Top 3 Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 năm học 2020-2021 kèm đáp án

Đề kiểm tra học kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn

Top 3 Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 năm học 2020-2021 kèm đáp án, bao gồm 3 đề thi, có kèm theo cả đáp án để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất cho kì thi cuối kì II. Mời các em tham khảo.

1. Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6

Mức độ
Chủ đề
Nhận biết

Thông hiểu Vận dụng Tổng điểm
Vận dụng thấp Vận dụng cao

I. Phần Văn bản

Phát hiện được đoạn văn trích từ văn bản: Bài học đường đời đầu tiên; tác giả Tô Hoài

Xác định được nội dung đoạn trích

Số câu: Câu 1

Số điểm: 1,5

Câu 1 – a

Số điểm: 1

Câu 1 – b

Số điểm: 0,5

Câu 1 – a, b

Số điểm: 1,5

II. Tiếng Việt

Chỉ ra câu văn có phép so sánh

Câu 1 – d

Số điểm: 1,0

Câu 1 – c

Số điểm: 1,0

III.Tập làm văn

Xác định được người kể chuyện

Nêu được suy nghĩ về nhân vật

Miêu tả một người thân

Câu 1 – b

Số điểm: 0, 5

Câu 1 – c

Số điểm: 1,0

Câu 2

Số điểm: 6

Câu 1 – b,c; Câu 2

Số điểm: 8

Tổng số câu:

Tổng số điểm:

Tỉ lệ:

Câu 1- a

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Câu 1- b

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Câu 1 – c

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20 %

Câu 2

Số điểm: 6

Tỉ lệ: 60%

Số câu: 2

Số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

2. Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 số 1

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi 1, 2

Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào?

a. Cô Tô

b. Sông nước Cà Mau

c. Vượt thác

d. Lòng yêu nước

2. Cấu trúc so sánh “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thiếu yếu tố nào ?

a. Vế A

b. Phương diện so sánh

c. Từ so sánh

d. Vế B

3. Câu thơ “Ngày Huế đổ máu/ Chú Hà Nội về” sử dụng kiểu hoán dụ nào?

a. Lấy bộ phận để gọi toàn thể

b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

4. Vị ngữ trong câu: “Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù” là:

a. Thánh Gióng

b. Cưỡi ngựa sắt

c. Vung roi sắt

d. Cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù

5. Câu nào sau đây sử dụng phép so sánh không ngang bằng?

a. Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo

b. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất

c. Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

d. Trẻ em như búp trên cành

6. Câu “Người ta gọi chàng là Sơn Tinh” thuộc kiểu câu trần thuật đơn nào?

a. Câu đinh nghĩa

b. Câu miêu tả

c. Câu giới thiệu

d. Câu đánh giá

II. Tự luận (7 điểm)

1. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Cây tre Việt Nam. (2đ)

2. Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6 – 8 câu) nêu cảm nghĩ về hình ảnh Bác Hồ qua khổ thơ:

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

(Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ) (5đ)

2.1. Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 số 1

I. Phần trắc nghiệm

1 2 3 4 5 6
c b c d c c

II. Phần tự luận

1.

– Giá trị nội dung: Cây tre là người bạn thân thiết và lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có nhiều vẻ đẹp bình dị và phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước, con người Việt Nam. (1đ)

– Nghệ thuật của văn bản Cây tre Việt Nam: chi tiết hình ảnh chọn lọc mang tính biểu tượng; biện pháp nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu (1đ)

2.

HS viết đoạn văn đầy đủ cấu trúc 3 phần với những gợi ý sau:

– Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

→ Lặp cấu trúc Đêm nay Bác thuật lại sự việc Bác lặng ngồi không ngủ. (1đ)

– 2 câu cuối: anh đội viên cho rằng việc Bác không ngủ là “lẽ thường tình” (1đ)

+ Đó là phát hiện mang tính chân lý: tình yêu thương, sự bao dung của Người không chỉ là biểu hiện đơn lẻ, đó là nhân cách của Người- nhân cách vĩ đại, ngời sáng. (1đ)

+ Cuộc đời cách mạng Người trải qua nhiều sóng gió, nhiều đêm không ngủ (1đ)

→ Sự hi sinh thầm lặng của Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam (1đ)

3. Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 số 2

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

1. Trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi”, diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh em gái vẽ là :

a. Ngỡ ngàng→ xấu hổ→ hãnh diện

b. Ngỡ ngàng→ hãnh diện→ xấu hổ

c. Hãnh diện → ngỡ ngàng→ xấu hổ

d. Xấu hổ→ ngỡ ngàng→ hãnh diện

2. Đoạn trích Vượt thác muốn làm nổi bật điều gì?

a. Cảnh vượt thác

b. Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ

c. Cảnh dòng sông theo hành trình của con người

d. Vẻ đẹp hùng vĩ và sức mạnh của con người trong chịnh phục thiên nhiên

3. Trong những câu sau, câu nào không phải là câu trần thuật đơn?

a. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất

b. Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc thảm thiết

c. Ngày mai trên đất nước này, tre vẫn là bóng mát.

d. Tre là người nhà, tre khắng khít với đời sống hằng ngày.

4. Phép tu từ nhân hóa trong câu văn: “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.” là kiểu nhân hóa gì gì?

a. Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

b. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật

c. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người

5. Nối tên tác phẩm ở cột A với tên tác nội dung ở cột B cho phù hợp

A B
1. Cây tre Việt Nam a. Cảnh vượt thác của con thuyền do Dượng Hương Thư chỉ huy trên sông Thu Bồn
2. Cô tô b. Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng và hoạt động của con người trên đảo
3. Lượm c. Cây tre – người bạn thân thiết và là biểu tượng của dân tộc
4. Vượt thác d. Hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Em đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi

II. Tự luận (7 điểm)

1. Phân tích thành phần chính của các câu sau: (2đ)

a. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời.

b. Tre là người nhà, tre khăng khít với cuộc sống hàng ngày.

2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn dưới đây. Nêu tác dụng của phép tu từ em đã xác định Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân. (1đ)

3. Hãy tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi? (4đ)

3.1. Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 số 2

I. Phần trắc nghiệm

1 2 3 4 5
b d d a 1 – c; 2 – b; 3 – d; 4 – a

II. Phần tự luận

1.

Phân tích thành phần chính của các câu sau: (2đ)

a. Dưới bóng tre xanh, // . (1đ)

CN VN

b. // , //. (1đ)

CN1 VN1 CN2 VN2

2.

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn là biện pháp nhân hóa. (0.5đ)

Tác dụng: hình ảnh Dế Mèn hiện lên sinh động, giống người, giàu sức gợi hình, gợi cảm. (0.5đ)

3.

HS viết bài dựa vào một số gợi ý sau:

a. Mở bài(0.5đ)

– Giới thiệu giờ ra chơi: thời gian, địa điểm… sân trường im ắng, tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi…

b. Thân bài (3đ) Tả cảnh sân trường:

– Tả bao quát: (1đ)

+ Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi: ồn ào, náo nhiệt hẳn lên…..

+ Hoạt động vui chơi của mọi người trong cảnh (chạy nhảy, vui đùa…)

– Tả chi tiết: (1đ)

+ Cảnh tập thể dục: HS nhanh nhẹn xếp hàng tập thể dục giữa giờ, các động tác đều và đẹp…

+ Cảnh vui chơi: Hoạt động vui chơi của từng nhóm (nhảy dây, kéo co, đá cầu, rượt bắt, chơi truyền, ô ăn quan….được nhiều bạn ưa thích); Có nhóm bạn không thích nô đùa mà ngồi trò chuyện, đọc chuyện, ôn bài…Âm thanh: hỗn độn, tiếng cười đùa, la hét…

+ Không khí: nhộn nhịp, sôi nổi…

+ Tả cảnh vật xung quanh sân trường: cây cối, các loài vật như chim chóc…. (tả lồng vào các cảnh trên)

– Tả cảnh sân trường sau giờ ra chơi: Trống báo, cảnh vào lớp, sân trường vắng lặng, chỉ nghe thấy tiếng học bài từ các lớp vọng ra, tiếng chim chóc chuyền cành, tiếng lá cây rì rào trong gió… (1đ)

c. Kết bài (0.5đ)

Cảm nghĩ về giờ ra chơi (nêu lợi ích của giờ ra chơi): giải toả nỗi mệt nhọc, căng thẳng; đầu óc thư giãn, thoải mái, tiếp thu bài học tiếp theo được tốt hơn.

4. Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 số 3

Thời gian làm bài: 90 phút

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

1. Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp (1đ)

A B
1. Buổi học cuối cùng a. Bức tranh thiên nhiên rộng lớ, hoang dã và cuộc sống ở vùng sông nước Cà Mau
2. Sông nước Cà Mau b. Lòng yêu thương sâu sắc của Bác với bộ đội và nhân dân; tình cảm cảm phục của người chiến sĩ đối với Bác
3. Bức tranh của em gái tôi c. Tình cảm hồn nhiên, trong sáng và lòng nhân hậu của người em đã giúp anh nhận ra phần hạn chế của mình
4. Đêm nay Bác không ngủ d. Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở An – dat và hình ảnh thầy Ha – men cùng chân lí về tiếng nói dân tộc

2. Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được kể theo lời của nhân vật nào?

a. Dế Mèn b. Dế Choắt c. Chị Cốc d. Bác Xiến Tóc

3. Nội dung nổi bật của đoạn trích Vượt thác là gì?

a. Cảnh vượt thác oai phong của Dượng Hương Thư

b. Cảnh vật rộng lớn, mênh mông trên sông Thu Bồn

c. Hai nét tính cách nổi bật của Dượng Hương Thư khi vượt thác và lúc ở nhà

d. Vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền thiên nhiên mênh mông, hùng vĩ

4. Nét độc đáo của cảnh vât trong Sông nước Cà Mau là gì?

a. Sông ngòi, kênh rach bủa giăng chi chít như mạng nhện.

b. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ

c. Chợ nổi trên sông

d. Cả 3 đáp án trên

5. Tâm trạng đầu tiên của người anh trai khi thấy bức tranh Kiều Phương vẽ là:

a. Ngạc nhiên b. Xấu hổ c. Hãnh diện d. Ăn năn

II. Tự luận (7 điểm)

1. Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi.(2đ)

2. Nêu diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra bài học gì cho mình? (5đ)

4.1. Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 số 3

I. Phần trắc ngiệm

1. 1 – d; 2 – a; 3 – c; 4 – b.

2 3 4 5
a d d a

II. Phần tự luận

1.

HS viết đoạn văn ngắn tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi theo các dòng sự kiện sau:

– Kiều Phương là cô gái thích vẽ tranh nên thường lục lọi đồ và tự pha chế màu vẽ. (0.5đ)

Người anh trai của Kiều Phương sau khi biết em gái có tài năng hội họa thì ghen tị, mặc cảm, luôn tìm cách xa em gái. (0.75đ)

– Kiều Phương đạt giải nhất trong kì thi vẽ tranh, người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và ân hận về lỗi của mình. (0.75đ)

2.

* Diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt:

– Huênh hoang: “Sợ gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa” (0.5đ)

– Trêu xong chị Cốc thì chui tọt vào hang tự đắc rằng mình đã ăn toàn (0.5đ)

– Nghe thấy tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt thì sợ hãi nằm im thin thít. (0.5đ)

– Khi chị Cốc đi rồi, Mèn mới “mon men bò lên” hối lỗi (0.5đ)

→ Dế Mèn từ hung hăng, hống hách trở nên hèn nhát, run sợ. (1đ)

*Dế Mèn rút ra bài học về thái độ, tính cách: Không kiêu căng, tự phụ, không khinh thường ai, phải biết yêu thương, giúp đỡ kẻ yếu thế hơn mình. (1đ)

– Bài học đường đời đầu tiên được thể hiện qua câu nói của Dế Choắt: “Sống ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng chuốc họa vào thân.”. (1đ)

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập thuộc mục Tài liệu.


Comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *