Tổng hợp điểm mới của Luật Kế toán 2015
7 điểm mới quan trọng của Luật Kế toán 2015
Ngày 20/11/2015, Quốc hội thông qua Luật Kế toán số 88/2015/QH13 (Luật Kế toán 2015) thay thế Luật Kế toán số năm 2003. Luật kế toán mới có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2017, kết cấu gồm 6 Chương, quy định 74 Điều về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán và quyền và nghĩa vụ của người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp kế toán. Thiquocgia.vn xin gửi tới quý khách những điểm mới và thay đổi quan trọng của Luật Kế toán mới so với Luật cũ trước đây.
Kinh nghiệm làm kế toán công ty xây dựng
Bộ chứng từ kế toán cần thiết cho kế toán
So sánh Chuẩn mực kế toán quốc tế và Chuẩn mực kế toán Việt Nam
1. Quy định mới về quyền và nghĩa vụ của người làm kế toán.
Điều 28 Luật Kế toán 2015 quy định các loại tài sản và nợ phải trả được đánh giá và ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính gồm:
Việc đánh giá lại tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý phải bảo đảm có căn cứ xác thực. Trường hợp không có cơ sở để xác định được giá trị một cách đáng tin cậy thì tài sản và nợ phải trả được ghi nhận theo giá gốc.
Do việc đánh giá giá trị tài sản và hạch toán theo giá trị hợp lý có tính kỹ thuật cao, để phù hợp với điều kiện của Việt Nam có tài sản có thể đánh giá được theo giá trị thị trường, có tài sản chưa có điều kiện đánh giá được, Luật quy định Bộ Tài chính quy định cụ thể các tài sản và nợ phải trả được ghi nhận và đánh giá lại theo giá trị hợp lý, phương pháp kế toán ghi nhận và đánh giá lại theo giá trị hợp lý.
2. Đơn vị tiền tệ rút gọn và làm tròn số khi lập hoặc công khai báo cáo tài chính
Nghị định số 129/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán năm 2003 quy định chỉ các báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính dùng để công khai có số liệu báo cáo trên 9 chữ số thì được lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn Đồng hoặc triệu Đồng. Điều 10 Luật kế toán năm 2015 cho phép đơn vị kế toán được làm tròn số, sử dụng đơn vị tính rút gọn khi lập hoặc công khai báo cáo tài chính. Tuy nhiên, Luật kế toán 2015 không nói rõ liệu tất cả các loại báo cáo tài chính được phép sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn hay chỉ một số loại báo cáo tài chính như quy định tại Nghị định 129/2004/NĐ-CP mới được phép.
3. Quy định chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán
Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính tại Việt Nam thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả-rập; sau chữ số hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị thì sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,).
Đối với doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài hoặc của tổ chức nước ngoài phải chuyển báo cáo tài chính về công ty mẹ, tổ chức ở nước ngoài hoặc sử dụng chung phần mềm quản lý, thanh toán giao dịch với công ty mẹ, tổ chức ở nước ngoài được sử dụng dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ; khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị thì sau chữ số hàng đơn vị được đặt dấu chấm (.) và phải chú thích trong tài liệu, sổ kế toán, báo cáo tài chính. Trong trường hợp này, báo cáo tài chính nộp cơ quan thuế, cơ quan thống kê và cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác phải sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ và dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.
4. Lập và lưu Chứng từ điện tử
Chứng từ điện tử không bắt buộc phải in ra giấy như quy định trước đây của Luật kế toán năm 2003. Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ trên các phương tiện điện tử thì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.
5. Sổ kế toán
Sổ kế toán sau khi được khóa trên phương tiện điện tử không bắt buộc phải in ra giấy và đóng thành quyển riêng như quy định trước đây của Luật kế toán năm 2003. Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ sổ kế toán trên các phương tiện điện tử thì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.
6. Hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán
Luật Kế toán 2015 ban hành những quy định mới và chi tiết về hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán trong Chương IV, như việc đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán; điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán; trách nhiệm của kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán; trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán; đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán…
7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong kế toán
Tại Điều 13 Luật Kế toán năm 2015 quy định 15 hành vi bị nghiêm cấm trong kế toán trong đó kế thừa 9 hành vi bị cấm được quy định tại Điều 14 Luật Kế toán năm 2003 và bổ sung một số hành vi bị cấm nhằm bảo đảm bao quát được tất cả các hành vi gian lận, sai phạm trong lĩnh vực kế toán, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý vi phạm. Cụ thể các hành vi bị cấm như sau:
Để lại một bình luận