Kịch bản sinh hoạt Câu lạc bộ Phòng, chống bạo lực gia đình

Chương trình sinh hoạt Câu lạc bộ Phòng, chống bạo lực gia đình

Kịch bản chương trình sinh hoạt Câu lạc bộ Phòng, chống bạo lực gia đình

Kịch bản sinh hoạt Câu lạc bộ Phòng, chống bạo lực gia đình với chủ điểm “Giáo dục kỹ năng giữ gìn hạnh phúc gia đình”. Đây sẽ là tài liệu hay, giúp chương trình sinh hoạt trong câu lạc bộ được sôi nổi và bài bản hơn. Mời quý vị bạn đọc cùng tham khảo.

Bộ câu hỏi và gợi ý đáp án cuộc thi tìm hiểu Luật phòng, chống bạo lực gia đình

Kịch bản sinh hoạt Câu lạc bộ Phòng, chống bạo lực gia đình

CHỦ ĐỀ SINH HOẠT: GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIỮ GÌN HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

*) Giới thiệu chủ đề sinh hoạt:

Cách thức thực hiện:

– Người hướng dẫn sinh hoạt nêu đề dẫn của buổi sinh hoạt với chủ đề

Kính thưa các anh, các chị trong Câu lạc bộ!

Hạnh phúc là một trong những nền tảng cơ bản, quan trọng của một gia đình bền vững và thịnh vượng, là một trong những mục tiêu hàng đầu mà các cặp vợ chồng hướng tới. Tuy nhiên, càng ngày, cùng với sự phát triển của xã hội, tỷ lệ đổ vỡ của các gia đình ngày càng nhiều với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy làm thế nào để duy trì, gìn giữ, bảo vệ và xây dựng hạnh phúc gia đình?

Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu chuyên đề GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIỮ GÌN HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

Người hướng dẫn: Thưa các bác, các anh, các chị trước hết chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về khái niệm “Giáo dục kỹ năng giữ gìn hạnh phúc gia đình”

Trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm giáo dục và kỹ năng:

Người hướng dẫn mời các thành viên cho ý kiến phát biểu. Người hướng dẫn tổng hợp các ý kiến của các thành viên và nêu ra:

Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thông qua các hoạt động và quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người.

Giáo dục (theo nghĩa hẹp): Là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể – là quá trình hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội, thuộc các lĩnh vực đạo đức, lao động, tư tưởng chính trị, thẩm mỹ, vệ sinh… Chức năng trội của giáo dục (theo nghĩa hẹp) là hình thành phẩm chất đạo đức của con người.

Kỹ năng là năng lực (khả năng) của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. Kỹ năng là phản ứng có ý thức và hoàn toàn mang tính chủ động

* Người hướng dẫn:

Bây giờ Tôi sẽ chia CLB chúng ta thành 2 đội. Đội 1 ngồi ở phía tay phải của tôi, đội 2 ngồi ở phái tay trái của tôi.

Đội 1 gồm các ông, bà:…………..

Đội 2 gồm các ông, bà:…………..

Và bây giờ tôi sẽ nêu câu hỏi và yêu cầu các thành viên trong 2 đội hãy cũng nhau suy nghĩ, bàn bạc trong 3 phút và cử 1 thành viên đại diện đội bày tỏ ý kiến của mình. Câu hỏi chính là “Anh chị hiểu thế nào là giáo dục kỹ năng giữ gìn hạnh phúc gia đình?

Người hướng dẫn: tổng hợp các ý kiến của các thành viên và nêu ra:

Giáo dục kỹ năng giữ gìn hạnh phúc gia đình là việc cung cấp, tiếp nhận các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và vận dụng chúng một cách linh hoạt trong xử lý các tình huống của người chồng và người vợ nhằm không ngừng vun đắp cho tình yêu và hạnh phúc vợ chồng.

* Tìm hiểu kiến thức về hôn nhân và gia đình

Người hướng dẫn sinh hoạt thuyết trình những kiến thức về hôn nhân gia đình như sau:

Thưa các Bác, các anh, các chị!

* Một số kỹ năng ứng xử giữa vợ và chồng để giữ gìn hạnh phúc gia đình

Người hướng dẫn: Bây giờ tôi sẽ nêu tình huống và mọi người cùng thảo luận:

Tình huống 1: Anh Nam đi làm về (muộn hơn thường ngày) thấy vợ không vui liền hỏi xem có chuyện gì xảy ra, chị vợ đang sẵn tức việc ở cơ quan, về nhà lại thấy chồng về muộn, tức quá chị sẵng giọng: làm ăn gì mà giờ này mới về? chắc lại nhậu nhẹt, đủ đởn ở đâu bây giờ mới về. Chưa hả giận, chị quát mắng tiếp các con và tiếp tục chì chiết chồng; lời qua tiếng lại, anh chồng thấy vợ lắm điều tức quá liền tát vợ một cái. Thế là vợ chồng giận nhau.

Theo anh/chị, vợ chồng anh Nam đã xử sự không đúng ở những điểm nào? Nếu là anh/chị sẽ xử lý tình huống đó ra sao để giữ được gia đinh yên ấm hạnh phúc?

Người hướng dẫn sinh hoạt tổng hợp kết quả thảo luận của các thành viên như sau:

* Người vợ xử sự không đúng:

* Người chồng xử sự không đúng

* Xử lý tình huống hợp lý:

Chị vợ nên kìm nén bực tức hỏi rõ lí do tại sao chồng đi làm về muộn.

Hoặc dùng lời nói dí dỏm để đoán lí do về muộn của chồng nhằm tạo không khí đầm ấm trong gia đình và giúp cho người chồng thấy việc mình về muộn là không nên như: Hôm nay chắc anh bận nhiều việc ở cơ quan nên về muộn? Anh về muộn thế này chắc mệt lắm?.,.

Tình huống 2: Vợ chồng chị T lấy nhau được hai năm, anh chị sống với nhau rất hạnh phúc. Nhưng câu chuyện rắc rối xảy ra từ khi anh chồng có cô thư kí mới. Chồng T làm giám đốc; một cơ sở kinh doanh, vì vậy thường xuyên phải tiếp khách hàng cùng với cô thư kí và hay về nhà muộn. Còn T, từ ngày lấy chồng, sinh con, T không phải đi làm chỉ ở nhà trông con và nội trợ. Vì vậy chị luôn cảm thấy buồn chán và sinh ra nghi ngờ chồng. Thế rồi mối nghi ngờ chồng không còn yêu mình như trước ngày càng lớn dần theo thời gian. Những cuộc trò chuyện giữa hai vợ chồng ngày càng thưa dần, người chồng một phần mải lảm ăn nên cũng không để ý đến những thay đổi của người vợ và thấy vợ không mặn mà trò chuyện với mình, thỉnh thoảng còn hay cáu gắt, nổi nóng nên cũng ít trò chuyện với vợ,…Và cứ thế tình yêu giữa họ ngày càng rạn nứt.

Người hướng dẫn gợi mở để trao đổi về cách xử lý và giải quyết tình huống từ vị trí của người vợ và người chồng

Người hưởng dẫn tổng hợp và rút ra một số kỹ năng ứng xử để giữ gìn hạnh phúc gia đình như sau:

Những rủi ro có thể xảy ra cần chú ý đề phòng:

Người hướng dẫn thuyết trình những rủi ro gì có thể xảy ra cần chú ý đề phòng trong hôn nhân và cuộc sống gia đình

Một số kỹ năng giải quyết mâu thuẫn giữa vợ và chồng

Người hướng dẫn nêu câu hỏi và khuyến khích các thành viên thảo luận đưa ra các ý kiến (Hoạt động nhóm lớn: 20 phút ).

Khi có mâu thuẫn giữa vợ và chồng xảy ra anh/chị thường làm cách nào để giải quyết? Có thể cho những ví dụ cụ thể?

Người hướng dẫn tổng hợp các ý kiến thảo luận:

Kính thưa các bác, các anh, các chị. Trong thời gian ngắn, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu: Khái niệm thế nào là giáo dục kỹ năng giữ gìn hạnh phúc gia đình? Tìm hiểu 1 số kiến thức về hôn nhân và gia đình; Một số kỹ năng ứng xử giữa vợ và chồng để giữ gìn hạnh phúc gia đình; cũng như những rủi ro có thể xảy ra cần chú ý đề phòng và một số kỹ năng giải quyết mâu thuẫn giữa vợ và chồng.

Do thời gian của buổi tối sinh hoạt hôm nay có hạn nên chúng ta sẽ dừng buổi sinh hoạt tại đây. Trong buổi sinh hoạt tới, dự kiến tổ chức vào đầu tháng … chúng ta sẽ cũng nhau tìm hiểu chủ đề về mối quan hệ , cách ứng xử trong gia đình. Xin trân thành cảm ơn các vị đại biểu, khách quý. Cảm ơn các Bác, các anh, các chị đã tới dự và tham gia buổi sinh hoạt. Xin chúc các vị đại biểu, khách quý, các Bác, các anh, các chị mạnh khỏe, hạnh phúc!


Comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *