Tin tuyển sinh

Đại học An Giang tuyển gần 3000 chỉ tiêu năm 2016

365

Chỉ tiêu tuyển sinh trường Đại học An Giang năm 2016 là 2.765 chỉ tiêu, trong đó hệ đại học: 2.075 chỉ tiêu, cao đẳng: 690 chỉ tiêu.

1. Vùng tuyển:

–      Các ngành ngoài sư phạm: Tuyển thí sinh có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long;

–     Các ngành sư phạm: Bậc đại hoc tuyển thí sinh có hô khẩu thường trú tại các tỉnh An Giang, Đông Tháp, Kiên Giang và quận Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh (Tp.Cần Thơ). Bậc cao đẳng 1 Trường chỉ tuyển thi sinh có hộ khâu thường trú tại tỉnh An Giang

2. Các ngành có thi năng khiếu:

Thí sinh thi vàó các ngành SP Mỹ thuật, SP Âm nhạc, GD Thể chất, GD Mầm 

non, ngoài các môn thi văn hóa còn phải thi các môn năng khiếu theo quy định.

3.      Phương thức tuyển sinh:

–      Trường Đại học An Giang tuyển sinh trình độ đại học, trình độ cao đẳng dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia, thời gian xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

–    Riêng ngày thi các môn năng khiếu (Âm nhạc, Mỹ thuật, GD Mầm non, Giáo dục Thể chất) Trường sẽ thông báo khi thí sinh dự thi các môn văn hóa, kỳ thi THPT Quốc gia;

–  Điểm xét tuyển theo ngành học và ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào mà Bộ GDĐT quy định.

4.  Các ngành liên kêt đào tạo:

Năm 2016, Trường ĐH An Giang tiếp tục xin chủ trương của Bô GD&ĐT liên kết với môt số trường đại học ữong nước đào tạo một số ngành đặc thù để đáp ứng nhu cầu nhân lực của tỉnh và khu vực, cụ thê như sau:

– Ngành Giáo dục Mầm non (đại học): liên kết với Trường ĐHSP-ĐH Huế;

5. Chỗ ở KTX: 5.000 chỗ cho năm học 2016-2017

Tin tuyển sinh

Nhà trường không được thu các khoản ngoài học phí

397

Không được thu các khoản trái quy định trong trường học

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp công lập cam kết thực hiện giá dịch vụ giáo dục năm học 2017-2018. Theo đó Công văn quy định: Năm học 2017-2018: Cơ sở giáo dục công lập không được thu các khoản ngoài học phí.

Bộ GD-ĐT đã có 2 công văn về việc cam kết thực hiện giá dịch vụ giáo dục năm 2017-2018 gửi UBND các tỉnh, thành phố cũng như các cơ sở GD ĐH và giáo dục nghề nghiệp.

Các trường mầm non, phổ thông không thu các khoản ngoài học phí

Công văn số 2794 của Bộ GD-ĐT gửi cho các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị các tỉnh căn cứ nghị quyết của HĐND cấp tỉnh về mức thu học phí, các tỉnh thành phố quán triệt các đơn vị do địa phương quản lý thực hiện thu học phí theo đúng quy định đã ban hành cho năm 2017-2018 như đã báo cáo Bộ GD-ĐT.

Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các tỉnh thực hiện chính sách miễn học phí đối với giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn từ 1/1/2018 theo Nghị quyết số 46 năm 2017 của Chính phủ.

Về thời điểm thu học phí, Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện giãn thời gian thu, thời điểm thu, tránh thu cùng một thời điểm trên cùng một địa bàn để hạn chế tối đa tác động của học phí đến chỉ số giá tiêu dùng của địa phương.

Bộ GD-ĐT cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các sở giáo dục cam kết nghiêm túc không thu các khoản thu ngoài học phí trái quy định trong trường học. Các địa phương tự chịu trách nhiệm và có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm đối với các đơn vị, cá nhân cố ý vi phạm.

Đối với cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp công lập, Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo tiết giảm chi phí hoạt động, hạn chế thu các khoản thu ngoài học phí, đồng thời phải cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo, xây dựng và công bố công khai chuẩn chất lượng đầu ra đối với sinh viên, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo công khai, minh bạch, có cơ chế để cán bộ, giảng viên, người lao động, sinh viên và các tổ chức khác tham gia giám sát toàn bộ hoạt động của nhà trường.

Các trường ĐH, CĐ không thu học phí vượt trần quy định

Công văn số 2795 Bộ GD-ĐT gửi các trường đại học và giáo dục nghề nghiệp công lập đề nghị các trường không thu học phí vượt mức trần học phí quy định tại Nghị định số 86/2015 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021

Về thời điểm thu học phí, Bộ GD-ĐT đề nghị cơ sở đào tạo thực hiện giãn thời gian thu, thời điểm thu, tránh thu cùng một thời điểm đối với các trình độ đào tạo để hạn chế tối đa tác động của học phí đến chỉ số giá tiêu dùng.

Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các trường tiết giảm chi phí hoạt động, hạn chế thu các khoản thu ngoài học phí, đồng thời phải cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo, xây dựng và công bố công khai chuẩn chất lượng đầu ra đối với sinh viên, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo công khai, minh bạch, có cơ chế để cán bộ, giảng viên, người lao động, sinh viên và các tổ chức khác tham gia giám sát toàn bộ hoạt động của nhà trường.

Tin tuyển sinh

Tiết lộ về một số thông tin mới nhất về đề thi THPT Quốc gia 2017

390

Mới đây, Bộ GD&ĐT đã tiết lộ một vài thông tin về đề thi trắc nghiệm THPT quốc gia sẽ được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, do vậy thí sinh tùy vào học lực của mình để đọc đề đến đâu làm chắc chắn đến đó mà không cần phải đọc hết đề để chọn câu hỏi dễ như trước đây. Đó là một trong những chia sẻ của tiến sĩ Sái Công Hồng (ảnh), Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT, với phóng viên Thanh Niên xung quanh việc chuẩn bị ra đề thi THPT quốc gia.

1. 60% câu hỏi là kiến thức cơ bản

Trả lời câu hỏi về công tác chuẩn bị đề thi, ông Hồng cho biết, sắp tới, Bộ GD&ĐT sẽ thành lập hội đồng đề thi gồm các chuyên gia môn học có kinh nghiệm trong chuyên môn và trong công tác xây dựng đề thi, làm việc theo hình thức cách ly hoàn toàn để chính thức chọn lựa các câu hỏi từ ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa nhằm xây dựng đề thi phục vụ cho kỳ thi.

Về phân hóa nội dung câu hỏi trong đề thi trắc nghiệm, ông Hồng cho hay, đề thi THPT quốc gia năm nay đảm bảo 60% câu hỏi là kiến thức cơ bản để học sinh đạt kết quả tốt ngiệp THPT.

40% câu hỏi còn lại (ở mức độ nhận thức: vận dụng và vận dụng cao) để kiểm tra kiến thức, kỹ năng nâng cao để phân hóa học sinh.

2. Câu hỏi sẽ được sắp xếp từ dễ đến khó

Theo ông Hồng, một điểm khác biệt trong đề thi trắc nghiệm năm nay đó là các câu hỏi được sắp xếp theo trật tự lần lượt từ câu hỏi dễ đến câu hỏi khó ở tất cả các mã đề. Riêng môn Ngoại ngữ có tính đặc thù riêng nên việc sắp xếp cấp độ của các câu hỏi thi sẽ được bố trí tối ưu theo quy luật trên.

Cũng theo ông Hồng, việc sắp xếp thứ tự câu hỏi từ dễ đến khó sẽ tạo thuận lợi cho thí sinh làm bài thi theo tuần tự các câu hỏi trong đề thi.

Thí sinh sẽ không cần mất thời gian đọc toàn bộ đề để phân loại câu dễ làm trước câu khó làm sau và tạo cảm hứng cho các em trong quá trình làm bài thi. Mặt khác, việc sắp xếp các câu hỏi trong đề thi như vậy sẽ đánh giá sát thực hơn nữa năng lực của các thí sinh.

Với cách sắp xếp câu hỏi trong đề thi của Bộ GD&ĐT, ông Hồng đưa lời khuyên: “Những thí sinh học lực chưa giỏi nên tập trung vào phần lớn các câu hỏi ở phần đầu của đề thi gắn với các cấp độ cơ bản của đề thi (khoảng 60%). Thí sinh khá, giỏi làm lần lượt từ trên xuống dưới, đọc đến đâu làm chắc chắn đến đó“.

3. Chọn bừa dễ bị điểm liệt

Với cách sắp xếp đề thi như vậy, ông có lưu ý gì với thí sinh trong quá trình làm bài để đạt hiệu quả cao nhất?

Với cách sắp xếp như vậy, học sinh cứ làm tuần tự từ những câu hỏi đầu tiên đến hết mà không mất thời gian đọc hết đề để chọn ra những câu dễ làm trước. Những thí sinh có học lực chưa giỏi nên tập trung vào phần lớn các câu hỏi ở phần đầu của đề thi gắn với các cấp độ cơ bản của đề thi (khoảng 60%). Thí sinh khá, giỏi làm lần lượt từ trên xuống dưới, đọc đến đâu làm chắc chắn đến đó.

Có ý kiến cho rằng, với hình thức thi trắc nghiệm thì “chọn bừa” như vậy vẫn đạt ít nhất 2,5 điểm. Điều đó có đúng không, thưa ông?

Những năm trước, có thể đáp án đúng của các câu hỏi thi trong một mã đề thi được chia đều cho 4 phương án A, B, C, D. Tức là mỗi phương án lựa chọn đều có thể có 25% là số đáp án đúng rơi vào phương án lựa chọn đó. Vì vậy, nếu thí sinh “chọn bừa”: toàn A hoặc toàn B… thì sẽ được khoảng 2,5 điểm của bài thi. Năm nay, việc tổ hợp các đề thi và bố trí vị trí các đáp án đúng của các câu hỏi thi là do máy tính tự động rút và sắp xếp, do đó rất có thể có những phương án lựa chọn A hoặc B hoặc C hoặc D của một số mã đề sẽ chỉ có khoảng 10% là đáp án đúng rơi vào phương án lựa chọn đó. Vì vậy, nếu thí sinh cứ “chọn bừa” tất cả bài thi là một phương án thì có thể vô tình chọn vào phương án chỉ có 10% đáp án đúng, như vậy thí sinh chỉ được 1 điểm môn đó dẫn đến bị điểm liệt và trượt tốt nghiệp.

Ngoài ra, trên hệ thống bài tập trắc nghiệm còn cung cấp thêm bài viết về một số bí quyết làm bài thi trắc nghiệm của thủ khoa trường Đại học quốc gia HN chia sẻ cho các bạn tham khảo thêm.

Lịch sử

6 dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử

1544

Học để thi trắc nghiệm khác xa so với học để thi tự luận. Nếu như học để thi tự luận, thí sinh có thể “ tủ” một vài chủ đề để lấy điểm cao

Trong bài này thiquocgia.vn sẽ phân tích các dạng câu hỏi thi trắc nghiệm môn lịch sử để các bạn thí sinh có thể hiểu hơn về cách ôn ăn điểm.Học để thi trắc nghiệm khác xa so với học để thi tự luận. Nếu như học để thi tự luận, thí sinh có thể  “ tủ” một vài chủ đề để lấy điểm cao trên cơ sở đã học hết chương trình thì học để thi trắc nghiệm phải bao trùm toàn bộ chương trình và không bỏ sót bất cứ nội dung nào.

1.Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lực chọn câu trả lời đúng: Trong 4 phương án gây nhiều chỉ có 1 phương án đúng, các phương án còn lại đều sai.

2.Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn câu trả lời đúng nhất: Trong 4 phương án có thể có nhiều phương án đúng, nhưng chỉ có một phương án đúng nhất, đầy đủ nhất, quan trọng nhất, quyết định nhất.

3.Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải hoàn thành câu (điền vào chỗ trống): Trong câu đề dẫn của câu hỏi sẽ thiết một số cụm từ, 4 phương án sẽ cho sẵn để thí sinh chọn một phương án đúng.

4.Dạng câu hỏi yêu cầu kế nối đúng hoặc sắp xếp đúng trật tự logic của các sự kiện, hiện tượng lịch sử

5.Dạng câu hỏi yêu cầu thí ính đọc hiểu một đoạn văn bản:

Ví dụ: cho đoạn tư liệu sau: “ Cuộc kháng chiến rất lâu dài và đau khổ, dù phải hi sinh bao nhiêu và thời gian kháng chiến đến bao giờ, chúng ra cũng nhất đấu đến cùng, đến bao giờ nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập và thống nhất…”

Nội dung đoạn tư liệu trên cho chúng ta biết thông điệp:

  1. Chủ tịch HCM khẳng định niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.
  2. Chủ tịch HCM tố cáo sự bội ước của thực dân Pháp đối với Hiệp đinh Sơ Bộ.
  3. Chủ tịch HCM kêu gọi Việt Kiều của ta ở Pháp và các nước Đồng Minh ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
  4. Chủ tịch HCM dự đoán cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta sẽ kéo dài và gặp nhiều gian khổ.

6.Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn ý phủ định:

Ví dụ: Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam?

  1. Đây là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị với ngoại giao của nhân dân ta.
  2. Hoàn thành di chúc của chủ thích Hồ Chí Minh về nhiệm vụ : “đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”
  3. Là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân hai miền đất nước
  4. Mỹ phải công nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước.

Khi trả lời cần chú ý đến thời gian đã quy định dành cho cả bài thi môn Khoa học xã hội nói chung và từng câu hỏi nói riêng để có thể làm tốt và làm hết tất cả các câu hỏi. Đối với những câu hỏi đã rõ trong tầm hiểu biết của mình thì nhanh chóng trả lời.  Với những câu hỏi chưa học thì cố gắng sự dụng tư duy logic, phán đoán, cố gắng không mất nhiều thời gian vào câu hỏi đó.

Để tạo thời gian áp lực cho bản thân hãy tham gia thi thử ngay tại thiquocgia.vn để nâng cao kỹ năng phòng thi cũng như củng cố kiến thức.

Địa lý

1000 câu hỏi Địa Lí lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia (có đáp án)

757

Xin giới thiệu đến các em cuốn sách: 1000 câu hỏi Địa Lí dành cho lớp 12 ôn thi THPT quốc gia có đáp án của NXB Đại học Sư phạm. Tài liệu này chắc chắn sẽ giúp ích các em rất nhiều trong quá trình ôn tập môn Địa Lí.

Đây là một tài liệu cực hay mà các em ôn thi THPT quốc gia không thể bỏ qua. Cuốn sách gồm 1000 câu hỏi trắc nghiệm dành cho lớp 12 ôn thi THPT quốc gia, kèm đáp án và hướng dẫn chi tiết. 

Với bộ tài liệu này, các em sẽ được làm quen với các dạng câu hỏi trắc nghiệm, các phương pháp và cách làm đề thi. Toàn bộ nội dung cuốn sách được biên soạn đúng theo cấu trúc, nội dung học và thi. Chắc chắn sẽ giúp ích các em rất nhiều cho việc ôn tập môn Địa lý. 

https://drive.google.com/file/d/0B5fP85wH37CTdTVHTHRra0c0YzA/view

Lịch sử

Đề minh họa môn Lịch Sử lần 1 năm 2017 của Bộ GD&ĐT

3610

Đề minh họa chính thức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 môn Lịch Sử lần 1 của Bộ GD&ĐT. Mời các bạn vào tham khảo qua bài viết sau đây. Tải tài liệu trong file đính kèm bên dưới.

Đề minh họa chính thức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 môn Lịch Sử lần 1 của Bộ GD&ĐT. Mời các bạn vào tham khảo qua bài viết sau đây. Tải tài liệu trong file đính kèm bên dưới. 

BỘ GIÁO DỤC VÀ  ĐÀO TẠO             KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017

ĐỀ MINH HỌA                                             Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: LỊCH SỬ

(Đề thi có 06 trang)                                Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai

A.      đã hoàn toàn kết thúc.

B.      bước vào giai đoạn kết thúc.

C.      đang diễn ra vô cùng ác liệt.

D.      bùng nổ và ngày càng lan rộng.

Câu 2. Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là

A.      trừng trị các hoạt động gây chiến tranh.

B.      thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.

C.      duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

D.      ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.

Câu 3. Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở

A.      châu Á.

B.      châu Âu.

C.      châu Phi.

D.      châu Mĩ.

Câu 4. Sự kiện nào dưới đây được xem là sự kiện khởi đầu cuộc“Chiến  tranh lạnh”?

A.      Đạo luật viện trợ nước ngoài của Quốc hội Mĩ.

B.      Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman.

C.      Diễn văn của ngoại trưởng Mĩ Macsan.

D.      Chiến lược toàn cầu của Tổng thống Mĩ Rudơven.

Câu 5. Những quốc gia Đông Nam Á tuyên bố độc lập trong năm 1945 là

A.      Inđônêxia, Việt Nam, Lào.

B.      Campuchia, Malaixia, Brunây.

C.      Inđônêxia, Xingapo, Malaixia.

D.      Miến Điện, Việt Nam, Philippin.

Câu 6. Sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới như thế nào?

A.      Đa cực.

B.      Một cực nhiều trung tâm.

C.      Đa cực nhiều trung tâm.

D.      Đơn cực.

Câu 7. Xu thế toàn cầu hoá trên thế giới là hệ quả của

A.      sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế.

B.      cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.

C.      sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.

D.      quá trình thống nhất thị trường thế giới.

Câu 8. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A.      kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

B.      khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

C.      sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học – công nghệ.

D.      mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.

Câu 9. Tờ báo nào dưới đây là của tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919- 1925?

A.      Người nhà quê.

B.      Tin tức.

C.      Tiền phong.

D.      Dân chúng.

Câu 10. Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là

A.      tự do và dân chủ.

B.      độc lập và tự do.

C.      ruộng đất cho dân cày.

D.      đoàn kết với cách mạng thế giới.

Câu 11. Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là

A.      nông dân.

B.      công nhân.

C.      tư sản dân tộc.

D.      tiểu tư sản trí thức.

Câu 12. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) do tổ chức nào dưới đây lãnh đạo?

A.      Đảng Thanh niên.

B.      Đảng Lập hiến.

C.      Việt Nam Quốc dân Đảng.

D.      Việt Nam nghĩa đoàn.

Câu 13. Cho các sự kiện sau:

1.       Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

2.       Quân Nhật vượt biên giới Việt-Trung, tiến vào miền Bắc Việt Nam.

3.       Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian. A. 2, 3 ,1.

B. 1, 2, 3.

C. 3, 2, 1.

D. 1, 3, 2.

Câu 14. Khó khăn nghiêm trọng nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A.      nạn đói.

B.      giặc dốt.

C.      tài chính.

D.      giặc ngoại xâm.

Câu 15.“Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…” là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong

A.      Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (1946).

B.      Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945).

C.      Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước (1966).

D.      Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ hai của Đảng (1951).

Câu 16. Chiến dịch nào dưới đây là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

A.      Thượng Lào năm 1954.

B.      Điện Biên Phủ năm 1954.

C.      Việt Bắc thu – đông năm 1947.

D.      Biên giới thu – đông năm 1950.

Câu 17. Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược?

A.      Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

B.      Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.

C.      Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

D.      Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Câu 18. Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia

A.      tự do.

B.      tự trị.

C.      tự chủ.

D.      độc lập.

Câu 19. Ngày 12-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị

A.      Toàn dân kháng chiến.

B.      Kháng chiến kiến quốc.

C.      Kháng chiến toàn diện.

D.      Trường kì kháng chiến.

Câu 20. Khi thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc năm 1947, Trung ương Đảng ra chỉ thị nào?

A.      Phải chủ động đón đánh địch ở mọi nơi chúng xuất hiện.

B.      Chủ động giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường.

C.      Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp.

D.      Nhanh chóng triển khai lực lượng tiêu diệt sinh lực địch.

 Câu 21. Chiến thắng Việt Bắc năm 1947 của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân  Pháp phải chuyển từ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sang

A.      phòng ngự.

B.      đánh phân tán.

C.      đánh tiêu hao.

D.      đánh lâu dài.

Câu 22. Phương hướng chiến lược của quân đội và nhân dân Việt Nam trong Đông – Xuân 1953-1954 là tiến công vào

A.      vùng đồng bằng Bắc bộ, nơi tập trung quân cơ động của Pháp.

B.      những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

C.      Điện Biên Phủ, trung tâm điểm của kế hoạch quân sự Nava.

D.      toàn bộ các chiến trường ở Việt Nam, Lào và Campuchia.

Câu 23. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ trước mắt của kế hoạch 5 năm 1986- 1990 là

A.      thực hiện mục tiêu của Ba chương trình kinh tế lớn.

B.      đổi mới toàn diện, đồng bộ về kinh tế và chính trị.

C.      xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.

D.      đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước.

Câu 24. Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 2000 là

A.      liên minh chặt chẽ với Mĩ.

B.      hướng về các nước châu Á.

C.      hướng mạnh về Đông Nam Á.

D.      cải thiện quan hệ với Liên Xô.

Câu 25. Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là

A.      cục diện “Chiến tranh lạnh”.

B.      xu thế toàn cầu hóa.

C.      sự hình thành các liên minh kinh tế.

D.      sự ra đời các khối quân sự đối lập.

Câu 26. Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là mâu thuẫn giữa

A.      giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.

B.      giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.

C.      toàn thể nhân dân với đế quốc xâm lược và phản động tay sai.

D.      nhân dân lao động với thực dân Pháp và các giai cấp bóc lột.

Câu 27. Lí luận nào sau đây đã được cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên truyền bá vào Việt Nam?

A.      Lí luận Mác – Lênin.

B.      Lí luận đấu tranh giai cấp.

C.      Lí luận cách mạng vô sản.

D.      Lí luận giải phóng dân tộc.

Câu 28. Điểm mới của Hội nghị tháng 5-1941 so với Hội nghị tháng 11-1939 Ban  Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là

A.      thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi để chống đế quốc.

B.      đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến.

C.      giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.

D.      tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.

Câu 29. Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)?

A.      Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.

B.      Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội.

C.      Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết.

D.      Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng.

Câu 30. Kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm đầu sau ngày Cách mạng tháng Tám (1945) thành công là

A.      Phát xít Nhật.

B.      Đế quốc Anh.

C.      Thực dân Pháp.

D.      Trung Hoa Dân Quốc.

Câu 31. Trong thời kì 1954-1975, phong trào nào là mốc đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

A.      “Đồng khởi”.

B.      Phá “ấp chiến lược”.

C.      “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

D.      “Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.

Câu 32. Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?

A.      Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam.

B.      Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị.

C.      Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền.

D.      Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh.

Câu 33. Điểm chung trong kế hoạch Rơve năm 1949, kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi  năm 1950 và kế hoạch Nava năm 1953 là

A.      bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

B.      kết thúc chiến tranh trong danh dự.

C.      muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D.      phô trương thanh thế, tiềm lực, sức mạnh.

Câu 34. Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A.      Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.

B.      Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.

C.      Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.

D.      Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.

Câu 35. Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

A.      Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật.

B.      Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.

C.      Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm.

D.      Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.

Câu 36. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1930-1945 là

A.      đánh đuổi đế quốc xâm lược giành độc lập dân tộc.

B.      đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do dân chủ.

C.      lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.

D.      lật đổ chế độ phản động thuộc địa, cải thiện dân sinh.

Câu 37. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập năm 1945 là nhà nước của

A.      công, nông, binh.

B.      toàn thể nhân dân.

C.      công nhân và nông dân.

D.      công, nông và trí thức.

Câu 38. Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21-7-1954) là

A.      phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.

B.      đảm bảo giành thắng lợi từng bước.

C.      giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.

D.      không vi phạm chủ quyền dân tộc.

Câu 39. Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một phong trào

A.      có tính chất dân tộc.

B.      chỉ có tính dân chủ.

C.      không mang tính cách mạng.

D.      không mang tính dân tộc.

Câu 40. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1- 1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng là do

A.      các lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển.

B.      Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Giơnevơ.

C.      không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hoà bình được nữa.

D.      đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh.

                                          …………………Hết ………………….

HƯỚNG DẪN GIẢI VÀ ĐÁP ÁN

1B11B21D31A
2C12C22B32D
3A13A23A33B
4B14D24A34B
5A15A25A35A
6D16D26C36A
7B17B27D37B
8B18A28C38D
9A19A29C39A
10B20C30C40C
Tin tuyển sinh

Phương án tuyển sinh Đại học Điện lực 2017

424

Trường Đại học Điện lực công bố phương án tuyển sinh năm 2017, theo đó trường xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia của thí sinh.

2.1. Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

2.2. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước

2.3. Phương thức tuyển sinh

Xét tuyển thông qua kết quả của thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, theo tổ hợp các môn xét tuyển A00, A01, D07, D01 và theo từng mã chuyên ngành tuyển sinh (có tính cả điểm ưu tiên).

Điểm Xét tuyển (ĐXT) = Tổng điểm thi 3 môn THPT theo Tổ hợp các môn xét tuyển (ĐTTHPT) + Điểm ưu tiên (ĐƯT)

Tổ hợp A00: Toán, Vật lý, Hóa học

Tổ hợp A01: Toán, Vật lý, Anh văn

Tổ hợp D07: Toán, Hóa học, Anh văn

Tổ hợp D01: Toán, Ngữ văn, Anh văn

Các tổ hợp xét tuyển có giá trị tương đương nhau

       Điểm ưu tiên (ĐƯT): Áp dụng theo quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2017 (Đối tượng ưu tiên và Khu vực ưu tiên) của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

       Thí sinh có điểm thi THPT năm 2017 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT (đối với hệ đại học), do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với hệ Cao đẳng) và trường Đại học Điện lực quy định (sẽ thông báo bổ sung sau khi có kết quả thi THPT quốc gia) mới được tham gia xét tuyển.

2.4. Bảng chỉ tiêu phân theo chuyên ngành đào tạo

TTNgành đào tạoMã ngành- chuyên ngànhTổ hợp xét tuyểnChỉ tiêu
HỆ ĐẠI HỌC  2120
1Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử với các chuyên ngành:52510301 A00, A01, D07 
1.1.1Hệ thống điện52510301_01 200
1.1.2Hệ thống điện chất lượng cao52510301_02 40
1.2.1Điện công nghiệp và dân dụng52510301_03 100
1.2.2Điện công nghiệp và dân dụng chất lượng cao52510301_04 40
1.3Nhiệt điện52510301_05 50
1.4Điện lạnh52510301_06 100
1.5Năng lượng tái tạo52510301_07 30
1.6Công nghệ chế tạo thiết bị điện52510301_08 40
2Quản lý công nghiệp với các chuyên ngành:52510601A00, A01, D07, D01 
2.1.1Quản lý năng lượng52510601_01 50
2.1.2Quản lý năng lượng chất lượng cao52510601_02 30
2.2Quản lý môi trường công nghiệp và đô thị52510601_03 30
3Công nghệ thông tin với các chuyên ngành:52480201A00, A01, D07, D01 
3.1Công nghệ phần mềm52480201_01 100
3.2Thương mại điện tử52480201_02 50
3.3Quản trị và an ninh mạng52480201_03 50
4Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá với các chuyên ngành:52510303A00, A01, D07 
4.1.1Công nghệ tự động52510303_01 100
4.1.2Công nghệ tự động chất lượng cao52510303_02 30
4.2Tự động hóa và điều khiển thiết bị điện công nghiệp52510303_03 80
5Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông với các chuyên ngành:52510302A00, A01, D07 
5.1.1Điện tử viễn thông52510302_01 100
5.1.2Điện tử viễn thông chất lượng cao52510302_02 30
5.2Kỹ thuật điện tử52510302_03 100
5.3Thiết bị Điện tử y tế52510302_04 30
6Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng với các chuyên ngành:52510102A00, A01, D07 
6.1Xây dựng công trình điện52510102_01 30
6.2Xây dựng dân dụng và Công nghiệp52510102_02 30
6.3Quản lý dự án và công trình điện52510102_03 30
7Công nghệ kỹ thuật cơ khí với chuyên ngành: Công nghệ chế tạo máy.52510201A00, A01, D0760
8Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử52510203A00, A01, D07100
9Quản trị kinh doanh với các chuyên ngành:52340101A00, A01, D07, D01 
9.1.1Quản trị doanh nghiệp52340101_01 60
9.1.2Quản trị doanh nghiệp chất lượng cao52340101_02 30
9.2Quản trị du lịch, khách sạn52340101_03 60
10Tài chính ngân hàng với các chuyên ngành:52340201A00, A01, D07, D01 
10.1Tài chính doanh nghiệp52340201_01 60
10.2Tài chính doanh nghiệp chất lượng cao52340201_02 30
11Kế toán với các chuyên ngành:52340301A00, A01, D07, D01 
11.1.1Kế toán doanh nghiệp52340301_01 150
11.1.2Kế toán doanh nghiệp chất lượng cao52340301_02 40
11.2Kế toán tài chính và kiểm soát52340301_03 60
Tin tuyển sinh

Đại học Kinh tế – Quản trị kinh doanh công bố phương án tuyển sinh 2017

433

1. Phạm vi tuyển sinh 

Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh tuyển sinh trong cả nước.

2. Phương thức tuyển sinh

Năm 2017, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh tuyển sinh theo 2 phương thức (áp dụng cho tất cả các ngành đào tạo):

+ Tuyển sinh dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia.

+ Tuyển sinh dựa vào kết quả ghi trong học bạ THPT.

3. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận đăng ký xét tuyển  

* Theo kết quả thi THPT Quốc gia

– Thí sinh tốt nghiệp THPT, tổng điểm các môn thi của tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển đạt ngưỡng điểm xét vào đại học theo quy định của Bộ GD&ĐT.

– Sử dụng kết quả của 3 môn thi theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển.

– Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp trung học tại các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ với kết quả thi (tổng điểm 3 bài thi/môn thi của tổ hợp dùng để xét tuyển) thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào 1,0 điểm (theo thang điểm 10) và phải học bổ sung kiến thức một học kỳ trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng Nhà trường quy định.

* Theo Học bạ Trung học Phổ thông

– Thí sinh đã tốt nghiệp Trung học phổ thông.

– Xét theo tổ hợp kết quả học cuối kỳ 3 môn của lớp 12 THPT theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển.

– Điểm xét tuyển là điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp các môn dùng để xét tuyển hoặc điểm trung bình chung của các môn học dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 6,0 đối (theo thang điểm 10), cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo Điều 7 của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2017.

* Điều kiện chung

 Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trong thời hạn quy định. Quá thời hạn này, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và trường được xét tuyển thí sinh khác trong đợt xét tuyển bổ sung.

4. Tổ chức tuyển sinh

4.1. Thời gian nhận đăng ký xét tuyển (ĐKXT)

+ Đối với thí sinh sử dụng kết quả thi THPT Quốc gia: Thời gian nhận ĐKXT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Đối với thí sinh sử dụng kết quả học bạ THPT: Thời gian nhận ĐKXT từ tháng 5/2017.

+ Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh tổ chức xét tuyển 2 đợt/năm.

4.2. Lệ phí xét tuyển: 30.000 đồng/01 hồ sơ.

5. Thông tin về ngành đào tạo/ chỉ tiêu/ tổ hợp môn xét tuyển/ thi tuyển

Ngành họcMã ngànhTổ hợp môn thi/ xét tuyển(mã tổ hợp môn)Chỉ tiêu
Theo điểm thi THPTQGTheohọc bạTHPT
Các ngành đào tạo đại học:1.120380
Kế toán(Chuyên ngành: Kế toán Tổng hợp; Kế toán Doanh nghiệp; Kế toán Kiểm toán)D340301Toán, Lý, Hóa (A00);Văn, Toán, Tiếng Anh (D01);Toán, Lý, Tiếng Anh (A01);Toán, Hóa, Tiếng Anh (D07)34040
Tài chính – Ngân hàng(Chuyên ngành: Tài chính Doanh nghiệp; Tài chính Ngân hàng; Ngân hàng)D340201Toán, Lý, Hóa (A00);Văn, Toán, Tiếng Anh (D01);Toán, Lý, Tiếng Anh (A01);Toán, Hóa, Tiếng Anh (D07)14565
Luật Kinh tế(Chuyên ngành: Luật Kinh doanh; Luật Kinh doanh Quốc tế)D380107Toán, Lý, Hóa (A00);Văn, Toán, Tiếng Anh (D01);Văn, Sử, Địa (C00);Văn, Sử, Tiếng Anh (D14)10545
Quản trị Kinh doanh(Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Tổng hợp; Quản trị Doanh nghiệp; Quản trị Kinh doanh Thương mại)D340101Toán, Lý, Hóa (A00);Văn, Toán, Tiếng Anh (D01);Toán, Lý, Tiếng Anh (A01);Văn, Toán, Lý  (C01)21090
Kinh tế(Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế; Kinh tế Đầu tư; Thương mại Quốc tế; Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Kinh tế Y tế; Quản lý công; Kinh tế Phát triển; Kinh tế Bảo hiểm Y tế; Kinh tế Bảo hiểm Xã hội; Kinh tế và Quản lý Bệnh viện; Kinh tế Tài Nguyên – Môi Trường; Kinh tế và Quản lý Nguồn nhân lực)D310101Văn, Toán, Tiếng Anh (D01);Toán, Lý, Tiếng Anh (A01);Toán, Sinh, Văn (B03);Toán, Hóa, Tiếng Anh (D07)21090
Marketing(Chuyên ngành: Quản trị Marketing; Quản trị Truyền thông Marketing)D340115Toán, Vật lí, Hóa học (A00);Văn, Toán, Tiếng Anh (D01);Toán, Vật lí, Tiếng Anh (A01);Ngữ văn, Toán, Địa lí (C04)5525
Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành(Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Khách sạn và Du lịch)D340103Toán, Lý, Hóa (A00);Văn, Toán, Tiếng Anh (D01);Toán, Lý, Tiếng Anh (A01);Văn, Toán, Địa (C04)

Tin tuyển sinh

ĐH Nội vụ công bố điểm chuẩn 2017

418

ĐH Nội vụ vừa công bố điểm chuẩn 2017 cho các ngành đào tạo tại hai cơ sở Hà Nội và Quảng Nam.

Tại cơ sở Hà Nội, điểm chuẩn cao nhất là 25,75 (ngành Quản lý văn hóa, tổ hợp C00).

Ngành Hệ thống thông tin lấy điểm chuẩn thấp nhất, 15,5 điểm cho tất cả tổ hợp xét tuyển.

Điểm trúng tuyển cụ thể như sau:

Điểm trúng tuyển cụ thể như sau:

diem chuan dai hoc 2017 anh 3

Tại cơ sở Quảng Nam, điểm chuẩn nằm trong khoảng từ 15,5 (ngành Luật, tổ hợp A00, A01, D01) đến 21,5 (ngành Quản lý nhà nước, tổ hợp C00).

Toán Học

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Toán trường THPT chuyên Thái Bình lần 1

601

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Toán trường THPT chuyên Thái Bình lần 1 gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút, đề thi thử có đáp án và lời giải chi tiết.

Trích dẫn đề thi:
+ Độ giảm huyết áp của một bệnh nhân được cho bởi công thức G(x) = 0,035x^2(15 – x), trong đó x là liều lượng thuốc được tiêm cho bệnh nhân (x được tính bằng miligam). Tính liều lượng thuốc cần tiêm (đơn vị miligam) cho bệnh nhân để huyết áp giảm nhiều nhất.
A. x = 8
B. x = 10
C. x= 15
D. x = 7
[ads]
+ Một tấm kẽm hình vuông ABCD có cạnh bằng 30cm. Người ta gập tấm kẽm theo hai cạnh EF và GH cho đến khi AD và BC trùng nhau như hình vẽ bên để được một hình lăng trụ khuyết hai đáy. Giá trị của x để thể tích khối lăng trụ lớn nhất là?
A. x = 5 cm
B. x = 9 cm
C. x = 8 cm
D. x = 10 cm
+ Cho hàm số y = f(x) có đao hàm trên R. Đường cong trong hình vẽ bên là đồ thị của hàm số y = f'(x), (y = f'(x) liên tục trên R). Xét hàm số g(x) = f(x^2 – 2). Mệnh đề nào dưới đây sai?
A. Hàm số g(x) nghịch biến trên (−∞; −2)
B. Hàm số g(x) đồng biến trên (2; +∞)
C. Hàm số g(x) nghịch biến trên (−1; 0)
D. Hàm số g(x) nghịch biến trên (0; 2)