ấy hát, đứa con của cô ấy đang ngủ.)

Bài tập về cấu trúc When

Bài tập về cấu trúc While

Qua bài viết này hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về cấu trúc When và sử dụng nó một cách thành thạo. Hãy học tập mỗi ngày theo từng bước từ lý thuyết cho đến vận dụng. Có như vậy thì bạn mới có thể cải thiện kỹ năng Tiếng Anh của mình một cách nhanh chóng. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết.

Tiếng Anh

Cấu trúc So that | Such that |Too to

Tổng hợp ý nghĩa, cách dùng và các bài tập đặc trưng của 4 cấu trúc: So that, Such that, Too to và Enough to chi tiết và rõ ràng nhất.
650

Những cấu trúc nhỏ trong tiếng anh như so that, such that, too to, enoughto thường mang lại khá nhiều khó khăn cho người học. Không chỉ sự tương đồng, đa nghĩa mà còn là cách dùng trong các trường hợp khác nhau khiên người học khó nhớ và áp dụng hơn. Ở bài học hôm nay, VerbaLearn sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa, cách dùng và một số bài tập vận dụng của 4 cấu trúc trên.

Mục lục1.Cấu trúc So that2.Cấu trúc Such that3.Cấu trúc Too to4.Cấu trúc Enough to5.Bài tập vận dụng

Cấu trúc So that

1. Dùng với động từ tobe

Sử dụng với tính từ nhằm mục đích miêu tả tính chất của sự vật, sự việc.

Ex: It was so dark that I couldnt see anything

(Trời quá tối nên tôi không thể nhìn thấy gì cả).

Ex: She is so kind that everyone loves her (Cô ấy quá tốt bụng nên ai cũng yêu quý cô ấy).

Ex: The coffee is so hot that we cant drink it (Cà phê nóng đến nỗi mà chúng tôi không thể uống được).

2. Dùng với động từ tri giác

Bảng động từ tri giác thường gặp:

SeemHình nhưFeelCảm thấyTasteNếmSmellCườiSoundNgheLookNhìn

She felt so angry that she decided to cancel the trip.(Cô ấy tức giận quá đến nỗi mà cô ấy đã hủy ngay chuyến đi)

→ Trường hợp kết hợp với động từ tri giác, cấu trúc so that đa phần sẽ kết hợp với tính từ.

3. Dùng với động từ thường

Ex: He drove so quickly that no one could caught him up.

(Anh ta lái xe nhanh đến nỗi không ai đuổi kịp anh ta.)

→ Trường hợp kết hợp với động từ thường, cấu trúc so that đa phần sẽ kết hợp với trạng từ. Ngoài ra, cấu trúc còn có thể kết hợp với danh từ trong câu có xuất hiện so many, so much, so little, …

Ex: He swam so strongly that he won the first prize

(Anh ấy bơi rất giỏi nên đã giành giải vô địch).

4. Dùng với danh từ đếm được số nhiều

→ Dấu hiện đặc trưng trong cấu trúc này là: many, few + danh từ số nhiều.

Ex: He has so many cars that she spends much time choosing the suitable one.

(Anh ta có nhiều xe hơi đến nỗi anh ta cần rất rất nhiều thời gian để chọn lựa một chiếc thích hợp.)

Ex: She has so many friends that she cant remember their birthdays

(Chị ấy có quá nhiều bạn đến nỗi chị ấy không thể nhớ hết sinh nhật của họ được).

Ex: So few students registered for the class that it was cancelled

(Quá ít sinh viên đăng ký lớp học đến nỗi nó bị hủy).

5. Dùng với danh từ không đếm được

→ Dấu hiệu sử dụng với danh từ số ít khi có much / little + danh từ không đếm được.

Ex: She drank so much milk in the afternoon that she felt bad.

(Buổi chiều anh ta uống nhiều sữa đến mức mà anh ta cảm thấy khó chịu)

Ex: My mother has so little free time that she never watches TV at night

(Mẹ tôi có quá ít Thời gian rồi đến nỗi bà không bao giờ xem truyền hình vào buổi tối).

Ex: They spent so much money that they got broke

(Bọn họ tiêu quá nhiều tiền đến nỗi họ đã trở nên túng quẫn).

6. Dùng với danh từ đếm được số ít

→ Dấu hiệu trong trường hợp này chính là mạo từ a, an + danh từ đếm được số ít.

Ex: He has so good a car that she has used it for 6 years without any errors in it.

(Anh ấy có chiếc máy tính tốt đến nỗi anh ấy đã dùng 6 năm mà không bị lỗi.)

Ex: It is such a nice dog that she always takes it out for a walk

(Đó là con chó đẹp đến nỗi chị ấy luôn dắt nó đi dạo).

→ The dog is so nice that she always takes it out for a walk.

→ It is so nice a dog that she always takes it out for a walk.

Ex: She types so carefully that she never makes any mistakes

(Bà ấy là người đánh máy ân đến nỗi bà ấy không bao giờ mắc lỗi).

→ She is so careful a typist that she never makes any mistakes.

Cấu trúc Such that

Lưu ý: Chỉ dùng a, an cho danh từ đếm được số ít.

→ Cấu trúc such that và cấu trúc so that có chung 1 ý nghĩa, do đó có thể chuyển đổi qua lại giữa hai cấu trúc này. Đây là một lưu ý quan trọng khi tiến hành làm các bài tập về viết lại câu.

Ex: The girl is so beautiful that everyone likes her.

→ She is such a beautiful girl that everyone likes her.

(Cô gái đó đẹp đến nỗi ai cũng yêu quý cô ấy.)

Ex: This is such difficult homework that it took me much time to finish it.

(Bài tập về nhà khó đến nỗi tôi mất rất nhiều thời gian mới làm xong.)

Ex: She is such a kind person that everyone loves her

(Cô ấy là một người tốt bụng đến nỗi mà ai cũng yêu quý cô ấy).

Ex: He was such a strong swimmer that he won the first prize

(Anh ấy đã là một vận động viên bơi lội giỏi, nên anh ấy đã giành giải quán quân).

→ Chúng ta cũng có thể dùng “such” trước danh từ mà không có tính từ

Ex: She is such a baby that we never dare to leave her alone

(Nó trẻ con đến nỗi chúng tôi không bao giờ dám để nó một mình)

→ Không dùng ‘a/an’ trước danh từ số nhiều và danh từ không đếm được.

Ex: They are such old shoes (Đôi giày cũ quá rồi).

Ex: It was such lovely weather (Thời tiết lúc đó thật đẹp).

Cấu trúc Too to

1. Dùng với tính từ

He is too short to play basketball. (Anh ta quá thấp để chơi bóng rổ)

This ball is too big for me to hold by one hand. (Quả bóng này thì quá to để tôi ôm bằng một tay)

2. Dùng với trạng từ

Ex: She drove too quickly for anyone to catch him up.

(Cô ấy lái xe nhanh đến nỗi không ai đuổi kịp anh ta.)

3. Dùng với danh từ

Ex: Andrew spent too much time working todate anyone.

Ex: (Andrew đã giành quá nhiều thời gian cho công việc nên không thể hẹn hò với ai được)

Ex: There are too many people at the entrance for the singer to enter.

(Có quá nhiều người lối ra vào để người ca sĩ có thể vào trong)

Cấu trúc Enough to

1. Dùng với trạng từ

Ex: I don’t have enough money to buy this house.

(Tôi không có đủ tiền để mua ngôi nhà này)

2. Dùng với tính từ

Ex: Mary is old enough to get a driving license.

(Mary đã đủ lớn để có bằng lái xe)

Ex: Do you think it’s warm enough for the snow to melt?

(Bạn có nghĩ rằng thời tiết đủ ấm để tuyết tan không?)

3. Dùng với danh từ

Ex: I have enough money to buy this car. (Tôi có đủ tiền để mua chiếc xe này)

Ex: There has enough time for them to do the exercise.

(Có đủ thời gian để chúng làm bài tập)

Ex: They have enough rooms to stay. (Họ có đủ phòng để ở)

Bài tập vận dụng

Qua bài viết trên, mong rằng VerbaLearn đã giúp bạn đọc có thể hiểu kĩ càng hơn về các cấu trúc so that, such that, too toenough to. Không chỉ về mặt ngữ nghĩa mà còn là cách áp dụng chi tiết trong từng trường hợp. Nếu có bất kì vấn đề nào thắc mắc, bạn đọc có thể để lại lời nhắn dưới bài viết này nhé.

Tiếng Anh

Cấu trúc In order to và So as to

Ý nghĩa, cách dùng chi tiết của các cấu trúc in order to và so as to. Ngoài ra bài viết còn cung cấp một số dạng bài tập viết lại câu cơ bản.
428

In order toso as to là các cụm từ chỉ mục đích của một hành động bất kì. Cấu trúc trên được sử dụng khá thường xuyên trong cả ngữ pháp tiếng Anh lẫn trong giao tiếp tiếng anh hằng ngày. Ở bài viết này, VerbaLearn sẽ giúp bạn hiểu một cách cụ thể và chi tiết nhất về 2 cấu trúc trên thông qua hàng loạt các công thức, ví dụ và bài tập.

Mục lục1.Định nghĩa2.Cách sử dụng In order to và So as to3.Viết lại câu với In order to và So as to4.Cấu trúc thay thế5.Bài tập sử dụng In order to và So as to

Định nghĩa

1. In order to là gì?

In order to là một cụm liên từ có ý nghĩa là “để, để mà” được dùng trong tiếng Anh để giới thiệu về một mục đích nào đó của hành động được nhắc đến trong câu.

Ex: I went to the US in order to practice English.

(Tôi đã đến Mỹ để thực hành tiếng Anh).

2. So as to là gì?

So as to cũng là một cụm liên từ giống in order to và mang cùng ý nghĩa “để, để mà”.

Ex: He does morning exercises regularly so as to improve his health.

(Anh ta tập thể dục buổi sáng thường xuyên để cải thiện sức khỏe).

Cách sử dụng In order to và So as to

In order to và So as to là 2 cụm từ chỉ đến mục đích của hành động theo 2 xu hướng:

  • Hướng đến chủ thể hành động
  • Hướng đến 1 đối tượng khác

Để hiểu chi tiết hơn thì chúng ta cần phải đi vào từng trường hợp cụ thể như sau:

1. Mục đích hướng đến chủ thể

Ex: He worked hard so as to pay the debt.

(Anh ta làm việc chăm chỉ để trả nợ.)

→ Chủ thể hành động trong trường hợp này chính là “Anh ta”. Do đó cụm từ So as to dùng để chỉ mục đích của việc làm chăm chỉ là trả nợ.

→ Viết lại câu: He worked hard in order to pay the debt.

2. Mục đích hướng đến đối tượng khác

Cấu trúc: S + V + in order / so as + for O + (not) to + V…

Ex: I work hard in order for my family to have a better life.

(Tôi làm việc chăm chỉ để gia đình của tôi có một cuộc sống tốt hơn.)

→ Sử dụng cấu trúc này bởi lẽ việc làm chăm chỉ của chủ ngữ “I” là đem lại cuộc sống tốt hơn cho chủ thể khác, chính là “My family.”

Viết lại câu với In order to và So as to

Bài tập viết lại câu là một dạng bài tập khá phổ biến trong tiếng Anh, đặc biệt là phần writing. Dưới đây là một số lưu ý nếu bạn muốn sử dụng 2 cấu trúc trên để viết lại câu:

1. Viết lại câu khi chủ ngữ của hai câu giống nhau

Ex: She buy a lot of chips. She will eat them tonight.

→ She buy a lot of chips so as to eat tonight.

→ She buy a lot of chips in order to eat tonight.

(Cô mua rất nhiều khoai tây chiên để ăn tối nay.)

2. Lược bỏ động từ want, like, hope,… nếu có

Ex: I will travel to China. I want to meet my girlfriend

→ I will travel to China so as to meet my girlfriend.

→ I will travel to China in order to meet my girlfriend.

(Tôi sẽ đi du lịch đến Trung Quốc để gặp bạn gái của tôi.)

Cấu trúc thay thế

Ngoài 2 cấu trúc In order to và So as to, để viết lại câu còn có một số dạng cấu trúc thường sử dụng khác.

1. Cấu trúc So that

Ex: He works hard so that his kids will have a better life.

(Anh ấy làm việc chăm chỉ để những đứa trẻ của cô ấy có một cuộc sống tốt hơn.)

2. Cấu trúc To + V

Ex: She studied hard so as to pass the test.

She studied hard to pass the test.

(Cô học chăm chỉ để vượt qua bài kiểm tra.)

Lưu ý: Không sử dụng cấu trúc “not to V” thay cho in order to và so as to ở dạng phủ định.

Bài tập sử dụng In order to và So as to

Khép lại bài viết về cách sử dụng In order toSo as to, VerbaLearn chúc bạn đọc có thể nắm vững kiến thức một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Đừng quên để lại bình luận bên dưới bài viết nếu có bạn có bất kì thắc mắc vào những bài học trên website.