Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý QLPT 01

Nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong quản trị nhà trường hiện nay

Bản in

Hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý QLPT 01 theo Thông tư 18/2019/TT-BGDĐT để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch là bài thu hoạch về đổi mới quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

Bài thu hoạch BDTX cán bộ quản lý QLPT 01

Lưu ý: Đây chỉ là tài liệu tham khảo nhằm giúp đỡ các thầy cô có tài liệu tự viết bài thu hoạch cho bản thân mình.

I. MỤC TIÊU

+ Nắm được khái niệm, yều cầu, vai trò đạo đức của cán bộ quản lý trong giải quyết các vấn đề ở trường mầm non và cộng đồng.

Kỹ năng:

+ Có kĩ năng thực hành hành vi đạo đức, lối sống, tác phong sư phạm phù hợp ở nhà trường mầm non và cộng đồng.

– Thái độ: Có ý thức và trách nhiệm cao với các vấn đề của nhà trường nói chung và trong xây dựng môi trường văn hóa trường mầm non nóiriêng.

1. Tìm hiểu về những khái niệm chung

Đạo đức là những chuẩn mực chung được dùng để ứng xử giữa người trong xã hội. Khoa học nghiên cứu các chuẩn mực và quy luật vận động của các chuẩn mực đó trong đời sống xã hội được gọi là đạo đức học.

Mỗi một xã hội cụ thể phải tự quy định những chuẩn mực chung để xử sự những vấn đề trong xã hội cho thống nhất nhằm giúp xã hội ổn định và phát triển.

Cán bộ quản lý là những người tham gia vào hệ thống quản lý, lãnh đạo những người khác để thực thi một công việc nhất định có hiệu quả.

Cán bộ quản lý chịu trách nhiệm mọi công việc trong một tổ chức chính trị, xã hội nào đó, từ việc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, hoạch định kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch… đến lãnh đạo những người khác nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, người ta phân chia cán bộ quản lý ra thành các loại khác nhau.

– Căn cứ vào chức năng của quản lý, cán bộ quản lý chia thành ba loại:

+ Cán bộ lãnh đạo là những người chỉ huy trong bộ máy quản lý có một chức danh nhất định do nhà nước giao cho hoặc do cấp trên bổ nhiệm. Hoạt động đặc trưng của cán bộ lãnh đạo là đề ra các quyết định đó và tổ chức thực hiện các quyết định đó có kết quả.

+ Chuyên gia là những người có năng lực chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó. Chức năng của họ là chuẩn bị các phương án cho cán bộ lãnh đạo đề ra các quyết định phù hợp.

+ Các nhân viên quản lý khác là những người có chức năng thu thập, chỉnh lý và truyền đạt những thông tin ban đầu, chuẩn bị và hình thành các tư liệu cần thiết để đảm bảo cho cán bộ lãnh đạo và chuyên gia điều hành công việc trong một tổ chức nhất định.

Trong ba loại cán bộ quản lý này thì cán bộ lãnh đạo là người đóng vai trò quyết định đối với đội ngũ chuyên gia và cán bộ quản lý khác. Ngược lại, các chuyên gia và cán bộ quản lý khác giúp cho cán bộ lãnh đạo thực hiện tốt chức năng quản lý hoặc cản trở cán bộ lãnh đạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra.

– Căn cứ vào sự phân cấp thứ bậc, cán bộ quản lý chia thành ba loại:

Cán bộ quản lý cấp cao là những người ra những quyết định có tính chất chiến lược chung cho cả một hệ thống quản lý, bao gồm phạm vi rộng lớn như quốc gia hay một ngành nào đó.

+ Cán bộ lãnh đạo cấp trung là người có thẩm quyền ra những quyết định có tính chất chiến thuật liên quan đến những bộ phận của cả hệ thống quản lý.

+ Cán bộ quản lý cấp cơ sở là những người có quyền ra những quyết định mang tính tác nghiệp cho những đơn vị của hệ thống.

Trong ba loại cán bộ quản lý này thì cán bộ quản lý cấp cao có vai trò quyết định chủ trương, đường lối, còn cán bộ quản lý cấp trung và cấp cơ sở có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý nhằm thực thi có hiệu quả các chủ trương, đường lối chính sách…

Về phẩm chất chính trị: Phải có quan điểm chính trị đúng đắn, sâu rộng, có ý chí vững vàng, kiên định trong công việc, quyết tâm thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, kế hoạch đã đề ra để đưa đơn vị mình đi lên; biết đánh giá theo những tiêu chuẩn chính trị….

Về đạo đức: Phải có tư cách đạo đức tốt, yêu ngành, yêu nghề mình phụ trách; thẳng thắn,trung thực, công bằng, sẵn sàng xả thân vì những công việc chung, luôn có thái độ tôn trọng, có thiện chí, không làm điều ác, ứng xử có văn hóa, đúng đắn theo các chuẩn mực đạo đức với mọi người, đặc biệt là đối với những đồng nghiệp mà mình phụ trách; luôn luôn cầu thị, khiêm tốn học hỏi để tiến bộ…

Về năng lực chuyên môn: Phải có kiến thức chuyên môn lĩnh vực mình quản lý, đặc biệt là phải có năng lực quản lý của cấp mình phụ trách để đảm bảo cho việc thực thi mọi công việc đạt kết quả như mong muốn.

Biết phân tích, tập trung tiềm lực, có khả năng xác định phương hướng phát triển hệ thống, biết giải quyết các vấn đề, tình huống, phát hiện ra các cơ hội để đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết thành công công việc. Có năng lực, kĩ năng tổ chức, điều hành công việc, có khả năng quy tụ, đoàn kết, lôi kéo mọi người vào việc thực hiện các công việc chung, tạo ra được môi trường làm việc mà mọi người cảm thấy an toàn, vui vẻ, hứng khởi….

Đặc biệt, cán bộ quản lý cần có lối sống đúng đắn, chân thành với mọi người, có trách nhiệm cao trong tất cả các công việc thuộc đơn vị mình phụ trách, sống hòa đồng khiêm tốn, đoàn kết với mọi người và xây dựng đơn vị thành một khối thống nhất mà trong đó cán bộ quản lý được mọi người tin yêu, mến phục…

Cán bộ quản lý là những người có vai trò rất quan trọng đối với việc thành công, phát triển hay thất bại, suy thoái của cả hệ thống hay tổ chức mà họ phụ trách. Bởi vì, họ là người đứng mũi chịu sào trong tất cả các công việc, có trách nhiệm liên kết các bộ phận riêng rẽ, huy động tất cả mọi nguồn lực cả trong và ngoài đơn vị để thực thi có hiệu quả công việc.

Cán bộ quản lý là người tổ chức các mối quan hệ qua lại một cách nhẹ nhàng để tạo thành một hệ thống trọn vẹn.

– Trong một phạm vi nào đó, cán bộ quản lý là người đại diện cho lợi ích của mọi người trong tổ chức của họ hoặc cho cả giai cấp mà họ là các thành viên.

– Cán bộ quản lý còn có vai trò nêu gương, là hình mẫu, có tác dụng giáo dục trong một phạm vi nhất định. Vì thế, mọi hành vi của họ trong công việc, trong ứng xử với mọi người đều có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.

2. Đạo đức của người cán bộ quản lý ngành mầm non

Phân loại cán bộ quản lý mầm non:

Căn cứ vào tính chất trực tiếp hay gián tiếp việc thực thi chức năng và nhiệm vụ đào tạo thì cán bộ quản lý mầm non được chia thành hai loại là cán bộ quản lý trực tiếp và cán bộ quản lý gián tiếp.

– Cán bộ quản lý mầm non trực tiếp là cán bộ đang làm công tác quản lý tại các trường mầm non, bao gồm ban giám hiệu, các chuyên gia và những người quản lý khác trong trường mầm non.

– Cán bộ quản lý mầm non gián tiếp là các cán bộ quản lý theo ngành học từ cấp phòng, sở cho đến cấp bộ.

Tất cả đều phải có đạo đức nghề nghiệp nhà giáo để tổ chức, điều hành ngành học mầm non phát triển.

– Đạo đức của cán bộ quản lý mầm non là những chuẩn mực ứng xử đúng đắn của người cán bộ quản lý cấp học mầm non nhằm thực hiện thành công và thắng lợi mục tiêu đào tạo của cấp học này.

– Yêu cầu cán bộ quản lý mầm non bên cạnh những phẩm chất và năng lực chung người quản lý phải có thì cán bộ quản lý mầm non cần có 4 yêu cầu sau:

3. Thực hành hành vi đạo đức của người cán bộ quản lý trong quan hệ với đồng nghiệp nhà trường mầm non.

– Có nếp sống lành mạnh, trung thực, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo, thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

– Sống có lý tưởng cách mạng, tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, Chính sách Pháp luật của nhà nước, có lòng yêu quê hương, đất nước.

– Có lối sống hòa nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.

– Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học, tận tình, chu đáo.

– Có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, tích cực đấu tranh,ngăn chặn những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật và các quy định đạo đức nghề nghiệp.

– Trang phục giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp công việc, không lòe loẹt, rườm rà gây phản cảm.

– Giao tiếp với đồng nghiệp:

+ Cán bộ quản lý phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp, ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc. Cán bộ quản lý phải có tác phong lịch sự, giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp; lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá, thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ.

3.3. Quy định trong giao tiếp, ứng xử

+ Trong quan hệ đồng nghiệp, cán bộ quản lý phải chân thành, thân thiện, nhiệt tình, bảo đảm sự đồng thuận, đoàn kết vì sự nghiệp giáo dục và danh dự của nhà giáo.

Giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn:

+ Khi có vấn đề bất đồng quan điểm ban giám hiệu phải có thái độ bình tĩnh, nhẹ nhàng, không phát ngôn lời lẽ thiếu văn hóa, lăng mạ đồng nghiệp.

Khi giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn phải đảm bảo từ tốn, có lí, có tình, không kiêu căng, thách thức, hách dịch, đe dọa cấp dưới, phải giải quyết dứt điểm; đóng góp ý kiến mang tính xây dựng, giữ gìn sự đoàn kết, biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến.

+ Luôn có ý thức tôn trọng đồng nghiệp, giữ gìn uy tín cho đồng nghiệp. Không xúc phạm đến danh dự, nhân cách đồng nghiệp. Phê bình, góp ý đúng lúc đúng chỗ, đúng người, đúng việc.

Cán bộ quản lý, công chức, viên chức và người lao động cần kịp thời trao đổi, đề xuất với lãnh đạo cấp trên khi có những tình huống bất thường xảy ra. Báo cáo trình bày sự việc phải trung thực và chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo; không mượn việc công để nói xấu đồng nghiệp.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.


Comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *