Biểu mẫuGiáo dục - Đào tạo

Kịch bản ngày hội “Rèn luyện đội viên” năm học 2017-2018

Kịch bản ngày hội “Rèn luyện đội viên”
111

Kịch bản ngày hội “Rèn luyện đội viên”

Kịch bản và lời dẫn ngày hội “Rèn luyện đội viên” năm học 2017-2018

Thiquocgia.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết kịch bản và lời dẫn ngày hội “Rèn luyện đội viên” năm học 2017-2018 để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết nêu rõ kịch bản kèm với lời dẫn cho ngày hội công nhận chuyên hiệu rèn luyện đội viên. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về kịch bản tại đây.

Kịch bản Hội nghị Cán bộ công chức

Kịch bản chương trình Tết Trung thu

Kịch bản tổ chức chương trình kỉ niệm ngày 20-10

KỊCH BẢN LỜI DẪN CHUYÊN ĐỀ

“NGÀY HỘI CÔNG NHẬN CHUYÊN HIỆU RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN”

1. Văn nghệ chào mừng

MC Thúy: Kính thưa quý vị đại biểu, các vị khách quý! Để chào mừng ngày hội công nhận chuyên hiệu rèn luyện đội viên của liên đội …………………. ngày hôm nay, sau đây xin kính mời quý vị đại biểu các vị khách quý cùng toàn thể các thầy cô giáo và các em học sinh cùng đến với chương trình văn nghệ chào mừng.

– Mở đầu chương trình, xin mời quý vị đại biểu cùng toàn thể các thầy cô giáo, các em học sinh cùng hướng lên sân khấu để thưởng tiết mục hát múa: Trọn niềm kính yêu, sáng tác của nhạc sỹ Lê Vinh Phúc,

– Tiếp theo chương trình xin mời quý vị đại biểu, các thày cô giáo cùng toàn thể các em học sinh cùng đến với ca khúc Bác Hồ một tình yêu bao la, sáng tác của nhạc sỹ Thuận Yến, do cô giáo ……………………. thể hiện.

Bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, sáng tác của nhạc sỹ Phong Nhã. Do các em trong đội văn nghệ xung kích của liên đội thể hiện.

2. Tuyên bố lí do – Giới thiệu đại biểu

MC Thúy: Xin nhiệt liệt chào mừng các vị đại biểu, các vị khách quý, các thầy cô giáo và các em học sinh về tham dự “Ngày hội công nhận chuyên hiệu Rèn luyện đội viên” của liên đội …………………. ngày hôm nay!

Kính thưa các vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

Một trong những chương trình có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của đội viên, đó là chương trình Rèn luyện đội viên. Những yêu cầu của chương trình là để đội viên tự rèn luyện trong sự hướng dẫn, giúp đỡ của phụ trách đội, của thầy cô giáo, của bạn bè và gia đình. Hoạt động quan trọng của chương trình này là việc tổ chức triển khai và công nhận các chuyên hiệu của đội viện dựa trên tiêu chuẩn của từng chuyên hiệu.

Thực hiện kế hoạch công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2017-2018, thực hiện sự chỉ đạo của Hội Đồng Đội, Phòng giáo dục và đào tạo huyện Krông Păc. Hôm nay Liên đội …………………… long trọng tổ chức chuyên đề “Ngày hội công nhận chuyên hiệu Rèn luyện đội viên” năm học 2017-2018

Về dự và chung vui với thầy và trò nhà trường trong ngày hội hôm nay, xin trân trọng giới thiệu và nồng nhiệt chào đón các vị đại biểu, khách quý.

……………………………………………………………………………………………………..

Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng

* Đại biểu địa phương xin trân trọng giới thiệu:

………………………………………………………………………………………………………

Các bác đại diện cho Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND các ban ngành đoàn thể xã ……………..

* Về phía nhà trường xin trân trọng giới thiệu:

Thầy ………………………….: Bí thư chi bộ – hiệu trưởng nhà trường, cùng toàn thể các thầy cô giáo, các cô các bác đại diện của Hội cha mẹ học sinh.

Và đặc biệt là sự có mặt của ……….. bạn đội viên trong toàn liên đội.

Một lần nữa, chúng ta hãy nổ một tràng pháo tay nồng nhiệt để chào mừng tất cả quí vị đại biểu, khách quí!

3. Diễn văn khai mạc.

MC Thúy: Tiếp theo chương trình xin trân trọng giới thiệu và kính mời thầy ………………………. – Bí thư Chi bộ – Hiệu trưởng nhà trường lên khai mạc chuyên đề “Ngày hội công nhận chuyên hiệu Rèn luyện đội viên”.

Xin trân trọng kính mời thầy!

4. Công bố nội dung chương trình.

MC Thúy: Kính thưa các vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thế các em học sinh thân mến!

Tiếp theo những phần việc đã làm, ngày hội của chúng ta hôm nay gồm các nội dung sau:

1. Công bố thành phần BGK của các chuyên hiệu.

2. Công bố thể lệ dự thi công nhận các chuyên hiệu.

3. Đội viên tham gia thi công nhận các chuyên hiệu.

4. Công bố kết quả, trao giấy chứng nhận hoàn thành chuyên hiệu rèn luyện đội viên.

5. Tổng kết, bế mạc.

5. Công bố thành phần BGK.

MC Thúy: Vâng trong bất cứ cuộc thi nào cũng không thể thiếu thành phần BGK.

Thay mặt ban tổ chức xin trân trọng giới thiệu các thành viên trong BGK và ban thư ký ghi lại kết quả của các chuyên hiệu:

* Ban giám khảo kiểm tra các chuyên hiệu trong ngày hội hôm nay.

– Thầy ……………………………… – Trưởng ban.

– Thầy ……………………………… – Phó ban.

– Thầy ……………………………… – Thành viên.

– Cô ……………………………… – Thành viên.

– Cô ……………………………… – Thành viên.

– Cô ……………………………… – Thành viên.

– Cô ……………………………… – Thành viên.

– Cô ……………………………… – Thư kí.

MC Thúy: Thể lệ kiểm tra chuyên hiệu

Sau đây thay mặt cho ban tổ chức xin thông qua thể lệ – đối tượng dự thi công nhận chuyên hiệu rèn luyện đội viên năm học 2017-2018.

Đối tượng dự thi của chúng ta hôm nay là các bạn đội viên khối 4,5 tham gia hoàn thành chuyên hiệu rèn luyện đội viên hạng măng non, với các bạn đội viên khối 3 sẽ tham gia hoàn thành chuyên hiệu rèn luyện dự bị đội viên.

Các đội viên tham gia sẽ trải qua và hoàn thành các chuyên hiệu đánh giá kết quả hoàn thành chuyên hiệu. Các nhóm có 5 chuyên hiệu phải vượt qua đó là các chuyên hiệu:

+ Chuyên hiệu Rèn chăm học giỏi: (dành cho đội viên toàn trường)

Ở chuyên hiệu này các bạn đội viên tham gia trả lời các câu hỏi kiến thức có liên quan đến các môn học như Anh văn, Toán, Tiếng Việt… theo hình thức trắc nghiệm, trên giấy thi của ban tổ chức. Thời gian cho phần thi này là 05’ phút. Sau khi làm bài trắc nghiệm xong, các bạn nộp bài kiểm tra về bàn của ban giám khảo.

+ Chuyên hiệu Kỹ năng đội viên: (dành cho đội viên toàn trường)

Ở chuyên hiệu này các bạn đội viên thực hành về kỹ năng thực hành nghi thức đội gồm tháo thắt khăn quàng, các động tác cá nhân tại chỗ, di động, chào kiểu đội viên…

+ Chuyên hiệu Nhà sử học nhỏ tuổi: (dành cho các bạn đội viên 4,5)

Ở phần thực hiện hoàn thành chuyên hiệu này, các bạn đội viên sẽ tham gia tìm hiểu về lịch sử các ngày lễ lớn. Các bạn trả lời trực tiếp vào phiếu kiểm tra chuyên hiệu và nộp bài về bàn ban giám khảo chấm điểm xếp loại chuyên hiệu.

+ Nhà sử học nhỏ tuổi: (dành cho đội viên toàn trường)

Ở chuyên hiệu này các bạn sẽ trả lời bằng cách chọn đáp án đúng hay sai sau khi các bạn được xem câu hỏi trên màn chiếu thời gian trả lời trong 10s lựa chọn bằng cách chọn đáp án A, B, C, D và ghi trên bảng và giơ bảng trả lời đáp án, BGK sẽ theo dõi kết quả của từng em theo sơ đồ vị trí chỗ ngồi của từng đội viên những đội viên trả lời sai quá nửa số câu hỏi sẽ không hoàn thành chuyên hiệu này.

+ Chuyên hiệu Nghệ sĩ nhỏ tuổi: (dành cho đội viên toàn trường)

Ở chuyên hiệu này các bạn sẽ bốc thăm và trả lời câu hỏi, sau dó sẽ hát 1 bài hát theo câu hỏi mình bốc được. BGK sẽ chấm điểm vào danh sách.

+ An toàn giao thông: (dành cho đội viên toàn trường)

Ở chuyên hiệu này các bạn sẽ trả lời bằng cách chọn đáp án đúng hay sai sau khi các bạn được xem câu hỏi trên màn chiếu thời gian trả lời trong 10s lựa chọn bằng cách chọn đáp án A, B, C, D và ghi trên bảng và giơ bảng trả lời đáp án, BGK sẽ theo dõi kết quả của từng em theo sơ đồ vị trí chỗ ngồi của từng đội viên những đội viên trả lời sai quá nửa số câu hỏi sẽ không hoàn thành chuyên hiệu này.

– Trong các phần kiểm tra, khi vượt qua chuyên hiệu nào thì các bạn đội viên phải lấy được chữ ký xác nhận của BGK của chuyên hiệu đó và nộp về ban thư ký để tổng hợp kết quả.

Sau khi hoàn thành 5 chuyên hiệu, thư ký tổng hợp kết quả làm căn cứ để xét hoàn thành chuyên hiệu rèn luyện đội viên năm học 2017-2018.

Ở mỗi bàn của BGK các bạn sẽ được hướng dẫn theo yêu cầu của mỗi chuyên hiệu.

Lưu ý: Các em và các chi đội có thể chọn tham dự kiểm tra chuyên hiệu nào trước cũng được nhưng phải đăng ký với ban tổ chức và các bàn ban giám khảo chấm các chuyên hiệu và người điều hành chương trình.

– Ban tổ chức sẽ trao 10 phần quà đặc biệt cho 10 đội viên đạt thành tích cao nhất trong 5 chuyên hiệu và 2 phần quà cho 2 tập thể có nhiều bạn đạt thành tích cao trong ngày hội.

Các em đã sẵn sàng chưa? Xin chúc các em hãy bình tĩnh tự tin để là người những đội viên hoàn thành xuất sắc các chuyên hiệu trong ngày hội hôm nay.

I. Chuyên hiệu: Rèn chăm học giỏi.

MC Thúy: Và sau đây chúng ta cùng quan sát các chi đội và các bạn đội viên thực hiện chuyên hiệu “Chuyên hiệu: Rèn chăm học giỏi”. Đề nghị các bạn ngồi đúng vị trí theo quy định của ban tổ chức và nhận đề kiểm tra chuyên hiệu qua phần thi trắc nghiệm.

Xin mời các bạn đội viên của các chi đội 4A, 4B, 5A, 5B đứng dậy và tiến về phía trước 5 bước. (lưu ý dẫn chương trình hô khẩu lệnh điều chỉnh hàng ngũ để cự ly hợp lý mới cho ngồi xuống để thi)

Đề nghị các bạn đội viên trong toàn liên đội hãy nổ một tràng pháo tay để chúc các bạn thí sinh bình tĩnh tự tin vượt qua chuyên hiệu “Rèn chăm học giỏi” (vỗ tay)

Xin mời các thầy cô giáo trong ban tổ chức sẽ phát đề kiểm tra chuyên hiệu “Rèn chăm học giỏi” cho các bạn đội viên.

* Hết thời gian làm bài trắc nghiệm các bạn thí sinh ngồi tại chỗ để ban tổ chức thu bài kiểm tra chuyên hiệu để chúng ta chuyển sang phần kiểm tra tiếp theo.

II. Chuyên hiệu: Kỹ năng đội viên – Thi thực hành (Thực hiện đồng diễn nghi thức trên nền nhạc)

(Nhóm tham gia kỹ năng đội viên được thu bài trước để triển khai đội hình 2 bên cánh gà sân khấu)

MC Thúy: Sau đây xin mời quý vị đại biểu, các vị khách quý cùng toàn thể các thầy cô giáo và các bạn đội viên cùng đền với phần kiểm tra chuyên hiệu “Kỹ năng đội viên”.

Trong năm học qua, Liên đội …………………. đã triển khai tới tất cả các bạn đội viên thực hiện 7 yêu cầu với người đội viên và bây giờ chúng ta cùng gặp gỡ 20 bạn đội viên đại diện tiêu biểu trong toàn liên đội sẽ thể hiện phần thi kỹ năng đội viên qua màn đồng diễn nghi thức đội trên nền nhạc bài hát Hành khúc Đội.

Xin trân trọng kính mời các thầy cô trong ban giám khảo trở về vị trí để kiểm tra chuyên hiệu “Kỹ năng đội viên”

(Kết thúc đồng diễn)

MC Thúy: Quý vị đại biểu và các em học sinh thân mến thông qua chuyên hiệu kỹ năng đội viên chúng ta có thấy các bạn đội viên của liên đội ………… có thực hiện tốt các kỹ năng của người đội viên không ạ? Các bạn xứng đáng được nhận một tràng vỗ tay động viên phải không nào?……………………. (vỗ tay)

III. Chuyên hiệu: Nhà sử học nhỏ tuổi

MC Thúy: Kính thưa quý vị đại biểu, các thầy cô giáo anh chị phụ trách cùng toàn thể các em đội viên thân mến!

Năm học 2017-2018 diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của đất nước nói chung và huyện nhà nói riêng. Hòa chung với khí thế của tuổi trẻ cả nước đang dẫy lên phong trào thi đua thiết thực chào mừng 42 ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước, 76 năm ngày thành lập Đội. Và bây giờ chúng ta cùng đến với phần kiểm tra chuyên hiệu Nhà sử học nhỏ tuổi với các kiến thức về các sự kiện quan trọng của đất nước trong năm 2017.

Ở chuyên hiệu này, các bạn đội viên sẽ tham gia trả lời 10 câu hỏi có kiến thức lịch sử. Sau khi nghe câu hỏi, các em có 10 giây suy nghĩ và chọn đáp án đúng nhất ghi trên bảng và giơ lên cho BGK chấm. BGK sẽ theo dõi kết quả của từng em theo sơ đồ vị trí chỗ ngồi của từng đội viên những đội viên trả lời sai quá nửa số câu hỏi sẽ không hoàn thành chuyên hiệu này.

Xin mời các thầy cô giáo trong ban giám khảo về vị trí bàn chấm chuyên đề Nhà sử học nhỏ tuổi.

Sau đây chúng ta sẽ đến với câu hỏi của chương trình:

Câu 1: Bác Hồ sinh vào ngày tháng năm nào? (hết 10s dẫn chương trình yêu cầu giơ đáp án và mời BGK kiểm tra đúng hay sai)

a. 19/5/1890 b. 19/5/1900 c. 2/9/1909

Câu 2: Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập vào ngày tháng năm nào?

a. 2/9/1945 b. 1/5/1945 c. 01/5/1945

Câu 3: Ngày tháng năm nào là ngày chiến thắng Điện Biên Phủ?

a. 30/4/1954 b. 19/8/1950 c. 7/5/1954

Câu 4: Chủ Tịch Hồ Chí Minh giao cho ai là người chỉ huy trận đánh Điện Biên Phủ?

a. Nguyễn Chí Thanh b. Võ Nguyên Giáp c. Phạm Văn Đồng

Câu 5: Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước là ngày tháng năm nào?

a. 30/3/1976 b. 30/4/1972 c. 30/4/1975

Câu 6: Hải Phòng giải phóng vào ngày tháng năm nào?

a. 13/5/1955 b. 13/5/1960 c. 19/8/1950

Câu 7: Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh ngày tháng năm nào?

a. 15/5/1930 b. 19/5/1940 c. 15/5/1941

Câu 8: Tên thật của anh Kim Đồng là?

a. Nông Văn Thàn b. Nông Văn Dền c. Lý văn Tịnh

Câu 9: Khu di tích danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc xã nào của huyện Vĩnh Bảo?

a. Xã Cao Minh b. xã Lý Học c. xã Hòa Bình

Câu 10: Năm 2016, Đảng ta tổ chức đại hội đảng lần thứ bao nhiêu?

a. lần 10 b. lần thứ 11 c. lần thứ 12

Vâng chúng ta vừa chứng kiến các bạn đội viên trải qua phần kiểm tra chuyên hiệu Nhà sử học nhỏ tuổi chúng ta hãy nổ một tràng pháo tay để chúc mừng các bạn đã hoàn thành xong chuyên hiệu nhà sử học nhỏ tuổi.

IV. Chuyên hiệu: Nghệ sĩ nhỏ tuổi

Ở chuyên hiệu này các bạn sẽ bốc thăm và trả lời câu hỏi.

ĐỀ SỐ 1: Em hày cho biết tác giả của bài hát “Quốc ca Việt Nam”?. Em hãy trình bày bài hát đó.

ĐỀ SỐ 2: Em hày cho biết tác giả của bài hát “Đội ca”?. Em hãy trình bày bài hát đó.

ĐỀ SỐ 3: Em hãy cho biết tên 1 bài hát, 1 bài thơ hoặc 1 câu chuyện về Bác Hồ? Em hãy hát bài hát, đọc bài thơ hoặc kể câu chuyện đó.

ĐỀ SỐ 4: Em hãy cho biết tên 1 bài hát dân ca thuộc một trong ba miền: Bắc, Trung, Nam? Hãy thể hiện bài dân ca đó.

ĐỀ SỐ 5: Em hãy cho biết Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào? Hãy kể một câu chuyện về Bác Hồ?

V. Chuyên hiệu: An toàn giao thông

MC Thúy: quý vị đại biểu cùng toàn thể các em đội viên thân mến!

Trong thời gian qua các em đội viên của liên đội không những học giỏi, chăm ngoan mà các bạn còn thực hiện tích cực phong trào xây dựng cổng trường an toàn giao thông, tham gia giao thông có văn hóa, không đi xe đạp điện, không lạng lách, dàn hàng 3 trên đường để thực hiện tốt chuyên hiệu An toàn giao thông sau đây chúng ta cùng bước vào phần kiểm tra chuyên hiệu “An toàn giao thông”

Xin trân trọng kính mời các thầy cô trong ban giám khảo về vị trí chấm chuyên hiệu “An toàn giao thông”

Câu 1: Khi tham gia giao thông, trường hợp nào dưới đây là không an toàn, gây nguy hiểm?
a) Đi qua đường cùng người lớn.
b) Không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe máy.
c) Đi xe đạp chở 1 người ngồi sau

Câu 2: Khi đi qua chỗ đường giao nhau, có tín hiệu đèn, em cần chú ý điều gì?
a) Quan sát kỹ tín hiệu đèn giao thông, khi đèn xanh bật mới được đi
b) Nhờ người lớn dẫn qua đường.
c) Không chú ý tín hiệu đèn mà đi sát lề đương bên phải.

Câu 3: Em cùng các bạn đi học về thấy một số bạn chơi đùa trên đường, em sẽ làm gì?
a) Nhắc các bạn không chơi đùa trên đường vì không an toàn
b) Vui chơi cùng các bạn.
c) Vẫn đi bình thường như không có việc gì sảy ra.

Câu 4: Em và bạn em muốn qua đường nhưng quãng đường ấy có nhiều xe cộ đi lại, em sẽ làm thế nào để qua đường an toàn?
a) Đứng chờ lúc nào vắng xe sẽ chạy nhanh qua.
b) Nắm tay cùng nhau cùng xin đường để qua.
c) Nhờ người lớn dắt qua

Câu 5: Em được người lớn đèo bằng xe máy đi trên đường, em phải ngồi thế nào cho an toàn?
a) Đội mũ bảo hiểm và ngồi trước người lớn.
b) Đội mũ bảo hiểm, ngồi sau người lớn và bám chắc vào người lớn
c) Đội mũ bảo hiểm và ngồi sau người lớn.

Câu 6: Các hành động nào dưới đây khi tham gia giao thông là đúng?
a) Ngồi trên xe ô tô nghiêm túc không mở cửa thò đầu hoặc tay, chân ra ngoài
b) Ngồi sau xe máy dang hai tay, chân khi xe chạy trên đường.
c) Bám vào sau xe ô tô khi xe đang chạy.

Câu 7: Hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta gồm mấy loại đường?
a) 3 loại đường (Đường quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị).
b) 4 loại đường (Đường quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện).
c) 5 loại đường (Đường quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường làng xã)

Câu 8: Đi bộ trên quốc lộ phải đi như thế nào?
a) Đi sát lề đường, không chơi đùa, ngồi dưới lòng đường.
b) Chỉ qua đường khi đoạn đường không có xe cộ qua lại.
c) Cả 2 ý trên

Câu 9: Đặc điểm của biển báo nguy hiểm là gì?
a) Hình tam giác màu vàng, viền màu đỏ, giữa có hình vẽ màu đen biểu thị nội dung sự nguy hiểm cần biết
b) Hình tam giác nền trắng, viền xanh.
c) Hình tròn nền xanh viền trắng.

Câu 10: Đặc điểm của biển báo chỉ dẫn là gì?
a) Hình tam giác nền vàng, viền đỏ.
b) Hình tròn nền xanh.
c) Hình chữ nhật hoặc hình vuông nền màu xanh lam, ở giữa có hình vẽ hoặc chữ chỉ dẫn màu trắng

Các bạn đã sẵn sàng chưa nào? Đề nghị các bạn cổ động viên hãy nổ một tràng pháo tay để các bạn đội viên của chúng ta hoàn thành xuất sắc phần thi này (vỗ tay)

MC Thúy: Để thay đổi không khí của ngày hội sau đây xin trân trọng kính mời quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các em đội viên cùng hướng lên sân khấu để đón xem một tiết mục văn nghệ:………………………

—————–

* Phần giao lưu với khán giả:

MC Thúy:

Các bạn cổ động viên ơi! Trong thời gian chờ kết quả của các bạn đội viên chúng ta cùng đến với phần trò chơi khán giả các bạn có đồng ý không nào?

Ở phần trò chơi khán giả chúng ta cùng hướng lên sân khấu để nghe các câu hỏi của ban tổ chức và dành những phần quà của ban tổ chức các bạn nhé!

Câu 1: Người điều khiển xe đạp, xe thô sơ mà lạng lách đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đi xe bằng một bánh thì mức phạt hành chính khoảng bao nhiêu là đúng.

a – 100.000đ. b – 200.000đ. c – Cả a và b.

Câu 2: Năm điều Bác Hồ dạy ra đời vào thời gian nào?

a – Ngày 15/5/1941 b- Ngày 15/5/1961

c – Ngày 5/9/1945 d – Ngày 2/9/1961

Câu 3: Người điều khiển, người ngồi trên xe môtô hai bánh, ba bánh xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm khi đi trên các tuyến đường nào?

a – Trên tất cả các tuyến đường. b – Trên đường nông thôn

c – Trên đường thành thị d – Trên đường cao tốc

Công bố kết quả, trao phần thưởng, trao giấy chứng nhận.

MC Thúy: Kính thưa các vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

Sau một thời gian làm việc hết sức khẩn trương, … bạn đội viên đã hoàn thành xong các chuyên hiệu của chương trình Rèn luyện đội viên hạng măng non và ………… bạn đội viên hoàn thành chương trình dự bị đội viên.

– Kết quả…………. đội viên đã hoàn thành xuất sắc các chuyên hiệu và đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình rèn luyện đội viên năm học 2017-2018

– Trong đó có 10 em đội viên có thành tích cao về đích đầu tiên và có điểm số cao nhất và được nhận những phần thưởng ý nghĩa của BTC đó là các em ………………………………………………………..

Xin mời 10 bạn có tên trên bước lên sân khấu để nhận giấy chứng nhận và phần quà của ban tổ chức ngày hội.

– Xin trân trọng kính mời thầy (cô) hoặc đại biểu khách mời

…………………………………………………………………………………………………….

Lên trao phần thưởng và giấy chứng nhận hoàn thành chuyên hiệu rèn luyện đội viên cho các em đội viên có điểm cao nhất trong chuyên hiệu ngày hôm nay!

– BTC quyết định trao 2 phần thưởng cho tập thể có nhiều đội viên đạt thành tích cao nhất. phần thưởng thuộc về chi đội ……… và …………

– Xin trân trọng kính mời thầy (cô) hoặc đại biểu khách mời

Lên trao phần thưởng cho tập thể các bạn!

– Tiếp theo xin mời đại diện của 4 chi đội lên nhận giấy chứng nhận hoàn thành chương trình Rèn luyện đội viên hạng măng non và dự bị đội viên

– Xin trân trọng kính mời thầy (cô) hoặc đại biểu khách mời

Lên trao giấy chứng nhận hoàn thành cho các bạn!

* Văn nghệ khép chương trình

(Trong khi đại biểu trao giấy, tốp hát đi dần lên sân khấu)

Kính thưa quý vị đại biểu, các thầy cô giáo, tiếp theo chương trình xin trân trọng kính mời quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh cùng hướng lên sân khấu để đón nghe tiết mục văn nghệ của các em đội viên đến từ đội văn nghệ của trường với tiết mục hát múa Đội ta lớn lên cùng đất nước.

Bế mạc.

MC Thúy: Kính thưa các vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thế các em đội viên thân mến! Tiết mục hát múa Đội ta lớn lên cùng đất nước đã khép lại chuyên đề “Ngày hội công nhận chuyên hiệu Rèn luyện đội viên” của liên đội TH …………………. ngày hôm nay.

Thay mặt Ban tổ chức xin kính chúc sức khỏe tới các vị bác đại biểu, các thầy giáo, cô giáo, chúc các em đội viên chăm ngoan học giỏi và đạt thành tích cao trong học tập.

Xin chào và hẹn gặp lại!

Biểu mẫuGiáo dục - Đào tạo

Quy trình 5 bước lên lớp của Giáo viên tiểu học

Tiến trình 5 bước lên lớp của Giáo viên
191

Tiến trình 5 bước lên lớp của Giáo viên

5 bước lên lớp của Giáo viên

Quy trình các bước lên lớp của Giáo viên gồm 5 bước quan trọng. Để có thể có được tiết dạy thành công và hiệu quả, Thiquocgia.vn mời các bạn tham khảo những bước lên lớp phù hợp và rõ ràng qua bài viết dưới đây. Chúc các bạn có được tiết dạy hiệu quả nhất!

Quy trình dạy học cấp tiểu học

Quy trình dạy học vần, tập đọc lớp 1

Tiến trình dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”

Những nhà nghiên cứu khoa học sư phạm, những nhà giáo lâu năm đã dày công nghiên cứu qua thực tiễn thất bại và thành công trong sự nghiệp giáo dục, đã đúc kết nên những bài học sư phạm để chúng ta học tập và vận dụng như: các phương pháp giảng dạy trực quan, diễn dịch, quy nạp, các bước, các khâu trong quy trình giảng dạy…

Bạn gặp khó khăn khi lên lớp, lúng túng khi không nắm rõ việc lên lớp như thế nào, gồm các bước nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tháo gỡ khó khăn đó.

5 bước lên lớp của Giáo viên

Năm bước lên lớp của một tiết dạy đều có ý nghĩa và tác dụng sư phạm rất quan trọng.

1. Ổn định tổ chức (1-2 phút) là một bước chuẩn bị tâm thế tập trung để bước vào tiết học. Có nhiều nội dung:

Theo dõi sự chuyên cần. Em nào có mặt, em nào vắng mặt để có hướng giúp đỡ và khích lệ – chỗ ngồi của học sinh đã ổn chưa. Bàn ghế thiếu đủ, có xộc xệch không, để chỉnh đốn kịp thời, nếu tiết trước có dặn dò gì, thì tiết này xem các em đã thực hiện đến đâu – có thông tin gì đặc biệt làm các em xôn xao, giáo viên cần thông báo để các em ổn định tập trung tư tưởng bước vào học.

Bước này được xây dựng thành nếp ngay thời gian đầu. Thời gian sau có thể lướt qua khoảng 1 phút. Lớp trưởng giúp giáo viên ghi sĩ số, vắng mặt, có mặt ở góc bảng trái để giáo viên đỡ mất thời giờ kiểm tra…

2. Bước kiểm tra bài cũ (2-3 phút)

Chỉ có kiểm tra thường xuyên mới thúc đẩy học sinh làm bài, học bài nghiêm túc.

Nội dung kiểm tra:

Xem việc ghi chép làm bài, chuẩn bị bài (văn, toán, sinh vật…) của học sinh – tiết học trước có yêu cầu chuẩn bị, hoặc làm bài để nộp thì nhất thiết phải kiểm tra, đánh giá, khen chê kịp thời – có thể làm kiểm tra miệng hay viết một tiết hay 15 phút; nội dung cả bài hay một phần trọng tâm nào đó.

Tùy theo chủ đích và yêu cầu của giáo viên mà chọn nội dung và dành thời gian thích hợp. Quan tâm kiểm tra các em học yếu và thiếu chăm chỉ để có hướng giúp đỡ cụ thể.

Lâu nay, một số giáo viên không coi trọng việc kiểm tra học bài, làm bài ở nhà, thực hiện những gì giáo viên “dặn dò”, đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính nghiêm túc của học sinh. Các em sẽ “nhờn” việc dặn dò, nhắc nhở của giáo viên.

3. Bước giảng bài mới (35-40 phút) – bước trọng tâm

Để giới thiệu bài mới, giáo viên có nhiều cách gây sự hứng thú, tập trung nghe giảng. Không nhất thiết bài nào cũng làm. Song sự dẫn dắt hấp dẫn của giáo viên sẽ giúp các em tập trung tốt hơn và chỉ cần ngắn gọn.

Một giáo viên đã vào bài Quê hương như sau: “Mỗi người một quan niệm, một xúc cảm về quê hương khác nhau. Với nhà thơ Đỗ Trung Quân đã nói lên quan niệm và tình cảm của mình qua bài Quê hương. Hôm nay ta học bài: Quê hương…

Về địa lý, giáo viên vào bài. Hôm nay ta học bài Châu Phi. Cũng được thôi. Một giáo viên khác: Đố các em, châu lục nào có hình dạng giống củ khoai, có nhiều tài nguyên, khoáng sản quý? Châu Phi.

Giáo viên chuẩn bị kỹ để xác định phần nào là trọng tâm, là khó hiểu, khó nhớ để giảng giải kỹ càng; phần nào dễ, hướng dẫn các em tự học, không nhất thiết phần nào cũng giảng giải như nhau.

Vì thiếu chuẩn bị kỹ nội dung lẫn phương pháp nên giáo viên không chủ động, dễ “cháy giáo án”. Cuối cùng, không đọng lại bao nhiêu kiến thức cho học sinh.

4. Bước củng cố (2-3 phút)

Vừa giảng xong, kiến thức còn “nóng hổi”, kiểm tra lại bài giảng ta sẽ thấy rõ kết quả cả thầy lẫn trò; từ đó giáo viên sẽ kịp thời bổ sung và củng cố thêm. Chỉ cần một câu hỏi về nội dung trọng tâm hoặc để cho học sinh nêu những điểm nào còn lơ mơ, chưa hiểu…

5. Bước dặn dò (2-3 phút)

Đây là bước tiếp tục củng cố bài mới chuẩn bị cho bài sau. Không nên làm lấy lệ mà phải có yêu cầu, nội dung cụ thể rõ ràng. Cần thiết phải hướng dẫn tỉ mỉ để các em thực hiện được.

Dặn dò phải ghi vào giáo án để lần dạy sau giáo viên kiểm tra. Tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi” như một số giáo viên đã làm. Dặn các em làm một bài, sưu tầm tranh ảnh, mà giáo viên không thu, không kiểm tra đánh giá thì coi như việc làm “công cốc dã tràng”.

Hiệu trưởng cứ kiểm tra xem, sẽ thấy các bước này còn nhiều tồn tại.

* 5 bước lên lớp là một quy trình khép kín của một tiết dạy, đều có một ý nghĩa khoa học và tác dụng nhất định. Nhưng không nhất thiết tiết học nào cũng đủ 5 bước như nhau mà tùy từng bài cụ thể, tùy tình hình thực tế của lớp mà thực hiện sao cho phù hợp. Ngay cả thời gian dành cho từng bước cũng vậy.

Biểu mẫuThuế - Kế toán - Kiểm toán

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh – Mẫu số 03-1B/TNDN

Dành cho người nộp thuế thuộc ngành ngân hàng, tín dụng
175

Dành cho người nộp thuế thuộc ngành ngân hàng, tín dụng

Mẫu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành ngân hàng, tín dụng

Mẫu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là mẫu bản kết quả được lập ra để ghi chép lại kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh dành cho người nộp thuế thuộc các ngành ngân hàng, tín dụng. Mẫu kết quả nêu rõ thông tin của người nộp thuế, mã số thuế, tên đại lý thuế, các chỉ tiêu kết quả… Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại đây.

Mẫu báo cáo năm của công ty chứng khoán

Mẫu đơn đăng ký kinh doanh hợp tác xã

Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

Mẫu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Mẫu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Nội dung cơ bản của mẫu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:

PHỤ LỤC
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Dành cho người nộp thuế thuộc các ngành ngân hàng, tín dụng

(Kèm theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp số 03/TNDN năm ……)

Kỳ tính thuế: từ ……. đến ……
—————-

Tên người nộp thuế: ……………………………………………………………………..

Mã số thuế:

Tên đại lý thuế (nếu có): …………………………………………………………………

Mã số thuế:

STT Chỉ tiêu Mã số Số tiền
(1) (2) (3) (4)
Kết quả kinh doanh ghi nhận theo báo cáo tài chính
1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự [01]
2 Chi trả lãi và các chi phí tương tự [02]
3 Thu nhập lãi thuần ([3] = [1] – [2]) [03]
4 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ [04]
5 Chi phí hoạt động dịch vụ [05]
6 Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ ([6] = [4] – [5]) [06]
7 Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối [07]
8 Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh [08]
9 Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư [09]
10 Thu nhập từ hoạt động khác [10]
11 Chi phí hoạt động khác [11]
12 Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác ([12] = [10] – [11])
[12]
13 Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần
[13]
14 Chi phí hoạt động
[14]
15 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
[15]
16 Tổng lợi nhuận trước thuế
([16] = [3] + [6] + [7] + [8] + [9] + [12] + [13] – [14] – [15])
[16]

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai./.

…………….., ngày…tháng…năm…

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên:
Chứng chỉ hành nghề số:……

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)

Ghi chú:

– Số liệu tại chỉ tiêu mã số [16] của Phụ lục này được ghi vào chỉ tiêu mã số A1 của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của cùng kỳ tính thuế.

Biểu mẫuThuế - Kế toán - Kiểm toán

Mẫu số 02-1/TBH-TB: Danh mục hợp đồng tái bảo hiểm

Danh mục hợp đồng tái bảo hiểm
125

Danh mục hợp đồng tái bảo hiểm

Mẫu danh mục hợp đồng tái bảo hiểm của doanh nghiệp

Mẫu danh mục hợp đồng tái bảo hiểm là mẫu bản danh mục được lập ra để ghi chép lại danh sách các hợp đồng tái bảo hiểm của doanh nghiệp. Mẫu danh mục nêu rõ tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài, tên đại lý thuế, loại hợp đồng… Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu danh mục hợp đồng tái bảo hiểm của doanh nghiệp.

Mẫu số 02/QĐHT: Quyết định về việc hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách Nhà nước

Mẫu số 02-2/TAIN-DK: Bảng kê số tiền thuế tài nguyên tạm tính

Thông báo nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp – Mẫu số 04/SDNN

Danh mục hợp đồng tái bảo hiểm

Danh mục hợp đồng tái bảo hiểm

Nội dung cơ bản của danh mục hợp đồng tái bảo hiểm như sau:

PHỤ LỤC
DANH MỤC HỢP ĐỒNG TÁI BẢO HIỂM

(Kèm theo Thông báo (chính thức) ngày ………)

Tên tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài hoặc tổ chức được ủy quyền: ………………

Mã số thuế:

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………….

Tên đại lý thuế (nếu có): ……………………………………………………………………

Mã số thuế:

STT
Loại Hợp đồng
Đại diện ký kết
Thời gian thực hiện hợp đồng Trách nhiệm pháp lý và cam kết của các bên Đối tượng có thẩm quyền kết hợp đồng Các nội dung liên quan đến thuế trong hợp đồng
Bên Việt Nam
(ghi rõ tên, mã số thuế)
Bên nước ngoài1
(1)
(2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
A: Hợp đồng TBH P&I
1
2
B: Hợp đồng TBH kỹ thuật
1
2

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên:
Chứng chỉ hành nghề số:

Ngày ……. tháng ……. năm …….

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có)

Ghi chú: 1Trường hợp Đại diện ký kết hợp đồng là Văn phòng đại diện, phải ghi rõ Văn phòng đại diện là đối tượng cư trú của Nước ký kết.

Biểu mẫuThuế - Kế toán - Kiểm toán

Mẫu số 02/QĐHT: Quyết định về việc hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách Nhà nước

Quyết định về việc hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách Nhà nước
137

Quyết định về việc hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách Nhà nước

Mẫu quyết định về việc hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách Nhà nước

Mẫu quyết định về việc hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách Nhà nước là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách Nhà nước. Mẫu quyết định nêu rõ cá nhân, tổ chức được hoàn thuế, tổng số tiền được hoàn, lý do hoàn thuế… Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách Nhà nước tại đây.

Mẫu số 01/LHT: Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách Nhà nước

Mẫu số 01/QĐHT: Quyết định về việc hoàn thuế

Mẫu số 02/HT-TB: Thông báo về việc không được hoàn thuế

Mẫu quyết định về việc hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách Nhà nước

Mẫu quyết định về việc hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách Nhà nước

Nội dung cơ bản của mẫu quyết định về việc hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách Nhà nước như sau:

TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊN
TÊN CƠ QUAN THUẾ RA QUYẾT ĐỊNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-

Số: …………..

…, ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH
Về việc hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách Nhà nước

CHỨC DANH THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ RA QUYẾT ĐỊNH

– Căn cứ Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành;

– Căn cứ các Luật thuế, Pháp lệnh thuế, Pháp lệnh phí, lệ phí và các văn bản hướng dẫn thi hành;

– Căn cứ Quyết định số ……….. ngày … tháng … năm … của ………………… quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế/Cục Thuế/Chi cục Thuế;

– Căn cứ vào Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN số … ngày … tháng … năm … kèm theo hồ sơ của: …(tên người nộp thuế, mã số thuế)…;

– Theo đề nghị của ……

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phần hoàn trả

Hoàn lại cho (Ông/Bà/Tổ chức): …………………………………………………………..

Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………….

Tổng số tiền thuế được hoàn là: ……………………………………….. đồng ……….
(bằng chữ: ……………………………………………………………………………………).

Trong đó: Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

Tên loại thuế
Số tiền thuế được hoàn
Thời gian phát sinh số thuế được hoàn
…(chi tiết theo từng loại thuế)…

Lý do hoàn thuế: ……………………………………………………………………………….

Điều 2: Phần bù trừ thu NSNN

Ngày bù trừ
Loại thuế
Số tiền
Tổng cộng

Tổng số tiền thuế, tiền phạt đã bù trừ thu NSNN bằng chữ: ………………………

Điều 3: Phần còn lại được hoàn trả

Tổng số tiền còn lại được hoàn trả: ………………………………………………………..

Bằng chữ: ……………………………………………………………………………………………

Hình thức hoàn trả: Tiền mặt

Chuyển khoản

Nơi nhận tiền hoàn thuế: Kho bạc Nhà nước …………………………………………..

Điều 4: Trả tiền lãi cho thời gian …(ghi rõ số ngày)… chậm giải quyết hồ sơ hoàn thuế của cơ quan thuế là ……………….. đồng.

Điều 5: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

…(tên người nộp thuế, mã số thuế)…, …(Trưởng các bộ phận liên quan của cơ quan thuế)… chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:

– Như Điều 5;
– KK, ………;
– Lưu: VT, ……..

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Biểu mẫuGiáo dục - Đào tạo

Quy chế chuyên môn năm học 2017-2018

Mẫu quy chế chuyên môn dành cho giáo viên
111

Mẫu quy chế chuyên môn dành cho giáo viên

Quy chế chuyên môn giáo viên

Mẫu quy chế chuyên môn năm học 2017-2018 nhằm mục đích kiểm tra giáo viên thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đồng thời làm cơ sở xếp loại, đánh giá giáo viên. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo.

Mẫu sổ ghi điểm của giáo viên

Mẫu sổ dự giờ của giáo viên

Mẫu kế hoạch dạy học tiểu học 2017-2018

PHÒNG GD&ĐT……….….

Trường TH………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….….., ngày …. tháng …. năm …..

QUY CHẾ CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017 – 2018

I. QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ SỔ SÁCH

1. Hồ sơ khối:

Mỗi khối phải thực hiện đầy đủ các hồ sơ sau:

– Kế hoạch giảng dạy tuần có chữ ký duyệt của Tổ trưởng (theo mẫu chung).

– Biên bản họp tổ khối chuyên môn (Mỗi buổi họp một biên bản, viết luân phiên) với nội dung 3 phần: rút kinh nghiệm, đề ra nhiệm vụ chuyên môn và hướng thực hiện, vận dụng cụ thể. Nội dung họp đảm bảo tập trung thảo luận chuyên môn, các biện pháp giảng dạy hiệu quả. Biên bản thực hiện theo mẫu chung quy định.

– Hồ sơ sinh hoạt chuyên môn: có đầy đủ kế hoạch, phiếu dự giờ của giáo viên trong khối, biên bản góp ý tiết dạy của khối và biên bản tổng kết cuối năm.

– Hồ sơ chuyên đề: có đầy đủ kế hoạch chuyên đề, báo cáo tham luận, biên bản triển khai, phiếu đánh giá tiết dạy của BGH và giáo viên trong khối, có kế hoạch kiểm tra chuyên đề được BGH phê duyệt, phiếu đánh giá tiết kiểm tra chuyên đề và biên bản tổng kết chuyên đề.

Tất cả các hồ sơ khối được khối trưởng quản lý, sắp xếp khoa học theo đúng trình tự và nộp về BGH trước ngày tổng kết năm học mỗi năm.

2. Hồ sơ giáo viên:

– Giáo viên thực hiện đầy đủ các loại sổ sách được quy định tại khoản 2 điều 30 của TT41/2010/TT-BGD&ĐT ngày 30/12/2010 Thông tư ban hành Điều lệ trường Tiểu học gồm các loại sổ sau :

+ Giáo án (bài soạn);

+ Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ;

+ Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp);

+ Sổ tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp);

+ Sổ ghi chép BDTX

– Ngoài ra, giáo viên cần lưu ý những vấn đề sau :

+ Hồ sơ lưu văn bản các cấp: Mỗi giáo viên phải lưu đầy đủ các văn bản chuyên môn, các Quyết định theo đúng yêu cầu của ngành, các văn bản phải được lưu theo từng cấp và xếp khoa học để nắm bắt thực hiện.

+ Mỗi giáo viên phải có đầy đủ kế hoạch dạy học (phân phối chương trình) riêng cho lớp có chữ kí của tổ trưởng, kế hoạch bài học (giáo án) của buổi thứ nhất và buổi thứ hai khi lên lớp.

+ Kế hoạch bài học (giáo án) cần thể hiện ngắn gọn, thể hiện rõ phần nội dung trọng tâm của bài học, ghi rõ các hoạt động cần thể hiện và cách tổ chức các phương pháp sao cho phù hợp với khả năng nhận thức chung của học sinh trong lớp.

+ Tránh dài dòng, lan man dẫn đến thiếu trọng tâm và truyền đạt kiến thức kém hiệu quả. Đặc biệt, giáo viên cần chú ý sọan bài theo từng đối tuợng học sinh trong lớp, vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực và đổi mới phương pháp đảm bảo việc phát huy tính tích cực, hợp tác chia sẻ của học sinh.

+ Cần tham khảo, chọn lọc nội dung hướng dẫn trong sách hướng dẫn sao cho phù hợp với khả năng giảng dạy của mỗi giáo viên.

+ Giáo viên đảm bảo việc tích hợp các nội dung vào phân phối chương trình và kế hoạch bài dạy ( nếu có sự chỉ đạo).

+ Khi soạn kế hoạch dạy học và kế hoạch bài học, giáo viên cần chú ý đến QĐ số 16 (chuẩn KT-KN), VB: 9832/BGDĐT- GDTH (hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1,2,3,4,5), VB: 5482/BGDĐT-VP (hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GD Phổ thông của BGD&ĐT, hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN các môn học lớp 1,2,3,4,5 do bộ GD-ĐT phát hành.

+ Tránh mọi hình thức sao y kế hoạch bài học của đồng nghiệp. Giáo án phải trình bày đồng bộ theo thống nhất. Giáo viên cần nghiên cứu VB …. của Sở, phòng…

+ Quy định soạn giáo án như sau:

+ Giáo viên giảng dạy những chương trình sau không phải soạn giáo án:

Những chương trình trên giáo viên có thể ghi tên bài daỵ và mục tiêu của tiết học này vào thứ tự của mỗi buổi học để dễ theo dõi và phục vụ cho công tác thanh kiểm tra.

+ Đối với học bạ:

II. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Để nâng cao hiệu quả giảng dạy, giáo viên cần nghiên cứu bài giảng để phối hợp sử dụng ĐDDH cho thích hợp. giáo viên cần nắm bắt những ĐDDH theo khối để đăng kí có kế hoạch cho bộ phận TV-TB.

– Bộ phận thư viện – thiết bị có kế hoạch tạo điều kiện cho giáo viên mượn ĐDDH đầy đủ, kịp thời và có kế hoạch hổ trợ giáo viên trong việc tổ chức cho học sinh thực hành, thí nghiệm cũng như các tiết dạy ngoài trời theo yêu cầu của từng khối.

– Tổ chức cho giáo viên trong khối thi làm ĐDDH ( qua các đợt thi đua của trường).

– Tăng cường vận dụng CNTT và sử dụng bảng tương tác trong việc dạy học. Mỗi giáo viên cần đảm bảo việc vận dụng CNTT ít nhất 4 tiết dạy/1 học kì hiệu quả (trong đó đảm bảo ít nhất 2 tiết có sử dụng bảng tương tác/1 học kì); giáo viên Tiếng Anh đảm bảo sử dụng tối thiểu bảng tương tác 3 tiết/ tuần.

III. QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH

– Giáo viên thực hiện đánh giá thường xuyên và định kì 3 mặt về học tập, năng lực, phẩm chất, theo quy định tại số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016

– Giáo viên có thể kiểm tra thường xuyên trong quá trình dạy học hoặc bằng một bài kiểm tra viết nhưng đảm bảo nhận nhận xét để động viên, khích lệ học sinh. Giáo viên có thể nhận xét bằng lời hay ghi lời nhận xét.

– Cần chú trọng nhiều đến việc sửa sai cụ thể trên mỗi bài làm của học sinh nhằm giúp các em thấy rõ những chỗ sai và tự khắc phục cho bài làm sau.

IV. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC DỰ GIỜ THĂM LỚP

– Để góp phần nâng cao tay nghề, mỗi giáo viên (GV) cần chú trọng việc dự giờ thăm lớp sao cho có hiệu quả, tránh trường hợp tham gia một cách miễn cưỡng, chiếu lệ mang tính đối phó như vào lớp dự giờ không ghi chép, trao đổi việc riêng, không có ý thức tự nhận xét, đánh giá tiết dạy .

– Quy định dự giờ đối với giáo viên (không kể tiết thao giảng) như sau:

+ Giáo viên dự giờ không quá 7 tiết/năm.

V. QUY ĐỊNH VỀ VIẾT CHỮ ĐÚNG RÈN CHỮ ĐẸP

Giáo viên tiếp tục duy trì và phát triển phong trào rèn chữ giữ vở và xây dựng các lớp VCĐ – RCĐ

VI. QUY ĐỊNH VỀ SINH HOẠT KHỐI

– Giáo viên tham gia sinh họat khối tối thiểu 2 lần/ tháng (tuần thứ hai và tuần thứ tư của tháng) và theo sự phân công của bộ phận chuyên môn:

Khối

Ngày

Thời gian

Địa điểm

2

Thứ tư

14h – 17h

Phòng học

3

Thứ tư

14h – 17h

//

4

Thứ tư

14h – 17h

//

5

Thứ tư

14h – 17h

//

1

Thứ tư

14h – 17h

//

– Lưu ý:

+ Khối trưởng cần dự kiến công việc và có sự phân công rõ ràng.

+ Giáo viên cần nghiên cứu bài dạy cho các tuần sau để đưa ra những bài học, bài tập khó để thảo luận và tìm huớng dạy (không giới hạn môn học). Mỗi GV phải tự chọn một vấn đề gặp khó khăn để đưa ra khối cùng giải quyết.

+ Khối trưởng: cần định hướng nội dung họp khối tập trung vào chuyên môn và linh hoạt về hình thức sao cho hiệu quả.

+ Xây dựng chuyên đề, sinh hoạt khối.

+ Rút kinh nghiệm tiết dạy.

+ Đánh giá, rút kinh nghiệm tình hình dạy và học từng lớp sau mỗi lần kiểm tra định kỳ.

+ Trao đổi về công tác chủ nhiệm.

+ Rút kinh nghiệm hiệu quả những phương pháp khối đề ra trong những buổi họp trước.

+ Nêu ý kiến thắc mắc hoặc đề xuất với Ban giám hiệu và các bộ phận hỗ trợ. Khi ghi biên bản, thư kí nên tập trung những vấn đề chính, những ý kiến riêng của từng thành viên trong buổi họp, tránh ghi những thông báo mang tính sự vụ.

Chuyên đề khối :

Biểu mẫuGiáo dục - Đào tạo

Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở

Chương trình BDTX giáo viên THCS
210

Chương trình BDTX giáo viên THCS

Nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS

Thiquocgia.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết nêu rõ chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên cấp trung học cơ sở. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS tại đây.

Thông tư 31/2011/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp THCS

Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường tiểu học mới nhất 2017

CHƯƠNG TRÌNH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT- BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC ĐÍCH

Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở là căn cứ của việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức, biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên trung học cơ sở, nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên trung học cơ sở với yêu cầu phát triển giáo dục trung học cơ sở và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở.

II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở áp dụng cho tất cả cán bộ quản lí cơ sở giáo dục, giáo viên (sau đây gọi chung là giáo viên) đang giảng dạy trung học cơ sở trong phạm vi toàn quốc; các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở.

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

1. Khối kiến thức bắt buộc

a) Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học cấp trung học cơ sở áp dụng trong cả nước (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 1): Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục trung học cơ sở, chương trình, sách giáo khoa, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục trung học cơ sở.

b) Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục trung học cơ sở theo từng thời kỳ của mỗi địa phương (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 2): Sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục trung học cơ sở của địa phương, thực hiện chương trình, sách giáo khoa, kiến thức giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án (nếu có) qui định nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch của các dự án.

2. Khối kiến thức tự chọn

Khối kiến thức tự chọn (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 3): bao gồm các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở như sau:

Yêu cầu chuẩn nghề nghiệp cần bồi dưỡng

Mã mô đun

Tên và nội dung mô đun

Mục tiêu bồi dưỡng

Thời gian tự học (tiết)

Thời gian học tập trung (tiết)

Lý thuyết

Thực hành

I. Nâng cao năng lực hiểu biết về đối tượng giáo dục

THCS

1

Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trung học cơ sở (THCS)

1. Khái quát về giai đoạn phát triển của lứa tuổi học sinh THCS

2. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS

Phân tích được các đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS để vận dụng trong giảng dạy, giáo dục học sinh

8

4

3

THCS

2

Hoạt động học tập của học sinh THCS

1. Hoạt động học tập

2. Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THCS

Phân tích được các đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THCS

10

2

3

THCS

3

Giáo dục học sinh THCS cá biệt

1. Phương pháp thu thập thông tin về HS cá biệt

2. Phương pháp giáo dục HS cá biệt

3. Phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của HS cá biệt

Sử dụng được các phương pháp dạy học, giáo dục học sinh THCS cá biệt

10

2

3

II. Nâng cao năng lực hiểu biết về môi trường giáo dục và xây dựng môi trường học tập

THCS

4

Phương pháp và kĩ thuật thu thập, xử lí thông tin về môi trường giáo dục THCS

1. Tìm hiểu môi trường giáo dục THCS

2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường giáo dục đến việc học tập, rèn luyện của học sinh THCS

Sử dụng được các phương pháp và kĩ thuật để thu thập, xử lí thông tin về môi trường giáo dục THCS

10

2

3

THCS

5

Môi trường học tập của học sinh THCS

1. Các loại môi trường học tập

2. Ảnh hưởng của môi trường học tập đến hoạt động học tập của học sinh THCS

Phân tích được ảnh hưởng của môi trường học tập tới hoạt động học tập của học sinh THCS

10

2

3

THCS

6

Xây dựng môi trường học tập cho học sinh THCS

1.Tạo dựng môi trường học tập

2. Cập nhật và sử dụng thông tin về môi trường giáo dục vào quá trình dạy học và giáo dục học sinh

Sử dụng được các biện pháp xây dựng môi trường học tập cho học sinh THCS

10

2

3

III. Nâng cao năng lực hướng dẫn, tư vấn của giáo viên

THCS

7

Hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS

1. Quan niệm về hướng dẫn, tư vấn cho học sinh

2. Các lĩnh vực cần hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS

Phân tích được nội dung các lĩnh vực cần hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS

10

2

3

THCS

8

Phương pháp và kĩ thuật hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS

1. Phương pháp hướng dẫn, tư vấn

2. Những kỹ thuật cơ bản trong hướng dẫn tư vấn cho học sinh

3. Yêu cầu đối với giáo viên THCS trong vai trò người hướng dẫn, tư vấn cho học sinh

Thực hiện được các phương pháp và kĩ thuật hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS

10

2

3

THCS

9

Hướng dẫn, tư vấn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp

1. Phát triển nghề nghiệp giáo viên

2. Nội dung và phương pháp hướng dẫn, tư vấn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên

Có khả năng hướng dẫn tư vấn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp

10

2

3

IV. Nâng cao năng lực chăm sóc/ hỗ trợ tâm lí cho học sinh trong quá trình giáo dục

THCS

10

Rào cản học tập của các đối tượng học sinh THCS

1. Khái niệm về rào cản

2. Các loại rào cản học tập của các đối tượng học sinh THCS

3. Nguyên nhân hình thành rào cản, ảnh hưởng của rào cản tới kết quả học tập của học sinh

4. Một số phương pháp, kĩ thuật phát hiện rào cản

Hiểu về rào cản và ảnh hưởng của rào cản tới kết quả học tập của học sinh.

Có kĩ năng phát hiện được các rào cản đối với học sinh trong quá trình học tập

10

2

3

THCS

11

Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số trong trường THCS

1. Quan niệm về chăm sóc, hỗ trợ tâm lí cho học sinh trong trường THCS

2. Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số trong trường THCS

Thực hành được các biện pháp giúp đỡ học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số thực hiện mục tiêu dạy học

10

2

3

THCS

12

Khắc phục trạng thái tâm lí căng thẳng trong học tập cho học sinh THCS

1. Trạng thái tâm lí căng thẳng trong học tập của học sinh THCS

2. Phương pháp hỗ trợ tâm lí cho học sinh vượt qua các trạng thái căng thẳng

Có kĩ năng giúp học sinh vượt qua các trạng thái căng thẳng trong học tập

10

2

3

V. Nâng cao năng lực lập kế hoạch dạy học

THCS

13

Nhu cầu và động lực học tập của học sinh THCS trong xây dựng kế hoạch dạy học

1. Nhu cầu và động lực học tập của học sinh THCS

2. Phương pháp và kĩ thuật xác định nhu cầu học tập của học sinh THCS

Sử dụng được các phương pháp và kĩ thuật để xác định nhu cầu học tập của học sinh phục vụ cho lập kế hoạch dạy học

10

2

3

THCS

14

Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp

1. Các yêu cầu của một kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp

2. Mục tiêu, nội dung, phương pháp của kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp

Xây dựng được kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp

10

2

3

THCS

15

Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch dạy học

1. Các yếu tố liên quan đến đối tượng và môi trường dạy học

2. Các yếu tố liên quan đến chương trình, tài liệu, phương tiện dạy học

3. Tình huống sư phạm trong thực hiện kế hoạch dạy học

Phân tích được các yếu tố liên quan đến thực hiện kế hoạch dạy học để có biện pháp kiểm soát hiệu quả các yếu tố này

10

2

3

THCS

16

Hồ sơ dạy học

1. Xây dựng hồ sơ dạy học ở cấp THCS

2. Sử dụng, bảo quản và bổ sung hồ sơ dạy học

3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, bổ sung thông tin và lưu giữ hồ sơ dạy học

Xây dựng được hồ sơ dạy học, bảo quản và phục vụ cho dạy học theo quy định

10

2

3

VI. Tăng cường năng lực dạy học

THCS

17

Tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng

1. Những thông tin cơ bản phục vụ bài giảng

2. Các bước cơ bản trong thực hiện phương pháp tìm kiếm thông tin phục vụ bài giảng

3. Khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng

Sử dụng được các phương pháp, kĩ thuật tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng

10

2

3

THCS

18

Phương pháp dạy học tích cực

1. Dạy học tích cực

2. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực

3. Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực

Vận dụng được các kĩ thuật dạy học tích cực và các phương pháp dạy học tích cực

10

2

3

THCS

19

Dạy học với công nghệ thông tin

1. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học

2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Có biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

10

2

3

VII. Tăng cường năng lực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

THCS

20

Sử dụng các thiết bị dạy học

1. Vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học

2. Thiết bị dạy học theo môn học cấp THCS

3. Sử dụng thiết bị dạy học; kết hợp sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống với thiết bị dạy học hiện đại để làm tăng hiệu quả dạy học

Sử dụng được các thiết bị dạy học môn học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp THCS).

10

2

3

THCS

21

Bảo quản, sửa chữa, sáng tạo thiết bị dạy học (TBDH)

1. Sự cần thiết phải bảo quản, sửa chữa và sáng tạo TBDH

2. Bảo quản các TBDH. Tổ chức cho học sinh thực hiện bảo quản thiết bị dạy học

3. Sửa chữa hỏng hóc thông thường của các TBDH

4. Cải tiến và sáng tạo TBDH

Có kĩ năng bảo quản, sửa chữa và sáng tạo thiết bị dạy học.

10

2

3

THCS

22

Sử dụng một số phần mềm dạy học

1. Một số phần mềm dạy học chung và phần mềm dạy học theo môn học

2. Sử dụng hiệu quả một số phần mềm dạy học

Sử dụng được một số phần mềm dạy học

10

2

3

VIII. Tăng cường năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

THCS

23

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

1. Vai trò của kiểm tra đánh giá

2. Các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

3. Thực hiện các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Phân biệt và thực hiện được các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

10

2

3

THCS

24

Kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học

1. Kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra: xác định mục tiêu kiểm tra; hình thức kiểm tra; xây dựng ma trận đề kiểm tra; viết đề kiểm tra, xây dựng hướng dẫn chấm

2. Kĩ thuật phân tích kết quả kiểm tra đánh giá nâng cao hiệu quả dạy học

Sử dụng được các kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học.

10

2

3

IX. Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học

THCS

25

Viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) trong trường THCS

1. Vai trò của tổng kết kinh nghiệm và SKKN trong dạy học, giáo dục

2. Xác định đề tài, nội dung và phương pháp viết SKKN

3. Thực hiện viết SKKN

Viết được một sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học, giáo dục.

10

2

3

THCS

26

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong trường THCS

1. Vai trò nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

2. Xác định đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

3. Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Thực hiện được một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

10

2

3

THCS

27

Hướng dẫn và phổ biến khoa học sư phạm ứng dụng trong trường THCS

1. Tầm quan trọng của hướng dẫn và phổ biến khoa học sư phạm ứng dụng

2. Phương pháp và kĩ năng phổ biến đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Biết hướng dẫn và phổ biến khoa học sư phạm ứng dụng cho đồng nghiệp.

10

2

3

X. Tăng cường năng lực giáo dục

THCS

28

Kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh trong nhà trường THCS

1. Vai trò của việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh trong nhà trường

2. Mục tiêu, nội dung, phương pháp xây dựng kế hoạch giáo dục

3. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục

Lập và tổ chức thực hiện được kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng và đặc điểm môi trường giáo dục.

10

2

3

THCS

29

Giáo dục học sinh THCS thông qua các hoạt động giáo dục

1. Vai trò của việc tổ chức các hoạt động giáo dục

2. Xây dựng các hoạt động giáo dục trong nhà trường

3. Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục

Xây dựng và tổ chức được các hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng và đặc điểm của nhà trường

10

2

3

THCS

30

Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS

1. Mục tiêu đánh giá

2. Nguyên tắc đánh giá

3. Nội dung đánh giá

4. Phương pháp và kĩ thuật đánh giá

Nắm vững các nguyên tắc và sử dụng được các PP, kĩ thuật đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS

10

2

3

XI. Tăng cường năng lực làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp

THCS

31

Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm

1. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp

2. Mục tiêu, nội dung công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS

3. Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm

Có kĩ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm

15

THCS

32

Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm

1. Các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm cấp THCS

2. Các hình thức tổ chức hoạt động của giáo viên chủ nhiệm cấp THCS

3. Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động của công tác chủ nhiệm cấp THCS

Có kĩ năng tổ chức các hoạt động trong công tác chủ nhiệm

15

THCS

33

Giải quyết tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm

1. Một số tình huống thường gặp trong công tác chủ nhiệm ở trường THCS

2. Một số kĩ năng cần thiết khi giải quyết tình huống trong công tác chủ nhiệm ở trường THCS

3. Phân tích và giải quyết một số tình huống điển hình trong công tác chủ nhiệm ở trường THCS

Có kĩ năng giải quyết tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm

15

XII. Phát triển năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục

THCS

34

Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL) ở trường THCS

1. Vai trò, mục tiêu của hoạt động GDNGLL ở trường THCS

2. Nội dung tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THCS

3. Phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THCS

Có kĩ năng tổ chức các hoạt động GDNGLL ở trường THCS

15

THCS

35

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS

1. Quan niệm và phân loại kỹ năng sống

2. Vai trò và mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

3. Nội dung và nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

4. Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS qua các môn học và hoạt động giáo dục

Có kĩ năng tổ chức giáo dục kỹ năng sống qua các môn học và hoạt động giáo dục

15

THCS

36

Giáo dục giá trị sống cho học sinhTHCS

1. Quan niệm về giá trị sống và phân loại giá trị sống

2. Vai trò và mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh trong giáo dục phổ thông

3. Nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh

4. Phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS qua các môn học và hoạt động giáo dục

Có kĩ năng tổ chức giáo dục giá trị sống cho học sinh qua các môn học và hoạt động giáo dục

10

2

3

THCS

37

Giáo dục vì sự phát triển bền vững (PTBV) ở trường THCS

1. Khái niệm phát triển bền vững; giáo dục vì sự phát triển bền vững

2. Các nội dung cơ bản của giáo dục vì sự phát triển bền vững

3. Thực hiện giáo dục bền vững ở trường THCS

Mô tả các nội dung của giáo dục vì sự PTBV và con đường thực hiện giáo dục vì sự PTBV ở trường THCS

7

8

THCS

38

Giáo dục hòa nhập (GDHN) trong giáo dục THCS

1. Những vấn đề chung về giáo dục hòa nhập

2. Thực hiện giáo dục hòa nhập trong giáo dục THCS

Phân tích được các khái niệm cơ bản và các yếu tố của GDHN trong giáo dục THCS

5

10

XIII. Phát triển năng lực hoạt động chính trị – xã hội

THCS

39

Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THCS

1. Vai trò và mục tiêu của việc phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng trong hoạt động giáo dục của nhà trường THCS

2. Nội dung phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng trong hoạt động giáo dục ở trường THCS

3. Một số biện pháp tăng cường sự phối hợp của phụ huynh, cộng đồng trong hoạt động giáo dục ở trường THCS

Lập được kế hoạch và thực hiện được kế hoạch phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THCS

8

2

5

THCS

40

Phối hợp với các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục

1. Vai trò và mục tiêu của việc phối hợp với các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục học sinh THCS

2. Nội dung phối với các tổ chức xã hội trong giáo dục học sinh THCS

3. Một số biện pháp phối hợp các lực lượng giáo dục để giáo dục học sinh THCS

Có kĩ năng phối hợp với các tổ chức xã hội trong giáo dục học sinh THCS

8

2

5

THCS

41

Tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh THCS

1. Vai trò và mục tiêu của các hoạt động tập thể trong giáo dục học sinh THCS

2. Các nội dung hoạt động tập thể trong hoạt động giáo dục học sinh THCS

3. Các phương pháp tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh THCS

Có kĩ năng tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh THCS

8

2

5

IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở được hướng dẫn, bổ sung hằng năm.

a) Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nội dung bồi dưỡng 1, thường xuyên bổ sung nội dung bồi dưỡng 3.

b) Sở giáo dục và đào tạo hướng dẫn nội dung bồi dưỡng 2.

2. Thời lượng thực hiện từng nội dung bồi dưỡng

a) Mỗi giáo viên thực hiện chương trình bồi dưỡng 120 tiết/năm học.

– Nội dung bồi dưỡng 1: khoảng 30 tiết/năm học;

– Nội dung bồi dưỡng 2: khoảng 30 tiết/năm học;

– Nội dung bồi dưỡng 3: khoảng 60 tiết/năm học.

b) Các cấp quản lý giáo dục có thể thay đổi thời lượng bồi dưỡng ở từng nội dung bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục của địa phương trong từng năm học nhưng không thay đổi tổng số thời gian bồi dưỡng của mỗi giáo viên trong năm học (120 tiết/năm học).

c) Căn cứ nội dung bồi dưỡng 3, giáo viên tự lựa chọn các mô đun cần bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu cá nhân và quy định của sở giáo dục và đào tạo về thời lượng thực hiện khối kiến thức này trong từng năm.

3. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở được thực hiện trong năm học và thời gian bồi dưỡng hè hàng năm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và của cá nhân giáo viên. Các trường trung học cơ sở là đơn vị nòng cốt trong việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo hình thức tự học cá nhân, học tập theo tổ chuyên môn, học tập theo nhóm giáo viên của từng trường hoặc cụm trường trung học cơ sở. Các lớp bồi dưỡng tập trung (nếu có) chủ yếu để báo cáo viên giải đáp thắc mắc, hướng dẫn tự học, luyện tập kỹ năng cho giáo viên.

4. Tài liệu học tập để giáo viên thực hiện chương trình bồi dưỡng:

a) Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 1 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

d) Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 2 theo hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo, của các đề tài, dự án.

đ) Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 3 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Việc đánh giá thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở của các địa phương và đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên trung học cơ sở được thực hiện hằng năm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Biểu mẫuThuế - Kế toán - Kiểm toán

Mẫu số 02-2/TAIN-DK: Bảng kê số tiền thuế tài nguyên tạm tính

Bảng kê số tiền thuế tài nguyên tạm tính
96

Bảng kê số tiền thuế tài nguyên tạm tính

Mẫu bảng kê số tiền thuế tài nguyên tạm tính đã nộp của doanh nghiệp

Mẫu bảng kê số tiền thuế tài nguyên tạm tính đã nộp là mẫu bảng kê được lập ra để kê về số tiền thuế tài nguyên tạm tính đã nộp. Mẫu bảng kê nêu rõ thông tin người đã nộp, mã số thuế, đại lý thuế, số tiền thuế tài nguyên tạm tính đã nộp… Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu bảng kê số tiền thuế tài nguyên tạm tính đã nộp tại đây.

Thông báo nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp – Mẫu số 04/SDNN

Mẫu số 01-2/VTN: Bảng kê thu nhập vận tải quốc tế

Mẫu số 02-1/NTNN: Bảng kê các nhà thầu nước ngoài

Mẫu bảng kê số tiền thuế tài nguyên tạm tính đã nộp

Mẫu bảng kê số tiền thuế tài nguyên tạm tính đã nộp

Nội dung cơ bản của mẫu bảng kê số tiền thuế tài nguyên tạm tính đã nộp như sau:

Phụ lục
BẢNG KÊ SỐ TIỀN THUẾ TÀI NGUYÊN TẠM TÍNH ĐÃ NỘP

(Kèm theo Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên số 02/TAIN-DK ngày ….)

[01] Kỳ tính thuế: Năm …

[02] Người nộp thuế: ………………………………………………………………………………………………………

[03] Mã số thuế:

[04] Đại lý thuế (nếu có):

[05] Mã số thuế:

STT Tờ khai thuế tài nguyên
Lần xuất bán thứ … tháng … năm ….
Số tiền thuế tài nguyên tạm tính đã nộp
Ghi chú
Ngoại tệ
Đồng VN
(1) (2) (3) (4) (5)
…………….
Tổng số

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai./.

……………, ngày…tháng…năm…

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên:
Chứng chỉ hành nghề số:

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có)

Biểu mẫuThuế - Kế toán - Kiểm toán

Mẫu bảng đối chiếu hạn mức kinh phí

Bảng đối chiếu hạn mức kinh phí
124

Bảng đối chiếu hạn mức kinh phí

Mẫu bảng đối chiếu hạn mức kinh phí của đơn vị doanh nghiệp

Mẫu bảng đối chiếu hạn mức kinh phí là mẫu bảng đối chiếu được lập ra để đối chiếu về hạn mức kinh phí của đơn vị doanh nghiệp. Mẫu bảng đối chiếu nêu rõ thông tin nguồn kinh phí, số kinh phí kỳ trước chuyển sang, số nộp khôi phục… Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu bảng đối chiếu hạn mức kinh phí tại đây.

Mẫu sổ theo dõi nguồn kinh phí

Mẫu báo cáo tình hình sử dụng sổ kinh phí

Mẫu bảng tổng hợp kinh phí chưa quyết toán

Mẫu bảng đối chiếu hạn mức kinh phí

Mẫu bảng đối chiếu hạn mức kinh phí

Nội dung cơ bản của mẫu bảng đối chiếu hạn mức kinh phí như sau:

Bộ (Sở):……..

Đơn vị:……..

BẢNG ĐỐI CHIẾU HẠN MỨC KINH PHÍ

Tháng:…….…..

Nguồn kinh phí:……….

Chương:…………………..Loại……………………….Khoản……………………..

Mục

HMKP được phân phối trong kỳ

Số kinh phí kỳ trước chuyển sang

HMKP được sử dụng trong kỳ

HMKP rút ở kho bạc trong kỳ

Số nộp khôi phục HMKP

HMKP thực nhận

HMKP còn dư cuối kỳ

………., ngày…tháng…năm….

Xác nhận của kho bạc

(Chữ ký, họ tên)

Phụ trách kế toán

(Chữ ký, họ tên)

Thủ trưởng đơn vị

(Chữ ký, họ tên, đóng dấu)

Biểu mẫuThủ tục hành chính

Mẫu biên bản đối chiếu nộp thu BHXH, BHYT

Biên bản đối chiếu nộp thu BHXH, BHYT
156

Biên bản đối chiếu nộp thu BHXH, BHYT

Mẫu biên bản đối chiếu nộp thu BHXH, BHYT mới nhất

Mẫu biên bản đối chiếu nộp thu BHXH, BHYT là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép lại việc đối chiếu nộp thu BHXH, BHYT. Mẫu biên bản nêu rõ đại diện cơ quan BHXH, đại diện đơn vị sử dụng lao động, nội dung đối chiếu… Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu biên bản đối chiếu nộp thu BHXH, BHYT tại đây.

Danh mục dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn được quỹ BHYT thanh toán

Mẫu phiếu hoàn trả tiền đóng BHXH, BHYT tự nguyện

Mẫu phiếu cấp thẻ BHYT học sinh, sinh viên

Mẫu biên bản đối chiếu nộp thu BHXH, BHYT

Mẫu biên bản đối chiếu nộp thu BHXH, BHYT

Nội dung cơ bản của mẫu biên bản đối chiếu nộp thu BHXH, BHYT như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU THU NỘP BHXH, BHYT

Hôm nay, ngày ….. tháng …… năm 20……. tại đơn vị:………………………………….

Chúng tôi gồm:

– Đại diện cơ quan Bảo hiểm xã hội………………………………………………………..

1. Ông (bà): ……………………………………………………………………….…………

2. Ông (bà): ………………………………………………………………………….….….

Đại điện đơn vị sử dụng lao động:

1. Ông (bà): ………………………………………………………………………………..

2. Ông (bà): ………………………………………………………………………….…….

Chúng tôi đã tiến hành lập biên bản đối chiếu thu nộp BHXH, BHYT (từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm ……), cụ thể như sau:

STT Chỉ tiêu
BHXH
BHYT
BHTN
1 Số lao động tham gia
2 Tổng quỹ lương tham gia
3 Số tiền phải nộp
Trong đó:
3.1 Phải nộp phát sinh
3.2 Điều chỉnh tăng
3.3 Điều chỉnh giảm
3.4 Nợ kỳ trước chuyển sang
3.5 Lãi chậm đóng phát sinh
4 Số tiền đã nộp
5 Số tiền còn nợ
Trong đó: Lãi chậm đóng

Hai bên đã thống nhất thông qua biên bản đối chiếu thu nộp, Biên bản được lập thành 2 bản có giá trị pháp lý như nhau.

ĐƠN VỊ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)