Thiquocgia.vn xin giới thiệu với những chia sẻ của TS. Lê Đình Định, Trưởng ban Đánh giá năng lực, Đại học Quốc gia Hà Nội. Thông qua những chia sẻ này thầy cô và các bạn sĩ tử sẽ có một phương pháp ôn thi và làm bài hiệu quả nhất
1. Những phương án nhiễu trong đề thi trắc nghiệm
Lưu ý, có hai loại phương án nhiễu:
Loại 1 – nhiễu xa: phương án này tách biệt với phương án đúng, thí sinh dễ dàng tìm được đáp án ngay, ví dụ: đồ thị hàm bậc ba có 4 điểm cực trị.
Loại 2 – nhiễu gần: phương án này gần giống phương án đúng, có khả năng gây “rối” cao cho thí sinh. Để loại được phương án này thí sinh cần phải có kiến thức cơ bản tốt và suy luận tốt.
2. Phân bố thời gian làm bài
Câu hỏi dễ: thời gian làm bài là 1 phút
Câu hỏi trung bình: thời gian làm bài là 2 phút
Câu hỏi khó, cực khó: thời gian làm bài là 3,5 phút
Nếu không chọn được chính xác phương án đúng ở một câu hỏi bất kỳ, thí sinh có thể chọn ngẫu nhiên một đáp án mà vẫn có thể có cơ hội được điểm ở câu hỏi đó.
3. Cấp độ nhận thức
4. Một số hướng chính giải bài thi trắc nghiệm
5. Chiến thuật làm bài thi trắc nghiệm
Làm được điều này sẽ giúp các em không bị bỏ sót và mất điểm ở những câu dễ do đã mất nhiều thời gian cho câu khó. Nên nhớ, dù là câu khó hay câu dễ thì thí sinh chỉ có thể được tối đa 0,2 điểm cho 1 câu.
Đối với các câu hình học ở mức độ đơn giản cần hạn chế vẽ hình và nếu phải vẽ thì cũng không cần vẽ quá cầu kỳ vì sẽ rất tốn thời gian, cố gắng tưởng tượng là chính.
Ưu tiên làm trước các câu hỏi mà có sử dụng được máy tính Casio.
Tăng cường rèn luyện các dạng bài mà sử dụng kỹ năng loại trừ để tìm ra được đáp án.