Biểu mẫuViệc làm - Nhân sự

Mẫu giấy đề nghị thay đổi nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH

Giấy đề nghị thay đổi nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH
104

Giấy đề nghị thay đổi nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH

Mẫu giấy đề nghị thay đổi nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH mới nhất

Mẫu giấy đề nghị thay đổi nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH là mẫu giấy đề nghị được cá nhân lập ra và gửi tới cơ quan bảo hiểm xã hội để đề nghị về việc thay đổi nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH. Mẫu giấy nêu rõ thông tin người làm đơn, nơi thay đổi lĩnh lương, phương thức thay đổi… Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu giấy đề nghị thay đổi nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH tại đây.

Mẫu số 18-CBH: Giấy ủy quyền lĩnh thay lương hưu, trợ cấp BHXH

Thay đổi cách tính lương với người nghỉ hưu từ 1/1/2018

Biểu mẫu về hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng theo nghị định số 76/2017/NĐ-CP

Nội dung cơ bản của mẫu giấy đề nghị thay đổi nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

GIẤY ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI NƠI LĨNH LƯƠNG HƯU, TRỢ CẤP BHXH

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội….

Tôi là:…………………………………………………………………………………………………..

Năm sinh:……………………………………………………………………………………………..

Số sổ:………………. Số tiền chế độ BHXH hàng tháng:…………………………………..

Nơi cư trú :……………………………………………………………. Số điện thoại…………..

Nơi đang lĩnh chế độ BHXH (tổ, xã hoặc Ngân hàng nếu lĩnh qua tài khoản thẻ ATM): ……………………

Đã lĩnh tiền chế độ BHXH hết tháng….. năm …..

Nay đề nghị được lĩnh chế độ BHXH hàng tháng theo phương thức………………. tại:

Đề nghị cơ quan BHXH giải quyết./.

Xác nhận của Đại diện chi trả xã

…, ngày… tháng … năm…

Người đề nghị

(ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu giấy đề nghị thay đổi nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH

Mẫu giấy đề nghị thay đổi nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH

Biểu mẫuTín dụng - Ngân hàng

Mẫu 02-SPKP/ĐVĐT mẫu bảng đối chiếu tình hình sử dụng kinh phí ngân sách tại KBNN

Mẫu kèm theo Quyết định 4377/QĐ-KBNN
214

Mẫu kèm theo Quyết định 4377/QĐ-KBNN

Mẫu 02-SPKP/ĐVĐT – Mẫu bảng đối chiếu tình hình sử dụng kinh phí ngân sách tại KBNN

Thiquocgia.vn xin giới thiệu đến các bạn Mẫu 02- SPKP/ĐVĐT bảng đối chiếu tình hình sử dụng kinh phí ngân sách tại Kho bạc Nhà nước. Mẫu 02- SPKP/ĐVĐT được lập ra nhằm đảm bảo số dư trên bảng đối chiếu in ra từ phần mềm khớp với số liệu đối chiếu với Kho bạc. Mẫu được ban hành kèm theo Quyết định 4377/QĐ-KBNN ngày 15/09/2017.

Mẫu C02-TS phiếu trả hồ sơ

Mẫu 05-ĐCSDTK/KBNN bản xác nhận số dư tài khoản tiền gửi tại KBNN

Mẫu số MS1 danh sách người tham gia BHXH, BHYT chưa có mã số BHXH

Nội dung cơ bản của Mẫu bảng đối chiếu tình hình sử dụng kinh phí ngân sách tại KBNN như sau:

BẢNG ĐỐI CHIẾU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KINH PHÍ NGÂN SÁCH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC

Quý /Năm

Nội dung

Mục lục NSNN

Tạm ứng

Thực chi

Tổng

Mã nguồn NS

Mã ngành kinh tế

Mã NDKT

CTMT, DA

Phát sinh trong kỳ

Số dư đến kỳ báo cáo

Phát sinh trong kỳ

Số dư đến kỳ báo cáo

Phát sinh trong kỳ

Số dư đến kỳ báo cáo

A

B

C

D

E

1

2

3

4

5=1+3

6=2+4

XÁC NHẬN CỦA KHO BẠC
Ngày tháng năm

ĐƠN VỊ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH
Ngày tháng năm

Kế toán

Kế toán trưởng

Kế toán trưởng

Thủ trưởng đơn vị

Bảng đối chiếu tình hình sử dụng kinh phí ngân sách tại KBNN

Bảng đối chiếu tình hình sử dụng kinh phí ngân sách tại KBNN

Biểu mẫuThuế - Kế toán - Kiểm toán

Những công việc cần rà soát, nội dung kế toán cần nắm khi làm kế toán, quyết toán cuối năm

Kế toán cuối năm
94

Kế toán cuối năm

Những công việc cần rà soát, nội dung kế toán cần làm cuối năm

Nội dung kế toán cần làm cuối năm về tiền mặt, tiền gửi, thuế VAT đầu vào, tạm ứng, hàng tồn kho, tài sản cố định… hay những công việc cần rà soát cuối năm sẽ được Thiquocgia.vn giới thiệu trong bài viết này, nhằm giúp các bạn kế toán quyết toán hiệu quả.

Mất hóa đơn, ký sai chứng từ có thể bị phạt 10 triệu đồng

Điều kiện dự thi lấy chứng chỉ kế toán viên

Công việc kế toán phải làm cuối năm 2017 và đầu năm 2018

Kết chuyển KQKD cuối kỳ; sử dụng TK 911: Nguyên tắc tài khoản loại 5 trở đi không có số dư….

Lên số liệu báo cáo tài chính:

Lưu chuyển tiền tệ: Phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp: phần mềm không cho các bạn con số chính xác –> Tự làm

Nộp báo cáo cho cơ quan thẩm quyền đúng hạn….

Biểu mẫuThuế - Kế toán - Kiểm toán

Câu hỏi và đáp án thi tuyển Kiểm sát viên trung cấp 2017

Bộ câu hỏi thi tuyển Kiểm sát viên trung cấp
194

Bộ câu hỏi thi tuyển Kiểm sát viên trung cấp

Tổng hợp bộ câu hỏi và đáp án thi tuyển Kiểm sát viên trung cấp năm 2017

Thiquocgia.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết tổng hợp bộ câu hỏi và đáp án thi tuyển Kiểm sát viên trung cấp năm 2017 để bạn đọc cùng tham khảo. Bộ câu hỏi bao gồm hai phần: bộ câu hỏi trắc nghiệm và bộ câu hỏi tự luận có đáp án. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về bộ câu hỏi để có thêm tài liệu ôn thi.

Câu hỏi và đáp án thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp 2017

Quy chế tuyển dụng công chức Viện Kiểm sát

Đề thi viết môn Kiến thức chung ngành Thuế

CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN THI VIẾT, KỲ THI TUYỂN CHỨC DANH KIỂM SÁT VIÊN TRUNG CẤP

(Do các đơn vị trong ngành KSND biên soạn)

Chú thích: LTC = Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014; HS = Hình sự, Tố tụng hình sự; DS = Dân sự, Tố tụng dân sự; HC = Hành chính, KDTM, HNGD…

STT

Mã lĩnh vực

CÂU HỎI

ĐÁP ÁN

Ghi chú

1

LTC

Phân tích nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khâu công tác này? (20 điểm)

Theo quy định tại Điều 13 Luật tổ chức Viện KSND năm 2014 thì khi kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tô giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau: (Viện dẫn được Điều luật 01 điểm)

1. Tiếp nhận đầy đủ tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố do các cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến và chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết. (01 điểm)

2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo đầy đủ, kịp thời tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đã tiếp nhận cho Viện KSND. (01 điểm)

3. Trực tiếp kiểm sát; kiểm sát việc kiểm tra, xác minh, lập hồ sơ và kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo đầy đủ, kịp thời kết quả xác minh, giải quyết cho Viện KSND. (01 điểm)

4. Khi phát hiện việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì Viện KSND yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động sau đây: (02 điểm)

4.1. Tiếp nhận, kiểm tra, xác minh, ra quyết định giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đầy đủ, đúng pháp luật; (02 điểm)

4.2. Kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và thông báo kết quả cho Viện KSND; (02 điểm)

4.3. Cung cấp tài liệu về vi phạm pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; (02 điểm)

4.4. Khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm người vi phạm. (02 điểm)

5. Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. (02 điểm)

6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. (02 điểm)

Các biện pháp nâng cao chất lượng khâu công tác này: …. (03 điểm)

1. Hà Nội

2

HS

Đồng chí hãy trình bày kỹ năng kiểm sát hoạt động đối chất, nhận dạng của Cơ quan điều tra. (20 điểm)

Hoạt động đối chất, nhận dạng là những hoạt động điều tra quan trọng và cần thiết để giải quyết những mâu thuẫn trong các lời khai của những người tham gia tố tụng hoặc để xác định người, vật, ảnh của một người nào đó liên quan tới vụ án. Qua nhận dạng, đối chất sẽ góp phần làm sáng tỏ vụ án. (01 điểm)

* Về đối chất:

Theo quy định tại Điều 138 BLTTHS, Điều 22 Quy chế kiểm sát điều tra thì khi thực hiện công tác kiểm sát hoạt động đối chất của Cơ quan điều tra, Kiểm sát viên phải kiểm sát một số vấn đề sau (Viện dẫn được đúng quy định 01 điểm):

+ Trước khi tiến hành đối chất, nếu có người tham gia đối chất là người bị hại, người làm chứng, thì Điều tra viên phải giải thích về trách nhiệm của những người này. Việc giải thích này của Điều tra viên phải được ghi vào biên bản đối chất. (01điểm)

+ Trước khi bắt đầu đối chất, Điều tra viên hỏi về mối quan hệ của những người tham gia đối chất. Sau đó, Điều tra viên mới hỏi về những vấn đề cần đối chất. Việc đọc lời khai của họ ở những lần khai trước đây chỉ được tiến hành, sau khi những người tham gia đối chất đã trình bày hết những vấn đề cần đối chất. (01điểm)

+ Việc lập biên bản đối chất của Điều tra viên phải đảm bảo phán ánh trung thực những gì đã được đối chất và theo quy định tại các điều 95, 125,132 BLTTHS. (01điểm)

Nếu qua việc đối chất, Kiểm sát viên phát hiện thấy việc tiến hành đối chất của Cơ quan điều tra không đúng quy định của pháp luật, thì tùy từng trường hợp cụ thể:

+ Kiểm sát viên có thể trực tiếp yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục, như biên bản đối chất chưa đúng với quy định của BLTTHS… hoặc báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát để yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục vi phạm; (02 điểm)

+Hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành đối chất lại (nếu là vi phạm nghiêm trọng)… hoặc tiến hành đối chất bổ sung, nếu việc đối chất chưa đạt được mục đích đề ra. Trong bản yêu cầu tiến hành đối chất lại hoặc đối chất bổ sung, Kiểm sát viên phải chỉ rõ vì sao và để làm rõ vấn đề gì khi đối chất lại, đối chất bổ sung. Nếu Kiểm sát viên thấy cần thiết tham gia việc đối chất, thì phải nói rõ trong bản yêu cầu đó để Cơ quan điều tra thực hiện. Việc ghi rõ trong bản yêu cầu về những vấn đề trên, nhằm bảo đảm cho việc đối chất lại hoặc đối chất bổ sung đạt kết quả, chất lượng (02 điểm)

Trong trường hợp cần thiết mà Kiểm sát viên thấy tự mình có thể tiến hành việc đối chất, thì báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát để thực hiện. (02 điểm)

*Về nhận dạng:

Theo quy định tại Điều 139 BLTTHS, Điều 22 Quy chế kiểm sát điều tra thì khi tiến hành kiểm sát nhận dạng của Cơ quan điều tra, Kiểm sát viên phải lưu ý những vấn đề sau (Viện dẫn được đúng quy định 01 điểm):

+Đối tượng được triệu tập đến để nhận dạng chỉ có thể là bị can, người làm chứng, người bị hại; (0,5 điểm)

+Nếu người nhận dạng là người làm chứng, là người bị hại, thì trước khi tiến hành nhận dạng, Điều tra viên phải giải thích quyền và trách nhiệm của họ; cho họ biết là nếu họ từ chối khai báo, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo sai sự thật sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo các điều 307, 308 BLHS và việc giải thích này cũng phải được ghi rõ trong biên bản (01 điểm);

+ Điều tra viên phải đưa ra ít nhất ba người, ba vật hoặc ảnh (nếu việc nhận dạng là người, vật hoặc ảnh) có bề ngoài tương tự giống nhau để nhận dạng (trừ trường hợp nhận dạng tử thi). Trong trường hợp đặc biệt, thì có thể nhận dạng qua giọng nói; (0,5điểm)

+ Trước khi tiến hành nhận dạng, Điều tra viên phải hỏi những người tham gia nhận dạng về đặc điểm, tính chất, vết tích… của người, vật, ảnh được đưa ra để nhận dạng mà nhờ vào đó họ có thể nhận dạng được; (0,5 điểm)

+ Khi tiến hành nhận dạng, Điều tra viên không được phép đặt những câu hỏi có tính chất gợi ý người nhận dạng; (0,5 điểm)

+ Sau khi kết thúc việc nhận dạng, Điều tra viên phải hỏi người nhận dạng là họ đã dựa vào đâu, vào đặc điểm nào… để nhận dạng. (0,5 điểm)

– Việc nhận dạng phải có người chứng kiến và ký vào biên bản. Việc lập biên bản nhận dạng của Điều tra viên phải bảo đảm đúng thủ tục và hình thức biên bản được quy định tại các điều 95, 125,132 BLTTHS. (0,5 điểm) Trong biên bản, Điều tra viên phải ghi đầy đủ về nhân thân của người được đưa ra để nhận dạng và của những người nhận dạng; những đặc điểm của vật, ảnh được đưa ra nhận dạng; các lời khai báo, trình bày của người nhận dạng (0,5 điểm). Nếu Kiểm sát viên thấy cần thiết tham gia vào các hoạt động nhận dạng của Cơ quan điều tra, thì phải thông báo cho Cơ quan điều tra biết trước để thực hiện. (0,5 điểm)

Nếu qua hoạt động kiểm sát, Kiểm sát viên phát hiện thấy hoạt động nhận dang của Cơ quan điều tra không phản ánh đúng những nội dung nêu trên, không đúng quy định của pháp luật hoặc còn thiếu người, vật, ảnh cần nhận dạng, thì tùy trường hợp, Kiểm sát viên có thể trực tiếp yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục vi phạm; (01 điểm)

Nếu hoạt động nhận dạng vi phạm không nghiêm trọng hoặc tiến hành nhận dạng bổ sung hoặc báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát để yêu cầu cơ quan điều tra khắc phục vi phạm, tiến hành nhận dạng lại (01 điểm)

Nếu hoạt động nhận dạng vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng hình sự. Bản yêu cầu của Kiểm sát viên phải rõ ràng cụ thể, chỉ rõ những vi phạm, những thiếu sót mà Cơ quan điều tra cần khắc phục hoặc cần bổ sung… gửi cho Cơ quan điều tra để thực hiện. (01điểm)

3

HS

A trộm cắp tài sản của B trị giá 100 triệu đồng. Hành vi của A cấu thành tội trộm cắp tài sản theo Điểm e Khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự năm 2009 và bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù. Anh (chị) hãy xác định: (20 điểm)

Hỏi:

a. Tội phạm mà A thực hiện thuộc loại tội gì? Tại sao?

b. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm tăng nặng hay cấu thành tội phạm giảm nhẹ? Tại sao?

a. Loại tội mà A đã thực hiện thuộc loại tội nghiêm trọng (02 điểm)

Giải thích:

– Theo quy định Khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2009 quy định: “…tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù…” (03 điểm)

Theo bài A bị Tòa án áp dụng Điểm e Khoản 2 Điều 138 mà Theo quy định tại Khoản 2 Điều 138 BLHS 2009 thì khung hình phạt cao nhất là 07 năm tù do đó Tội phạm mà A thực hiện thuộc loại tội nghiêm trọng (05 điểm)

b. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp cấu thành tội phạm (CTTP) tăng nặng (02 điểm)

Vì:

– CTTP là tổng hợp các dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một loại tội phạm được quy định trong luật hình sự. (01 điểm)

Dựa theo tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, luật hình sự phân CTTP thành:

+ CTTP cơ bảnlà: CTTP chỉ bao gồm những dấu hiệu định tội;

+CTTP giảm nhẹlà: CTTP chứa những tình tiết làm tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm giảm đi đáng kể;

+ CTTP tăng nặng là: CTTP ngoài dấu hiệu định tội còn chứa dấu hiệu khác làm tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm tăng lên (02 điểm)

Như vậy, dấu hiệu bắt buộc để phân loại CTTP cơ bản, tăng nặng hay giảm nhẹ là các dấu hiệu định khung, vì khi thỏa mãn những dấu hiệu đó sẽ cho phép chuyển khung hình phạt được áp dụng từ khung bình thường lên khung tăng nặng hoặc xuống khung giảm nhẹ (02 điểm).

Hành vi trộm cắp tài sản A trị giá 100 triệu đồng của A là tình tiết định khung thuộc (Điểm e Khoản 2 Điều 138),hành vi này phản ánh mức độ của tính nguy hiểm tăng lên rõ rệt so với các trường hợp trộm cắp tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 138 (CTTP cơ bản). Do vậy hành vi của A trong trường hợp này thuộc CTTP tăng nặng (03 điểm)

4

DS

Phân tích nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát việc giải quyết các vụ án Dân sự, Hôn nhân gia đình, Hành chính, Kinh doanh thương mại, Lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật. Nêu những điểm mới về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát việc giải quyết các vụ án Dân sự, Hôn nhân gia đình, Hành chính, Kinh doanh thương mại, Lao động được quy định trong BLTTDS 2015 (20 điểm)

– Điều 27 Luật tổ chức Viện KSND năm 2014 quy định cụ thể nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát trong quá trình kiểm sát việc giải quyết các vụ án Dân sự, Hôn nhân gia đình, Hành chính, Kinh doanh thương mại, Lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật, như sau:

(Lưu ý: Thí sinh phải phân tích cụ thể từng nhiệm vụ,quyền hạn của Viện kiểm sát đối với khâu công tác này)

1. Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu.

2. Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ án, vụ việc.

3. Thu thập tài liệu, chứng cứ trong trường hợp pháp luật quy định.

4. Tham gia phiên tòa, phiên họp, phát biểu quan điểm của Viện KSND về việc giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật.

5. Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án.

6. Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.

7. Kháng nghị, kiến nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tố tụng.

8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật.

(Trình bày đủ các ý được 10 điểm)

– Điểm mới:

– Về sự tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự của Viện KSND

Ngoài các trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp như Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành; Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 bổ sung một số nội dung mới như sau:

– Bổ sung quy định Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với trường hợp Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng;

– Quy định đối với trường hợp Kiểm sát viên được Viện trưởng phân công tham gia phiên tòa, phiên họp sơ thẩm hoặc phiên tòa, phiên họp phúc thẩm mà vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành việc xét xử, không hoãn phiên tòa, trừ trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm. Quy định này nhằm bảo đảm cho việc xét xử, giải quyết vụ án dân sự được nhanh chóng, kịp thời, đề cao trách nhiệm của Kiểm sát viên và của Viện kiểm sát.

– Đối với phiên tòa,phiên họp có đương sự là người chưa thành niên thì Viện kiểm sát vẫn phải tham gia phiên tòa, phiên họp.

– KSV phải tham gia phiên họp xem xét giải quyết khiếu nại, kiến nghị về trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 194 BLTTDS.

Về việc phát biểu ý kiến của Viện KSND tại phiên tòa, phiên họp sơ thẩm giải quyết vụ việc dân sự

+ Kiểm sát viên không chỉ phát biểu về việc chấp hành pháp luật tố tụng của thẩm phán, hội đồng xét xử như trước đây mà còn phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án.

+ Kết thúc phiên tòa, phiên họp Kiểm sát viên phải gửi bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ việc. Đây là điểm cần chú ý trong thực hiện công tác kiểm sát.

– Về thẩm quyền xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của Viện kiểm sát

+ Bổ sung quy định Kiểm sát viên khi được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự có nhiệm vụ, quyền hạn “Yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này; thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 97 của Bộ luật này”

– Về thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện trưởng Viện KSND

+ Viện trưởng Viện KSND Tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án nhân dân cấp cao, bản án quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ Quyết định Giám đốc thẩm của HĐTP TANDTC

+ Viện trưởng Viện KSDN Cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục GĐT Bản án, quyết định đã có hiệu lực của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện trong phạm vi theo lãnh thổ.

(Trình bày đủ các ý được 10 điểm)

5

DS

Ngày 05/8/2015 TAND huyện C tiến hành xét xử Nguyễn Văn B 07 năm tù về tội cố ý gây thương tích và buộc B phải bồi thường cho bị hại số tiền tổn hại sức khỏe là 100.000.000 đồng. Nguyễn Văn B kháng cáo bản án trên. Ngày 28/02/2016 Tòa án nhân dân tỉnh H xét xử Nguyễn Văn B về tội cố ý gây thương tích theo trình tự phúc thẩm. Bản án số 234/HSPT của TAND tỉnh H đã tuyên phạt B 06 năm tù, đồng thời buộc B phải bồi thường cho bị hại Trần Văn K số tiền 100.000.000 đồng. (Trong quá trình chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án, gia đình Nguyễn Văn B đã nộp số tiền nêu trên để khắc phục hậu quả tại biên lai thu số 1350 ngày 20/02/2016 tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh H).

Ngày 16/10/2016 ông Trần Văn K có đơn yêu cầu thi hành án gửi Cục THADS tỉnh H, ngày 20/10/2016 Cục Thi hành án dân sự tỉnh H ban hành quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu số 56/QĐ-CTHADS, ngày 29/11/2016 tiến hành chi trả cho ông Trần Văn K số tiền 100.000.000 đồng và tiến hành thu phí thi hành án 3.000.000 đồng đối với ông Trần Văn K theo quyết định thu phí số 21/QĐ-CTHA ngày 29/11/2016. (20 điểm)

Việc ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu và thu phí thi hành án là Sai với quy định của Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bổ sung năm 2014 (05 điểm). Vì:

1. Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 35 Luật THADS được sửa đổi bổ sung năm 2014 về thẩm quyền thi hành án thì Thẩm quyền thi hành bản án, quyết đị trong trường hợp này thuộc cơ quan thi hành án dân sự huyện C; (05 điểm)

Theo quy định tại Khoản 2 Điểm b Khoản 1 Điều 35 Luật THADS được sửa đổi bổ sung năm 2014 thì cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành một số bản án, quyết định nhưng trong đó không có quy định đối với Bản án phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh cùng địa bàn.Do vậy việc cơ quan thi hành án tỉnh H ra ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu của ông Trần Văn K là trái thẩm quyền (05 điểm)

2. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ về những trường hợp không phải chịu phí thi hành án thì: Người được thi hành án không phải chịu phí thi hành án đối với tiền bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe. Do vậy Ông Trần Văn K không phải chịu phí thi hành án vì đây là tiền bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe. Nên Cơ quan thi hành án thu phí thi hành án 3.000.000 đồng của ông Trần Văn K trong trường hợp này là sai. (05 điểm)

Mời bạn đọc cùng tải về bản ZIP để xem đầy đủ nội dung thông tin

Biểu mẫuThủ tục hành chính

Mẫu C02-TS phiếu trả hồ sơ

Mẫu ban kèm Quyết định 595/QĐ-BHXH
160

Mẫu ban kèm Quyết định 595/QĐ-BHXH

Mẫu C02-TS – phiếu trả hồ sơ

Thiquocgia.vn xn giới thiệu đến các bạn Mẫu phiếu trả hồ sơ được chúng tôi sưu tầm mới nhất. Mẫu phiếu trả hồ sơ được ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam. Mời các bạn tham khảo và tải về.

Mẫu bảng tổng hợp lao động, quỹ tiền lương

Mẫu quyết định về việc hưởng trợ cấp một lần

Mẫu phiếu điều chỉnh bảo hiểm

Nội dung cơ bản của Phiếu trả hồ sơ như sau:

Bộ phận:………………..
Số: ………………………

Mẫu C02-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

PHIẾU TRẢ HỒ SƠ

– Bộ phận đề nghị: ………………………………..………………………………………………

– Bộ phận điều chỉnh: ……………………………………………………….…………………..

Nội dung đề nghị điều chỉnh:

……………………………….………………………………………………………………………..

……………………………….……………………………………………………………………….

……………………………….……………………………………………………………………….

……………………………….………………………………………..……………………………..

Hồ sơ gửi kèm:

……………………………….……………………………………………………………………..

……………………………….……………………………………………………………………..

……………………………….………………………………….…………………………………

……………………………….…………………………………….……………………………..

….., ngày …. tháng … năm …….

Người đề nghị

(Ký, ghi rõ họ tên)

HƯỚNG DN LẬP PHIẾU TRẢ HỒ SƠ (mẫu C02-TS)

a) Mục đích:

– Để trả lại hồ sơ đối với các trường hợp không đầy đủ, không khớp đúng.

– Trường hợp dữ liệu chương trình và hồ sơ không khớp đúng, chưa hợp lệ đề nghị hướng dẫn bổ sung hoặc điều chỉnh.

b) Trách nhiệm lập: Phòng/ Tổ Quản lý thu; Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ; Phòng/Tổ chế độ BHXH.

c) Thời gian lập: Khi có phát sinh.

d) Căn cứ lập:

Các phòng/tổ nhận hồ sơ chuyển đến, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ với dữ liệu trong chương trình quản lý, nếu không khớp đúng, chưa hợp lệ thì lập Phiếu này kèm theo hồ sơ chuyển lại cho phòng/tổ chuyển đến.

đ) Phương pháp lập: ghi nội dung đề nghị điều chỉnh và các hồ sơ gửi kèm để điều chỉnh gửi bộ phận điều chỉnh thực hiện điều chỉnh theo yêu cầu.

Mẫu phiếu trả hồ sơ

Mẫu phiếu trả hồ sơ

Bảo hiểmBiểu mẫu

Mẫu số 17/BHYT: Danh mục vị thuốc y học cổ truyền thanh toán BHYT

Ban hành theo Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC
223

Ban hành theo Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC

Mẫu danh mục vị thuốc y học cổ truyền thanh toán bằng bảo hiểm y tế

Mẫu số 17/BHYT: Danh mục vị thuốc y học cổ truyền thanh toán BHYT là mẫu bảng danh mục được lập ra để ghi chép về các vị thuốc y học cổ truyền được thanh toán bằng bảo hiểm y tế. Mẫu danh mục nêu rõ thông tin tên thuốc, đơn vị tính, giá nhập, nhà sản xuất… Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu danh mục tại đây.

Mẫu số 14/BHYT: Thống kê chi phí khám, chữa bệnh BHYT ngoại, nội trú

Mẫu số 15/BHYT: Báo cáo thanh, quyết toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT

Mẫu số 16/BHYT: Danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền thanh toán BHYT

Nội dung cơ bản của mẫu số 17/BHYT: Danh mục vị thuốc y học cổ truyền thanh toán BHYT như sau:

CƠ SỞ Y TẾ ……………………

Mẫu số 17/BHYT

DANH MỤC VỊ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN THANH TOÁN BHYT

(áp dụng kể từ ngày …./…./….)

STT

STT theo DMT của BYT

Tên vị thuốc

Nguồn gốc (Nam/Bắc)

Tên khoa học của vị thuốc

Tên khoa học của cây, con và khoáng vật làm thuốc

Nhà sản xuất

Nước sản xuất

Đơn vị tính

(gam)

Giá nhập (đồng)

Tình trạng dược liệu nhập (chưa sơ chế/sơ chế/phức chế): Ghi C/S/P

Yêu cầu sử dụng đối với dược liệu (sơ chế/

phức chế): Ghi S/P

Tỷ lệ hư hao (%)

….

Bộ phận sử dụng của vị thuốc

Trong chế biến

Bảo quản, cân chia

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(17)

………….., ngày…tháng…năm….

Người lập biểu

(Ký, họ tên)

Trưởng phòng ……

(Ký, họ tên)

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 17/BHYT: Danh mục vị thuốc y học cổ truyền thanh toán BHYT

Mẫu số 17/BHYT: Danh mục vị thuốc y học cổ truyền thanh toán BHYT

Bảo hiểmBiểu mẫu

Mẫu số 16/BHYT: Danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền thanh toán BHYT

Ban hành theo Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC
154

Ban hành theo Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC

Mẫu danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền thanh toán bằng bảo hiểm y tế

Mẫu số 16/BHYT: Danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền thanh toán BHYT là mẫu bản danh mục được lập ra để ghi chép về danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền được thanh toán bằng bảo hiểm y tế. Mẫu danh mục nêu rõ thông tin danh mục thuốc được thanh toán, tên thuốc, nhà sản xuất… Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu danh mục tại đây.

Mẫu số 13/BHYT: Báo cáo kết quả ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT

Mẫu số 14/BHYT: Thống kê chi phí khám, chữa bệnh BHYT ngoại, nội trú

Mẫu số 15/BHYT: Báo cáo thanh, quyết toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT

Nội dung cơ bản của mẫu số 16/BHYT: Danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền thanh toán BHYT như sau:

CƠ SỞ Y TẾ ……………………

Mẫu số 16/BHYT

DANH MỤC THUỐC CHẾ PHẨM Y HỌC CỔ TRUYỀN THANH TOÁN BẢO HIỂM Y TẾ

(Áp dụng kể từ ngày…/…/….)

STT

STT/Mã số theo DMT của BYT

Tên vị thuốc

Tên thành phẩm của thuốc

Đường dùng, dạng bào chế

Hàm lượng/ nồng độ

Nhà sản xuất

Nước sản xuất

Số đăng ký hoặc số GPNK

Đơn vị tính

Giá trúng thầu (đồng)

Giá thanh toán BHYT (đồng)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

1. Danh mục thuốc được thanh toán 100%

A. Chế phẩm YHCT có trong danh mục

B. Chế phẩm YHCT thay thế các thuốc có trong danh mục thuốc chế phẩm YHCT

C. Chế phẩm YHCT do cơ sở y tế tự bào chế

2. Danh mục thuốc được thanh toán 50%, 30%

……….., ngày……tháng……năm….

Người lập biểu

(Ký, họ tên)

Trưởng phòng ……

(Ký, họ tên)

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 16/BHYT: Danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền thanh toán BHYT

Mẫu số 16/BHYT: Danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền thanh toán BHYT

Biểu mẫuKhiếu nại - Tố cáo

Mẫu 31-DS thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Mẫu kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP
156

Mẫu kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

Mẫu 31-DS – Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Thiquocgia.vn xin giới thiệu tới các bạn Mẫu 31-DS – Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải mới nhất ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017. Mời các bạn tải về.

Mẫu 11-DS biên bản không tiến hành định giá được tài sản

Mẫu 15-DS quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm (dành cho Thẩm phán)

Mẫu số 17-DS quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (dành cho Thẩm phán)

Nội dung cơ bản của thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải như sau:

TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1)

Số:…../TB-TA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….., ngày….. tháng ….. năm……

THÔNG BÁO VỀ PHIÊN HỌP KIỂM TRA VIỆC GIAO NỘP, TIẾP CẬN, CÔNG KHAI CHỨNG CỨ VÀ HÒA GIẢI

Kính gửi: – (2)……………………………..Địa chỉ: (3) …………………………………….

Nơi làm việc: (4) …………………………………..Số điện thoại: …………………;

Số fax: …………; Địa chỉ thư điện tử: …………….…… (nếu có);

(5) …………………………………………………………………………………………………

Căn cứ vào các điều 205, 206, 207, 208 và 209 của Bộ luật tố tụng dân sự;

Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án dân sự thụ lý số …../……/ TLST-……ngày….tháng…..năm…………

Xét thấy vụ án không thuộc trường hợp không được hoà giải hoặc không tiến hành hoà giải được.

Vì các lẽ trên:

1. Thông báo chocác đương sự có tên nêu trên được biết.

Đúng…..giờ….phút, ngày……tháng……năm……………….…..……….

Có mặt tại phòng số……, trụ sở Toà án nhân dân………….……………

Địa chỉ: …..…..………………………………………………………..………

Để tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải.

2. Nội dung phiên họp:

a) Kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ

b) Nội dung các vấn đề cần hoà giải bao gồm(6)……….…………………….…..

……..………………………………………………………………………

3. Nếu người được thông báo không có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong thông báo này để tham gia phiên họp, Toà án sẽ tiếp tục giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Nơi nhận:

Thẩm phán

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 31-DS:

(1) Ghi tên Toà án ra thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải; nếu Tòa án ra thông báo là Toà án nhân dân cấp huyện cần ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang). Nếu Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2), (3), (4) và (5) Ghi lần lượt đương sự của vụ án và tư cách tham gia tố tụng của họ. Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc của người được thông báo; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức được thông báo (ghi theo đơn khởi kiện). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Ông Nguyễn Văn A).

(6) Ghi đầy đủ nội dung các vấn đề cần hòa giải trong vụ án (ví dụ: trong vụ án ly hôn các vấn đề cần được hoà giải có thể bao gồm: quan hệ hôn nhân, nuôi con, chia tài sản chung của vợ chồng và các vấn đề khác có liên quan, (nếu có).

Mẫu thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Biểu mẫuKhiếu nại - Tố cáo

Mẫu số 17-DS quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (dành cho Thẩm phán)

Mẫu kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP
114

Mẫu kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

Mẫu số 17-DS – Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (dành cho Thẩm phán)

Thiquocgia.vn xin giới thiệu tới các bạn Mẫu số 17-DS – Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (dành cho Thẩm phán) mới nhất ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017. Đây là mẫu sử dụng phổ biến tại các tòa án nhân dân. Mời các bạn tải về.

Mẫu số 06-DS quyết định trưng cầu giám định

Mẫu 11-DS biên bản không tiến hành định giá được tài sản

Mẫu 15-DS quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm (dành cho Thẩm phán)

Nội dung cơ bản của Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (dành cho Thẩm phán) như sau:

TÒA ÁN NHÂN DÂN(1)….

Số:…./……/QĐ-BPKCTT(2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày…….. tháng……. năm…..

QUYẾT ĐỊNH
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

TÒA ÁN NHÂN DÂN…………………………

Căn cứ vào khoản(3)………. Điều 111 và khoản 1 Điều 112 của Bộ luật tố tụng dân sự;

Sau khi xem xét đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời….(4) của(5)………………………………………; địa chỉ(6):

………………………là(7)……………………………………………………….. trong vụ án (8)………………………………………….

đối với(9)………………………………………………; địa chỉ(10):…………………………………………..

(11)………………………………………. trong vụ án nói trên;

Sau khi xem xét các chứng cứ liên quan đến việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

Xét thấy việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (12)……………………………………………………..

là cần thiết (13)…………………………………………………………………………………………………………………………..

QUYẾT ĐỊNH

1. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ……….quy định tại Điều(14) …………………………….
của Bộ luật tố tụng dân sự; (15)……………………………………………………………………………………………………

2. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay và được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Nơi nhận:

(Ghi những nơi mà Toà án phải cấp hoặc gửi theo quy định tại khoản 2 Điều 139 của Bộ luật tố tụng dân sự và lưu hồ sơ vụ án).

THẨM PHÁN

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

– Nếu áp dụng bổ sung thì sau hai chữ “áp dụng” ghi thêm hai chữ “bổ sung”.

– Nếu thuộc trường hợp Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng (áp dụng bổ sung) biện pháp khẩn cấp tạm thời thì bỏ từ “sau khi xem xét đơn yêu cầu” cho đến “trong vụ án nói trên”.

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 17-DS:

(1) Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi rõ: Tòa án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2017/QĐ-BPKCTT).

(3) Nếu trong quá trình giải quyết vụ án (thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự) thì ghi khoản 1; nếu cùng với việc nộp đơn khởi kiện (thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự) thì ghi khoản 2; nếu Toà án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự) thì ghi khoản 3.

(4) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể đã được ghi trong đơn yêu cầu (ví dụ: “buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm” hoặc “kê biên tài sản đang tranh chấp”).

(5) và (6) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của người làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

(7) và (8) Ghi tư cách đương sự của người làm đơn trong vụ án cụ thể mà Tòa án đang giải quyết.

(9) và (10) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

(11) Ghi tư cách đương sự của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Chú ý: Nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự thì không ghi các mục (7), (8) và (11).

(12) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể đã được ghi trong đơn yêu cầu.

(13) Ghi lý do tương ứng quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự. Ví dụ: “để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự” hoặc “để bảo vệ chứng cứ” hoặc “để bảo đảm việc thi hành án” (khoản 1 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự); “do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra” (khoản 2 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự).

(14) Ghi tên biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án áp dụng và điều luật của Bộ luật tố tụng dân sự mà Tòa án căn cứ (ví dụ: Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 116).

(15) Ghi quyết định cụ thể của Tòa án (ví dụ 1: nếu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 116 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “Buộc ông Nguyễn Văn A phải thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng số tiền là… đồng (hoặc đồng/tháng) cho bà Lê Thị B”; ví dụ 2: nếu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 124 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “Phong toả tài khoản của Công ty TNHH Đại Dương tại Ngân hàng B, chi nhánh tại thành phố H. số tiền là… đồng”).

Mẫu quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (dành cho Thẩm phán)

Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Biểu mẫuKhiếu nại - Tố cáo

Mẫu 15-DS quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm (dành cho Thẩm phán)

Mẫu kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP
97

Mẫu kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

Mẫu 15-DS – Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm (dành cho Thẩm phán)

Thiquocgia.vn xin giới thiệu tới các bạn Mẫu 15-DS – Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm (dành cho Thẩm phán) mới nhất ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017. Đây là mẫu sử dụng phổ biến tại các tòa án nhân dân. Mời các bạn tải về.

Mẫu 01-DS mẫu biên bản giao nhận tài liệu, chứng cứ

Mẫu số 06-DS quyết định trưng cầu giám định

Mẫu 11-DS biên bản không tiến hành định giá được tài sản

Nội dung cơ bản của Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm (dành cho Thẩm phán) như sau:

TÒA ÁN NHÂN DÂN….(1)

__________________

Số:…./……/QĐ-BPBĐ(2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày…….. tháng……… năm………

QUYẾT ĐỊNH
BUỘC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM

TÒA ÁN NHÂN DÂN…………………………

Căn cứ vào Điều 136 của Bộ luật tố tụng dân sự;

Sau khi xem xét đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời(3)…………………………….của (4)………………….

địa chỉ(5):……………………………………………………………………………………………………

(6)…………………………………………… trong vụ án (7)………………………………………………….

đối với(8)………………………………………; địa chỉ (9):………………………………………………………

(10)………………………………………. trong vụ án nói trên;

Sau khi xem xét các tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

Xét thấy để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng,

QUYẾT ĐỊNH:

1. Buộc (11)……………………………………………………………………………………..

2. Phải gửi tài sản bảo đảm (tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá) có giá trị là(12):………………………..

vào tài khoản phong tỏa……………tại Ngân hàng………………………………………………………..

địa chỉ: ……………………………………….(13)……………………………………………………………………………

3. Thời hạn thực hiện việc gửi tài sản bảo đảm là(14)…………. ngày, kể từ ngày…….. tháng…….. năm……..

4. Ngân hàng(15)……………………………………. có trách nhiệm nhận vào tài khoản phong toả của mình và quản lý theo quy định của pháp luật cho đến khi có quyết định khác của Tòa án xử lý tài sản bảo đảm này.

Nơi nhận:

THẨM PHÁN

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 15-DS

(1) Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi rõ: Tòa án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2017/QĐ-BPBĐ).

(3) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể đã được ghi trong đơn yêu cầu (ví dụ: “kê biên tài sản đang tranh chấp” hoặc “phong tỏa tài khoản tại ngân hàng”).

(4) và (5) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của người làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

(6) và (7) Ghi tư cách đương sự của người làm đơn trong vụ án cụ thể mà Tòa án đang giải quyết.

(8) và (9) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

(10) Ghi tư cách đương sự của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Chú ý: Nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự thì không ghi các mục (6), (7) và (10).

(11) Ghi đầy đủ tên của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

(12) Ghi giá trị được tạm tính.

(13) Ghi số tài khoản, chủ tài khoản phong tỏa, tên và địa chỉ của Ngân hàng nơi người phải thực hiện biện pháp bảo đảm gửi tài sản bảo đảm.

(14) Tùy từng trường hợp mà ghi thời hạn thực hiện việc gửi tài sản bảo đảm: a) Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự, nếu trong giai đoạn từ khi thụ lý vụ án cho đến trước khi mở phiên toà, thì thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm là hai ngày làm việc, kể từ thời điểm Toà án ra quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm. Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn đó có thể dài hơn, nhưng trong mọi trường hợp phải được thực hiện trước ngày Toà án mở phiên toà. Nếu tại phiên toà thì việc thực hiện biện pháp bảo đảm được bắt đầu từ thời điểm Hội đồng xét xử ra quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm, nhưng phải xuất trình chứng cứ đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm trước khi Hội đồng xét xử vào Phòng nghị án để nghị án. b) Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự, thì thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu và được Toà án chấp nhận.

(15) Ghi đầy đủ tên của Ngân hàng.

Mẫu quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm (dành cho Thẩm phán)

Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm