Lời bài hátTài liệu

Những bài hát hay nhất của Phi Nhung

Những ca khúc làm nên tên tuổi của ca sĩ Phi Nhung
557

Những ca khúc làm nên tên tuổi của ca sĩ Phi Nhung

“Bông điên điển”, “Bậu ơi đừng khóc” “Phải lòng con gái Bến Tre”… là những ca khúc trữ tình sâu lắng từng làm nên tên tuổi của cố ca sĩ Phi Nhung. Hãy cùng Hoatieu.vn điểm qua top các bài hát hay nhất của ca sĩ Phi Nhung mà ai cũng nên một lần nghe qua bạn nhé!

Phi Nhung tên khai sinh là Phạm Phi Nhung (sinh ngày 10/41972 tại Pleiku, Gia Lai), là một nữ ca sĩ hải ngoại, diễn viên người Mỹ gốc Việt nổi tiếng với dòng nhạc trữ tình, dân ca.

Sự nghiệp nổi bật và thành công tiêu biểu:

1. Trách Ai Vô Tình

Trách Ai Vô Tình là một trong những bài hát không thể không nhắc tới trong những bài hát hay nhất của Phi Nhung. Với giọng hát ngọt ngào, sâu lắng cùng lời bài hát tỏ rõ sự cay đắng xót xa, Phi Nhung đã thành công chạm đến trái tim người nghe.

Trách Ai Vô Tình phản ánh một thực trạng tồn tại trong xã hội từ xưa tới nay: Có mới nới cũ, tham phú phụ bần. Từng câu từng chữ trong bài hát là mỗi mảnh tình được ghép lại thành một lời “trách” trong sự nghẹn ngào không nguôi.

2. Bậu Ơi Đừng Khóc

Bậu Ơi Đừng Khóc là một trong những bài hát hay nhất của Phi Nhung kể về tâm tình một bà bầu gánh hát nói với những đứa em trong đoàn của mình. Lời bài hát với giai điệu buồn man mác, dễ đi vào lòng người.

Bài hát được Phi Nhung tình cờ biết đến qua tiếng hát của Lộ Lộ. Sau đó chị đã xin phép được hát tặng riêng cho em Lộ Lộ, tặng chung cho những chị em, bạn bè đang làm gánh Lô Tô trên khắp mọi miền đất nước, thể hiện sự tôn trọng với họ nói riêng và với mọi ngành nghề, công việc nói chung.

3. Căn Nhà Màu Tím

Bài hát Căn Nhà Màu Tím là hồi ức của nhạc sĩ Hoài Linh. Vào năm 1968, sau gần hai mươi năm sáng tác dành dụm tiền bạc thì nhạc sĩ quyết định phá bỏ căn nhà cũ để xây dựng lại căn nhà mới với cấu trúc hai tấm rưỡi nằm ở trong một con hẻm nhỏ đường Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sỹ).

Ca khúc được sáng tác để nhắc nhớ về căn nhà màu tím cũ, nơi ghi dấu kỷ niệm thuở “đang trộm nhìn” của nhạc sĩ Hoài Linh với người vợ đầu ấp tay gối. Để rồi theo thời gian “gặp em đã thương càng thương”, tác phẩm “Căn Nhà Màu Tím” ra đời ghi dấu ấn đẹp cho mối tình thời chiến.

4. Dù Anh Nghèo

Dù Anh Nghèo là một sáng tác của nhạc sĩ Tô Thanh Tùng. Dù Anh Nghèo được hầu hết khán giả yêu thích nhờ sự kết hợp song ca ngọt ngào và ấm áp của Phi Nhung và Mạnh Quỳnh. Ca khúc làm nổi bật nỗi buồn man mác của một chàng trai nghèo tự ti trong tình cảm.

Bài hát cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của một tình yêu dù nghèo về vật chất nhưng tình cảm vẫn luôn đong đầy. Giọng ca của Phi Nhung và Mạnh Quỳnh nhẹ nhàng, sâu lắng mang đến cho người nghe nhiều cảm xúc và suy ngẫm về vị trí của đồng tiền trong tình yêu.

5. Ngồi Buồn Nhớ Mẹ

Ngồi Buồn Nhớ Mẹ là một sáng tác của Hamlet Trương, nói về tâm trạng của người con xa quê ngày đêm nhớ nhung hình bóng mẹ già thân yêu. MV được Phi Nhung cho ra mắt như một món quà nhỏ mùa vu lan báo hiếu, với thông điệp: Hãy trân trọng, yêu quý hạnh phúc mình đang có, gia đình vẫn là điều tuyệt vời nhất của mỗi chúng ta, dù có chuyện gì hãy yêu thương cha mẹ nhiều hơn nữa.

Giọng ca ngọt ngào, cao vút của Phi Nhung khiến người nghe không khỏi thổn thức qua từng câu hát. Nhiều khán giả đã bày tỏ sự xúc động, đồng cảm của mình khi thưởng thức ca khúc.

6. Chiều Qua Phà Hậu Giang

Trong một lần về miền Tây, nhạc sĩ Nhật Ngân gặp một người bạn cũ giờ đã thành thương phế binh đi đàn dạo kiếm sống vì bị thương trong chiến tranh. Khi về Mỹ, Nhật Ngân gặp lại Trần Trịnh, cả hai cùng sáng tác ra Chiều Qua Phà Hậu Giang để vinh danh những người chiến sĩ đã vì nước quên thân mình, để lại một phần thân thể nơi chiến trường hoang lạnh mà trở thành kiếp thương phế binh.

Chiều Qua Phà Hậu Giang càng trở nên sâu lắng, da diết qua giọng ca Nam Bộ chân chất, đầy xúc động của Phi Nhung. Những ca từ sâu sắc “khơi niềm đau năm tháng xưa”, “hiến dân cả đời trai giữa sa trường”,… khiến người nghe càng thấm thía hơn về những mất mát, nỗi đau của những chiến sĩ đã hi sinh thân mình bảo vệ đất nước.

7. Phải lòng con gái Bến Tre

Đây là sáng tác của Phan Ni Tấn. Ca khúc mang tới giai điệu ngọt ngào, nói lên vẻ đẹp của Bến Tre cũng như vẻ đẹp của người con gái Bến Tre. Ca khúc có nhắc tới nhiều địa danh nổi tiếng của Bến Tre.

Giai điệu bài hát cùng giọng hát của Phi Nhung hòa quyện với nhau mang tới cho khán giả nghe nhạc một bài hát hay mang đậm chất quê hương miền Tây.

8. Bông điên điển

Bông Điên Điển là một bài hát hay nhất của Phi Nhung được nhiều khán giả cho rằng nghe xong là buồn. Qua những lời ca, Phi Nhung như thấu hiểu giùm cảm giác nhớ nhung, nỗi lòng muốn về thăm cha mẹ, thăm quê nhưng bị ngăn cách.

Bài hát bộc lộ nỗi lòng của người con gái lấy chồng về nơi xứ xa, nhưng trong tâm trí của họ luôn vấn vương những hình ảnh của chốn quê nhà, nơi có cha mẹ đang chờ đợi con gái về thăm, có người anh, người chị hay những đứa em mong về từng ngày để cùng trò chuyện.

9. Chiều lên bản thượng

Đây là sáng tác của Lê Dinh. Ca khúc được Phi Nhung thể hiện vào năm 2003. Bài hát vang lên luôn làm cho người nghe gác lại bộn bề cuộc sống và đắm chìm trong không cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

10. Đừng Nói Xa Nhau

Đừng Nói Xa Nhau là một trong những bài hát rất nổi tiếng được hợp soạn bởi nhạc sĩ Châu Kỳ và thi sĩ Hồ Đình Phương. Sự thể hiện ngọt ngào của Phi Nhung, khiến người nghe cảm nhận được sự bùi ngùi lẫn niềm ưu sầu vì nỗi buồn trong ca từ và đến cả giai điệu.

Bài hát mở đầu bằng câu nói như thể hiện sự thiết tha xin hãy ở bên nhau để cho tâm hồn không đau khổ, xin hãy ở bên nhau để cho đôi mắt không phải ngấn lệ sầu. Trải qua nỗi đau trên chính cuộc tình của mình khiến người nhạc sĩ thấu hiểu sự tan vỡ. Qua đó người nhạc sĩ mong ước không chỉ cho riêng mình mà cho tất cả những ai đã yêu nhau và đến với nhau thì “Đừng nói xa nhau”.

11. Đêm Gành Hào Nhớ Điệu Hoài Lang

Đêm Gành Hào Nhớ Điệu Hoài Lang là một ca khúc được nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển viết khi về thăm Bạc Liêu – nơi gắn liền với một phần tuổi trẻ của ông. Phi Nhung thể hiện ca khúc ấy một cách sâu lắng, chạm vào trái tim khiến người nghe, dâng tràn những cảm xúc khó tả bởi những âm điệu buồn thương da diết.

Nhạc sĩ đã từng chia sẻ sự ra đời của ca khúc Đêm Gành Hào Nhớ Điệu Hoài Lang: “Ngày ấy tôi trở về Bạc Liêu với nhiều cảm xúc lắm! Đêm đó trăng sáng, ngồi thuyền trên sông tôi nghe có tiếng radio trên Gành Hào vọng lại bản Dạ Cổ Hoài Lang nên lấy ý tưởng sáng tác ca khúc Đêm Gành Hào Nhớ Điệu Hoài Lang”. Và từ đó một bài hát ý nghĩa, da diết được ra đời, thành công để lại ấn tượng tốt trong lòng người nghe.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn.

Học tậpTài liệu

Bác nông dân đánh trâu ra đồng có mấy từ phức?

Bài tập tiếng việt nâng cao lớp 5
519

Bài tập tiếng việt nâng cao lớp 5

Bác nông dân đánh trâu ra đồng có mấy từ phức? Đây là câu hỏi các em học sinh thường thắc mắc trong chương trình Tiếng Việt lớp 5. Vậy từ phức là gì? Cấu tạo và cách sử dụng như thế nào, cùng Hoatieu.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Bác nông dân đánh trâu ra đồng có mấy từ phức?

Câu văn ” bác nông dân đánh trâu ra đồng ” có 1 từ phức: nông dân 

2. Từ phức là gì?

Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên. Hiểu một cách đơn giản, từ phức chính là từ ghép. Ghép từ các tiếng giống nhau hoặc khác nhau tạo thành một từ có nghĩa. Khái niệm từ phức là gì chỉ đơn giản như trên.

Đặc điểm của từ phức:

– Từ phức chính là từ ghép

– Từ phức là từ do nhiều tiếng tạo thành.

Ví dụ về từ phức: Vui vẻ, xinh xắn, câu lạc bộ, vô tuyến truyền hình…

3. Các loại từ phức

Từ phức có 2 dạng chính đó là từ ghép và từ láy.

Từ ghép

Từ ghép đơn giản được hiểu là từ loại được tạo nên bởi 2 tiếng kết hợp với nhau. Căn cứ về mặt quan hệ ngữ nghĩa, người ta chia từ ghép thành 2 loại là: từ ghép đẳng lập (không phân ra tiếng chính và tiếng phụ), từ ghép chính phụ (phân chia rõ ràng về tiếng chính và tiếng phụ, trong đó tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính).

Ví dụ về từ ghép là: nhà ngói, biệt thự, xe cộ…

Từ láy

Từ láy là bộ phận từ vựng quan trọng thuộc từ phức. Khi 2 tiếng có mối quan hệ về âm thanh kết hợp với nhau sẽ tạo thành từ láy. Vai trò của từ láy trong câu đó là giúp câu văn thêm mềm mượt, uyển chuyển, tạo được điểm nhấn độc đáo. Từ loại này được sử dụng nhiều trong các bài văn miêu tả hoặc thể loại thơ.

Có hai loại từ láy là: từ láy toàn bộ (2 tiếng giống nhau cả về âm và vần) và từ láy bộ phận (2 tiếng giống nhau phần âm hoặc phần vần). Ví dụ như: xanh xanh, thăm thẳm, dịu dàng, nhẹ nhàng…

Trên đây Hoatieu.vn đã giải đáp cho bạn câu hỏi Bác nông dân đánh trâu ra đồng có mấy từ phức.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn

Học tậpTài liệu

Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Vai trò của các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
587

Vai trò của các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Nhiễm sắc thể có vai trò quan trọng với sự di truyền. Tuy nhiên những nhiễm sắc thể này có thể bị đột biến. Những dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể có kết quả tốt hoặc xấu với sinh vật. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nhé.

1. Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Dưới đây là các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gặp:

– Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể: Mất đoạn

– Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể: Lặp đoạn

– Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể: Đảo đoạn

– Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể: Chuyển đoạn

2. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới

Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Dạng đột biến nào trong các dạng đột biến trên có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới là chuyển đoạn.

3. Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là gì?

Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là lặp đoạn.

4. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây mất cân bằng gen nghiêm trọng nhất là gì?

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây mất cân bằng gen nghiêm trọng nhất là mất đoạn.

5. Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi NST những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng?

Dạng đột biến được ứng dụng để loại khỏi NST những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng là mất đoạn nhỏ.

Mất đoạn nhỏ ảnh hưởng ít đến số lượng gen của cơ thể do đó được dùng để loại khỏi NST những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng.

Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc các dạng đột biến nhiễm sắc thể và ứng dụng, đặc điểm của các loại đột biến nhiễm sắc thể này.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn

Học tậpTài liệu

Phân biệt bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội

Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội khác nhau thế nào?
449

Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội khác nhau thế nào?

Phân biệt bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội có những điểm khác nhau nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Phân biệt bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội

Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội được phân biệt dựa vào các điểm sau:

Tiêu chí Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội Bộ nhiễm sắc thể đơn bội
Số lượng sợi NST
Nơi tồn tại
Sự tương đồng với tế bào mẹ
Sự hình thành

2. Bộ nhiễm sắc thể đơn bội

Phân biệt bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội

Số nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội thường được kí hiệu là n.

Bộ đơn bội là bộ nhiễm sắc thể của giao tử, nghĩa là mỗi giao tử bình thường chỉ có n nhiễm sắc thể.

Trong quá trình sinh sản hữu tính, mỗi cơ thể nhất thiết phải bắt đầu phát triển từ một hợp tử, là kết hợp giữa một giao tử cái (n) với một giao tử đực (n) duy nhất, nên hợp tử là một tế bào xôma (2n). Do đó, mỗi giao tử bình thường chỉ mang một nửa số bộ nhiễm sắc thể của một tế bào xôma, nên “đơn bội” – theo nghĩa này – là có một nửa số nhiễm sắc thể được tìm thấy trong một tế bào xôma, nghĩa là một bộ đơn bội chỉ chứa một bản sao của mỗi nhiễm sắc thể trong cả bộ nhiễm sắc thể, còn một tế bào xôma thì chứa hai bản sao của mỗi nhiễm sắc thể (hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội)

3. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội

Bộ lưỡng bội (diploid) có hai nhiễm sắc thể tương đồng ở mỗi cặp nhiễm sắc thể, trong đó một chiếc do bố truyền cho, còn chiếc kia kế thừa từ mẹ.

Chẳng hạn ở người bình thường, mỗi tế bào lưỡng bội có 46 nhiễm sắc thể (2n), trong đó có n = 23 chiếc nhận từ bố qua tinh trùng, còn n = 23 chiếc nữa nhận từ mẹ qua trứng.

Các nhiễm sắc thể giới tính bắt cặp là tương đồng X và Y ở nam và tương đồng X và X ở nữ.

Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội thay đổi tùy theo sinh vật

Sinh vật Số lượng NST lưỡng bội
E.coli Vi khuẩn 1
Con muỗi 6
Hoa loa kèn 24
Ếch 26
Con người 46
Gà tây 82
Con tôm 254

Hoa Tiêu vừa giúp bạn đọc chỉ ra những điểm khác nhau giữa bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội. Nhiễm sắc thể có vai trò quan trọng với sự di truyền qua đó quy định các tính trạng di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn

Học tậpTài liệu

Sụn tăng trưởng có chức năng gì?

Chức năng của sụn tăng trưởng
402

Chức năng của sụn tăng trưởng

Sụn tăng trưởng có chức năng gì? Sụn là bộ phận quan trọng giúp bảo vệ xương khớp. Trong cơ thể con người có nhiều loại sụn. Các bạn đã biết chức năng, vai trò của sụn tăng trưởng chưa? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Sụn tăng trưởng có chức năng gì?

Nghe qua tên gọi, chúng ta đã phần nào đoán ra vai trò của sụn tăng trưởng rồi đúng không. Sụn tăng trưởng có chức năng giúp cho xương dài ra.

Sụn tăng trưởng là một cấu trúc sụn nằm gần đầu của nhiều xương như xương dài, xương ống ngắn của bàn tay, bàn chân và các đốt sống của trẻ em. Các đĩa sụn tăng trưởng này chỉ xuất hiện trong thời kỳ phát triển và sẽ biến mất khi quá trình dậy thì hoàn tất.

=> Vai trò của sụn tăng trưởng là giúp xương dài ra, khiến cho chúng ta cao lên. Sụn tăng trưởng sẽ biến mất khi quá trình dậy thì hoàn tất, đó là lí do chúng ta không cao thêm khi đã dậy thì xong.

2. Vị trí của sụn tăng trưởng

Sụn tăng trưởng có chức năng gì?

Sụn tăng trưởng là một cấu trúc sụn nằm gần đầu của nhiều xương như xương dài, xương ống ngắn của bàn tay, bàn chân và các đốt sống của trẻ em

=> Sụn tăng trưởng nằm gần đầu của xương.

Sụn tăng trưởng được bao bọc bởi xương cứng và xương xốp. Mặt của sụn sẽ bị nguyên bào xương xâm lấn dần dần. Các nguyên bào xương này sẽ lắng đọng khoáng chất trên 1 mặt của sụn tăng trưởng. Cùng với đó, các tế bào chondrocytes trong đĩa tăng trưởng tiếp tục tổng hợp sụn duy trì khối lượng của sụn tăng trưởng.

Nhờ đó, xương dài ra liên tục trong suốt quá trình phát triển. Collagen và các protein khác, cũng như các polysaccharide ở bề mặt khoáng hóa của sụn tăng trưởng bị dị hóa và thay thế bằng các protein và polysaccharide dành riêng cho xương bởi các nguyên bào xương. Khi đến tuổi trưởng thành, sụn tăng trưởng sẽ được thay thế hoàn toàn bằng xương và quá trình sản sinh sụn tăng trưởng dừng lại.

3. Cách kích thích sụn tăng trưởng

Sụn tăng trưởng có chức năng làm xương dài ra. Do đó, khi muốn cải thiện chiều cao cho bé thì các bạn có thể kích thích sụn tăng trưởng theo một số cách dưới đây:

Thực tế, sự phát triển của sụn tăng trưởng có chu kỳ sinh học kéo dài 24 giờ. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ kích hoạt sự phiên mã của các peptide điều hòa khác nhau, bao gồm cả những peptide kiểm soát sự phát triển của bộ xương và cân bằng nội môi. Do đó, hãy dành thời gian tắm nắng từ 15-20 phút mỗi ngày để kích thích sụn tăng trưởng phát triển nhé.

Thừa cân sẽ gây áp lực cho sụn, khiến nó phải chịu sự đè nén tăng lên, vượt quá khả năng mà sụn được thiết kế để xử lý, cản trở sự phát triển của sụn. Do đó, hãy duy trì cân nặng trong ngưỡng chuẩn, phù hợp với độ tuổi và chiều cao để giúp sụn tăng trưởng phát triển thuận lợi.

65-80% trọng lượng sụn là nước, giúp sụn giữ được độ ổn định cao. Bổ sung đủ nước sẽ giúp đảm bảo chất lỏng trong sụn, tăng khả năng chịu lực và giúp quá trình tổng hợp sụn đạt hiệu quả cao.

Các bộ môn thể thao có tính chu kỳ như: Bơi lội, đạp xe, đi bộ, nâng tạ sẽ kích thích sản sinh sụn nhiều hơn. Hãy tích cực tập luyện các bộ môn thể thao này hằng ngày để sụn phát triển tốt nhé.

Áp dụng thực đơn ăn uống có trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp củng cố sụn và thúc đẩy sự phát triển sụn, đồng thời chăm sóc sức khỏe tốt.

Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc chức năng của sụn tăng trưởng và cách thức kích thích sụn tăng trưởng phát triển. Sụn tăng trưởng là loại sụn quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao của con người trước tuổi dậy thì.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn

Tài liệuThơVăn học

Top 5 bài phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát siêu hay

Phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát
390

Phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của tác giả Cao Bá Quát được đưa vào trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ dàn ý phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát kèm theo các bài phân tích bài ca ngắn đi trên bãi cát hay và chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn hoc sinh.

Sau đây là nội dung chi tiết các bài văn mẫu phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát hay chọn lọc, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Dàn ý Phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát

I. Mở bài:

– Những nét chính về tác giả Cao Bá Quát: Một tác giả trung đại có cuộc đời bất hạnh nhưng hào hùng. Ông mang đến thơ văn sự độc đáo mới mẻ theo hướng bám sát hiện thực.

– Giới thiệu Bài ca ngắn đi trên bãi cát: được sáng tác trên đường tác giả đi thi Hội. Bài thơ thể hiện tâm tư của một sĩ tử trên đường danh lợi.

II. Thân bài:

1. Bốn câu đầu

– Tiếng khóc cho cuộc đời dâu bể.

“Bãi cát dài lại bãi cát dài”: Điệp từ gợi lên hình ảnh những bãi cát nối tiếp nhau đến vô tận. ⇒ Hình ảnh bãi cát dài mênh mông, nối tiếp nhau tượng trưng cho môi trường xã hội, con đường đời đầy chông gai, gian khổ, nhọc nhằn.

“Đi một bước lùi một bước”: sự vất vả, khó nhọc của người đi đường, đây vừa là cảnh thực vừa là tượng trưng cho con đường công danh gập ghềnh của tác giả.

“Mặt trời đã lặn chưa dừng được”: Mặt trời lặn mà vẫn còn đi, nước mắt rơi lã chã, tâm trạng đau khổ.

“Lữ khách trên đường nước mắt rơi”: Cảnh tượng một người đi trong không gian mù mịt, mênh mông, khó xác định được phương hướng.

⇒ Hình ảnh bãi cát dài mênh mông, nối tiếp nhau, hình ảnh con đường như bất tận, mờ mịt, tình cảnh của người đi đường khó khăn, bất lợi.

⇒ Nhà thơ nhìn thấy con đường danh lợi đáng buồn, đầy chông gai

2. Tám câu tiếp

– “Không học …lội suối, giận khôn vơi!”: sử dụng điển tích, tác giả giận mình vì không có khả năng như Hạ Hầu Ấn có thể nhắm mắt mà vẫn bước đều khi leo suối, lội nước ⇒ oán giận con đường công danh.

“Xưa nay… đường đời”: sự cám dỗ của cái bả công danh đối với người đời, danh lợi khiến con người “tất tả”.

⇒ sự chán ghét, khinh bỉ của Cao Bá Quát đối với danh lợi, ông không muốn sa vào con đường ấy, nhưng vẫn chưa tìm ra hướng đi khác cho mình,

– “Đầu gió … tỉnh bao người”: chuyện mưu cầu danh lợi cũng hấp dẫn như thưởng thức rượu ngon, làm say người, ít ai có thể tránh được sự cám dỗ. ⇒ ông nhận ra sự cám dỗ của danh lợi đối với con người.

– “Bãi cát dài…nhiều, đâu ít?”: Nhận ra sự cám dỗ công danh, nhà thơ như trách móc, giận dữ nhưng cũng chính đang tự hỏi bản thân. Ông nhận ra tính chất vô nghĩa của lối khoa cử đương thời nhưng cũng vẫn đang bước trên con đường ấy ⇒ Tâm trạng băn khoăn, day dứt, bế tắc, bước trên con đường công danh thì mù mịt mà “đường ghê sợ” thì nhiều không ít.

– “Khúc đường cùng”: nghĩa biểu tượng, đây là bài ca về con đường cùng của chính tác giả, về sự bế tắc, tuyệt vọng của mình trước cuộc đời.

3. Ba câu cuối

“Phía Bắc núi Bắc núi muôn trùng

Phía Nam núi Nam sóng dào dạt”

+ Tả thực: khung cảnh gợi cảm giác ngột ngạt, bó buộc.

⇒ Thiên nhiên phía Bắc, phía Nam đều đẹp hùng vĩ nhưng cũng đầy khó khăn hiểm trở, đi mà chỉ thấy phía trước là núi là biển mênh mông mịt mờ.

+ Biểu tượng cho ý niệm: cuộc đời bế tắc, ngột ngạt.

⇒ Nghĩa ẩn dụ, tượng trưng: con đường đời đầy chông gai mà kẻ sĩ như Cao Bá Quát phải dấn thân để mưu cầu công danh.

– “Anh còn đứng làm chi trên bãi cát”: tiếng kêu bi phẫn, bế tắc, tuyệt vọng.

⇒ Tư thế dừng lại nhìn bốn phía mà hỏi vọng lên trời cao, lại hỏi chính lòng mình thể hiện khối mâu thuẫn lớn đang đè nặng trong tâm trí nhà thơ.

4. Nghệ thuật

– Sử dụng thơ cổ thể, hình ảnh có tính biểu tượng.

– Thủ pháp đối lập, sáng tạo trong dùng điển tích.

III. Kết bài:

– Khẳng định lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.

– Khúc bi ca mang đậm tính nhân văn của một con người cô đơn, tuyệt vọng trên đường đời thể hiện qua hình ảnh bãi cát dài, con đường cùng và hình ảnh người đi cùng.

2. Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát – Mẫu 1

Cao Bá Quát tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mẫn Hiên, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội). Là người nổi tiếng học giỏi, có tài văn thơ và viết chữ Hán rất đẹp nên Cao Bá Quát được người đời tôn vinh là thánh (Thần Siêu, thánh Quát). Khí phách, bản lĩnh và hoài bão lớn lao của ông vượt khỏi khuôn khổ chật hẹp của chế độ phong kiến.

Cao Bá Quát sống ở giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX, khi nhà Nguyễn đã tiêu diệt Tây Sơn, thiết lập một chính quyền phong kiến chuyên chế hà khắc, sưu cao thuế nặng, không coi trọng tầng lớp trí thức Bắc Hà. Đây là thời kì có nhiều cuộc nổi dậy của nông dân;trong đó có cuộc khởi nghĩa ở Sơn Tây mà Cao Bá Quát đã tham gia. Thơ văn của ông thể hiện thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trước nguy cơ bị xâm lược bởi thế lực thực dân phương Tây. Có người cho rằng hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân chính là bóng dáng của Cao Bá Quát.

Bài ca ngắn đi trên bãi cát được sáng tác sau những lần Cao Bá Quát vào kinh đô Huế thi hội. Hình ảnh những bãi cát trắng chạy dọc các tỉnh miền Trung khiến tác giả liên tưởng và hình dung ra con đường danh lợi nhọc nhằn đáng ghét mà ông buộc phải theo đuổi, cũng như sự ngột ngạt, bế tắc của xã hội đương thời. Một giả định khác là bài thơ ra đời khi Cao Bá Quát đã làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, bắt đầu cảm thấy thất vọng về lí tưởng mà mình theo đuổi bấy lâu nay và âm thầm tìm kiếm một lí tưởng khác đúng đắn hơn.

Nội dung bài thơ phản ánh tình cảnh tù túng, không lối thoát của tầng lớp trí thức trong thời kì khủng hoảng của chế độ phong kiến. Đồng thời thể hiện niềm bi phẫn trước thực trạng xã hội, thái độ khinh bi phường danh lợi và khát khao của những kẻ sĩ chân chính muốn sống một cuộc sống thực sự có ý nghĩa.

Chủ đề bài thơ được tác giả thể hiện qua ba hình ảnh: bãi cát dài, con đường đi trên bãi cát và người đi trên bãi cát.

Bài thơ vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh bãi cát dài mênh mông không có điểm dừng, gợi ra một con đường bất tận, mờ mịt: Bãi cát lại bãi cát dài; … Bãi cát dài, bãi cát dài ơi. Hình ảnh bãi cát dài có ý nghĩa nghệ thuật độc đáo vì nó mang tính sáng tạo, không vay mượn từ văn học Trung Quốc như nhiều hình tượng thơ khác mà được lấy từ hiện thực là những cồn cát trắng hoang vu, rợn ngợp mà tác giả đã từng vượt qua nhiều lần trên con đường vào kinh ứng thí. Dải đất miền Trung, đặc biệt là hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị bề ngang rất hẹp, phía Tây là dãy Trường Sơn, phía Đông là biển. Trước mắt người đi chỉ thấy cát, núi và sóng biển mà thôi.

Cùng với hình ảnh bãi cát dài là hình ảnh những con đường: Đường bằng mờ mịt, Đường ghê sợ, đường cùng. Hai câu thơ: Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng, Phía nam núi Nam, sóng dào dạt vừa là hình ảnh thực, vừa mang ý nghĩa tượng trưng cho đường đời đầy gian nan, thử thách.

Tác giả cảm nhận rằng con đường vượt bãi cát dài có những nét tương đồng với con đường công danh khoa cử nhọc nhằn, thất bại thì nhiều, thành công thì ít, nhưng đã lỡ bước vào nên không biết tính sao đây?

Bản thân Cao Bá Quát đã nếm trải đủ mùi cay đắng của việc thi cử. Đi thi từ năm 13 tuổi (1822), đến lần thứ tư (1831) mới đậu cử nhân, lại bị đánh tụt xuống tận chót bảng. Sau đó ông còn lận đận thêm ba lần thi Hội nữa mà vẫn không đỗ. Ngay khi bước chân lên con đường danh lợi gắn với lí tưởng của tầng lớp Nho sĩ trong xã hội phong kiến, nhà thơ đã nhận thấy sự bế tắc và mâu thuẫn không giải quyết nổi. Nên đi tiếp hay dừng lại ? Dừng lại cũng không thể được. Còn đi tiếp thì không biết sẽ dẫn đến đâu ?

Hình ảnh con người đi trên bãi cát dài thật nhỏ bé và vất vả;

Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được
Lữ khách trên đường nước mắt rơi

Người đi đường có nhiều loại, mỗi loại mang một tâm trạng khác nhau. Vô số kẻ say vì men thơm quán rượu thoảng từ đầu gió. Phải chăng hơi men thơm tượng trưng cho sự lôi cuốn, dẫn dụ ghê gớm của công danh? Trước ma lực ấy, liệu mấy người còn giữ được sự tỉnh táo, sáng suốt?

3. Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát – Mẫu 2

Cao Bá Quát được ví như là ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam. Ở Cao Bá Quát ông không chỉ là người nổi tiếng học giỏi mà ông lại có biệt tài viết chữ rất đẹp nhưng lại là người luôn gặp những khó khăn trên con đường công danh. Và “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” được biết đến là những tâm niệm, những suy tư về con đường công danh, về chính cuộc đời của mình.

Bài thơ đặc sắc này đã được viết khi tác giả có dịp đi qua miền trung, bất chợt thấy đó là những bãi cát đã nảy lên ý tưởng, biết bao nhiêu cảm xúc dâng trào khiến tác giả không cầm lòng được. Và với mở đầu bài thơ ” Bài ca ngắn đi trên bãi cát là hình ảnh người đi như thật khó nhọc trên bãi cát đó.

“Bãi cát lại bãi cát dài
Đi một bước như lùi một bước.”

Ta như thấy được những hình ảnh tả thực hiện ra, đó cũng như chính là hình ảnh về những bãi cát nối tiếp nhau, và nó nhu nối tiếp mà không biết điểm kết thúc, cứ thế miên man. Từ “lại” như được tác giả sử dụng thật đắt và cũng như càng thêm sự vô tận của những bãi cát. Có lẽ rằng ta như cũng chỉ thấy một màu cát trắng như vô tận mà thôi, với cái nắng có còn tạo ra nhiều viễn cảnh mà con người ta lại như có thể tưởng tượng nếu như đứng trong hoàn cảnh đó. Và chính câu thơ thứ hai lại càng làm độc giả như chứng kiến những bước chân của chính mình trên bãi cát đó vậy . Và chính với một biện pháp so sánh cũng như đã được tác giả sử dụng thật hợp lí ở đây, và đó chính là “đi một bước như lùi một bước”, và cũng chính bãi cát đó con người như nặng nhọc cất công đi nhưng càng khó khăn càng mệt nhọc bấy nhiêu. Và rồi dù trời đã tối, nhưng dường lữ khách như cũng đã vẫn đi, nước mắt rơi chính là những nhọc nhằn chứ thể kiềm lại được. Có thể nói rằng chính hình ảnh con người lúc đó thật lẻ loi, cô đơn và cũng thật nhỏ bé.

“Mặt trời đã lặn, chưa dừng được
Lữ khách trên đường nước mắt rơi”

Có thể nói bãi cát đó hay chính con đường công danh dù mờ mịt nhưng dường như có rất nhiều người vẫn bị cuốn vào đó. Tất cả như đã thật bất lực trước những điều mà mình không thể chống cự lại được, và cho nên chính bởi thế mà Cao Bá quát chỉ biết trách bản thân, hay hơn nữa chính ông đang lấy cái cớ để tâm trí thoải mái hơn.

“Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người ?”

Có lẽ lúc này đây thì nhà thơ chỉ tiếc rằng bản thân mình không thể học được phép ngủ của tiên ông, và dường như ông cứ sống mà mặc kệ mọi danh lợi,sống một cuộc sống thanh cao, và cũng như đã bỏ qua mọi oán hận của thế gian. Dẫu biết con đường công danh là gian nan, dường như đó chính là phải “tất tả” . Dường như bãi cát như ẩn dụ cho ở nơi phường danh lợi, thế nhưng ông một mực vẫn cứ dấn thân vào, càng đi vào, càng thấy hoang mang, ông cũng như đã không biết lối ra cũng chẳng thể dừng lại. Và có thể thấy vất vả chính là vì chạy theo công danh,phải cố bước, nó như hơi men,như cũng đã cuốn con người vào đó, cho nên” người say vô số,tỉnh bao người?”. Nhà thơ như thật tỉnh táo, nhưng rồi tỉnh nhưng vẫn như chính với nỗi băn khoăn không biết con đường này thì phân vân rằng có nên đi tiếp hay không?

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây ? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít ?
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt
Anh đứng làm chi trên bãi cát ?”

Lữ khách lúc này đây như cũng chỉ biết nhìn về bốn bề, nhưng xung quanh người chỉ thấy sóng, thấy được cả núi, nhưng chưa có một con đường nào để người lữ khách có thể bước đi cả. Và rồi như dẫu biết không có một lối đi không một định hướng ràng nhưng làm sao có thể bước tiếp, bước vững chãi trên một hướng đi mù mịt như vậy? Bãi cát ấy,như là một hình ảnh ẩn dụ nói về chính con đường mà bao người dấn thân vào ấy, nó như thật là mờ mịt thế,câu thơ cuối như dự báo một điều sẽ xảy ra. Và thông qua đó chính là một sự chắc chắn tác giả sẽ chọn cho mình một hướng đi riêng, chứ ông cũng sẽ không mãi mãi như thế cũng không có cách giải quyết.

Bài thơ như đã mang một lời tâm sự, như chính là một nỗi băn khoăn của một trí thức có tư tưởng, có hoài bão lớn. Người đọc như cảm nhận thấy rằng ở ông sẽ không bao giờ cam chịu bó buộc của cái chế độ phong kiến bất công thời ông đang sống. Và dường như cũng đồng thời cũng là báo hiệu cho sự thức tỉnh của một con người, một thế hệ. Và “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” như chính là một thành công của Cao Bá Quát đồng thời cũng chính là một bài thơ tiêu biểu thể hiện tâm sự sâu kín của tác giả.

4. Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát – Mẫu 3

Nửa đầu thế kỉ XIX, ở Việt Nam, Cao Bá Quát được ca ngợi là con người đa tài: học giỏi, thơ hay, chữ đẹp. Người ta ngợi ca ông: “ Văn như Siêu quát vô tiền hán”. Quả thực, thơ ca của ông mang đậm một phong cách tư tưởng tự do, phóng khoáng với bản lĩnh kiên cường trước cường quyền. “ Sa hành đoản ca” – “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát” là một trong số những bài thơ thể hiện rất rõ tư tưởng phong cách của nhà thơ.

“Sa hành đoản ca” được viết trong lúc đi thi Hội – khi ông đang muốn đem tài năng của mình ra để thi thố, thực hiện chí hướng, hoài bão giúp đời cứu nước. Cũng có ý kiến cho rằng bài thơ được làm trong thời gian tập sự ở bộ Lễ.

Bốn câu thơ đầu là hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát:

“Trường sa phục trường sa,
Nhất bộ nhất hồi khước.
Nhật nhập hành vị dĩ,
Khách tử lệ giao lạc.”

Bài thơ mở ra với không gian và thời gian đặc biệt. Không gian “ Trường sa phục trường sa” – “Bãi cát dài lại bãi cát dài”, mênh mông hoang vắng đến rợn ngợp. Thời gian về chiều, nắng tắt. Nắng tắt và gió khiến bãi cát mênh mông không để lại vết đường mòn, khiến người đi đường dễ mất phương hướng. Trên nền không gian thời gian đó có người đi đường “ Đi một bước như lùi một bước”. Hình ảnh chân thực, giàu sức gợi tả. Cách ngắt nhịp 2-3 liên tiếp như vẽ ra bước đi đầy, trúc trắc. Mặt trời sắp lặn mà một ngày vẫn chưa đi hết quãng đường dài. Câu thơ gợi tả hình ảnh bãi cát mênh mông, bất tận, nóng bỏng, trắng xoá đến nhức mắt. Đó là hình ảnh thiên nhiên đẹp dữ dội, khắc nghiệt và cũng thể hiểu, bãi cát dài là con đường phải vượt qua để vào kinh thi Hương hay cũng chính là con đường công danh sự nghiệp mờ mịt phía trước. Người đi trên con đường ấy tuôn rơi những giọt lệ. Đó là nước mắt của đau khổ, một cõi lòng đầy oán hận.

Sáu câu thơ tiếp theo là tâm sự của người đi đường:

“Quân bất học tiên gia mỹ thuỵ ông,
Đăng sơn thiệp thuỷ oán hà cùng.
Cổ lai danh lợi nhân,
Bôn tẩu lộ đồ trung.
Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu,
Tỉnh giả thường thiểu, tuý giả đồng.“

Tâm sự của kẻ đi trên bãi cát dài bật ra với lời tự oán trách mình đầy chua chát “ Không học được tiên ông phép ngủ”. Tác giả thấy giận mình vì không có khả năng như người xưa – không thể thờ ơ trước sự đời mà phải tự mình hành xác theo đuổi đường công danh. Cao Bá Quát bất hòa sâu sắc với thực tại cát bụi mờ mịt nhưng dứt khoát từ chối kiểu tiên ngủ. Đó là cái đáng nể trọng trong nhân cách kẻ sĩ lạc loài cô đơn giữa cuộc đời bế tắc.

“Xưa nay hạng người danh lợi,
Vẫn tất tả ở ngoài đường sá.
Hễ quán rượu ở đầu gió có rượu ngon,
Thì người tỉnh thường ít mà người say vô số!”

Đối lập hình ảnh người đi đường là hình ảnh đông đảo phường danh lợi. Vì công danh, danh lợi mà con người phải bôn tẩu. Từ chuyện danh lợi, người đọc nhận ra trăn trở của tác giả về chuyện công danh. Công danh tự khi nào bị biến tướng, có sức mê hoặc ghê gớm đến con người. Danh lợi phải chi cũng chỉ là thứ rượu ngon dễ cám dỗ lòng người.Nó khiến con người say sưa tranh giành, hưởng thụ mà quên đi trách nhiệm với cuộc đời. Hai câu thơ tác giả tạo ra nhiều đối lập giữa số đông kẻ hám lợi tầm thường với một người cô đơn, lạc loài, bơ vơ trên con đường cát bụi. Từ đó ta nhận ra sự đối lập giữa tá giả và phường chạy theo danh lợi khẳng định nhân cách tự trọng của mình.

Trước những khó khăn trăn trở, người đi đường rơi vào bế tắc.

“ rường sa, trường sa nại cự hà”

Tác giả đặt ra câu hỏi nên đi tiếp hay dừng lại. Tâm trạng người đi đường đầy băn khoăn, day dứt và có phần bế tắc. Trong suy nghĩ người đi đường hiện lên những mâu thuẫn giữa khát vọng sống với hiện thực đen tối mờ mịt, khát vọng xông pha trên con đường tìm lý tưởng với cần an, hưởng lạc, mâu thuẫn đó tạo nên những khó khăn trên con đường thực hiện lí tưởng.
Người đi đường nhận ra mình không chỉ cô đọc trên đường đời mà đi trên đường cùng.

“Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam sóng muôn đợt.
Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?”

Nhìn mọi phía đều thấy mênh mông bát ngát, đường cùng mất rồi. Tiếp tục đi trên con đường danh lợi, chắc chắn không bao giờ, quay trở về ẩn mình giữ trong sạch là điều không thể và không muốn. Người đi đường đành đứng chôn chân trên bãi cát. Câu hỏi chính mình “ Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?” diễn tả một khối mâu thuẫn lớn đè nặng tâm trí.

Bài ca thể hiện niềm thất vọng và bi phẫn của nhà thơ trước đường đời trắc trở, bế tắc và vô vọng, phản ánh cảm quan của Cao Bá Quát về thời đại đen tối của những người trí thức tài hoa trên con đường công danh truyền thống.

5. Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát – Mẫu 4

Cao Bá Quát là một trong những nhân tài hiếm hoi trong xã hội phong kiến triều Nguyễn. Ông là một người có bản lĩnh, có cá tính mạnh mẽ, là một nhà thơ có tài năng, được nhiều người ca ngợi. Thơ của ông hướng về xã hội phong kiến trì trệ với thái độ phê phán mạnh mẽ, phản ánh nhu cầu đổi mới xã hội Việt Nam. Thế nhưng, ông gần như không thể cống hiến được tài năng của mình bởi nhiều lần đi thi mà không đỗ. Bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của ông là một trong những sáng tác của ông viết về con đường danh lợi gập ghềnh mà ông chán ghét nhưng buộc phải theo đuổi và sự bế tắc của xã hội phong kiến đương thời.

Bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát được viết theo thể hành, là một thể thơ tự do, tình chất phóng khoáng. Có lẽ chính vì thế mà nó đã bộc lộ hết được những suy tư, trăn trở của nhà thơ trước thời cuộc và chính cuộc đời của mình.

Mở ra trước mắt người đọc là hình ảnh của một bãi cát dài, trắng mênh mông, vô tận cùng hình ảnh người khách lữ hành đang lang thang vô định giữa miền cát vô tận ấy.

“Bãi cát dài lại bãi cát dài
Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được
Lữ khách trên đường nước mắt rơi”

Bốn câu thơ đầu của bài thơ như là tiếng thở dài, tiếng khóc đầy nghẹn ngào của Cao Bá Quát trước cuộc đời đầy gian truân của mình. Mở ra trước mắt ông là hình ảnh chỉ mênh mông là cát ngút ngàn tầm mắt, không có một phương hướng hay chỉ đường. Đây là hình ảnh chân thực trong những lần ông vượt qua các tỉnh miền Trung để lên kinh đô thi Hội, nó đã in đậm vào tâm trí ông. “Bãi cát” hay chính là môi trường xã hội, con đường mưu cầu danh lợi mà ông đang đi, khó khăn, vất vả, cứ đi miết mà không tìm thấy đích đến. Câu thơ là một tiếng thở dài đầy ngao ngán “bãi cát lại bãi cát dài” của ông bởi đi bao lâu cũng chỉ thấy là cát mà chẳng thấy một lối ra, một ốc đảo xanh tươi để dừng lại ngơi nghỉ. Những bước chân nặng nề trên cát, “đi một bước như lùi một bước” tức là người đi như đang giậm chân tại chỗ, chẳng thể tiến lên thêm một bước nào.

Hai câu thơ như lời ẩn dụ cho con đường danh lợi ông đang cố theo đuổi với đầy những khó khăn, trắc trở, lại mênh mông chẳng thấy hướng ra. Bao lần ông lên kinh thi Hội là bấy nhiêu lần tìm lại sự thất vọng, mệt mỏi, chán chường. Bãi cát kia là con đường công danh ông theo đuổi hay cũng chính là cái vòng luẩn quẩn của xã hội phong kiến triều Nguyễn đang bế tắc, quẩn quanh?

Vậy mà giữa mênh mông biển cát ấy, vẫn có một người lữ khách đang mải miết bước đi. Mặt trời đã về núi, vậy mà người lữ khách kia vẫn chưa dừng bước chân, vẫn đang tiếp tục tiến về phía trước. Thế nhưng, người khách đường dài kia chẳng hề thấy vui vẻ, mà lại đau khổ khôn cùng “nước mắt rơi”. Dường như người lữ khách đang muốn nghỉ ngơi, muốn rời bỏ con đường đi mênh mông phía trước mà chẳng thể được.

“Mặt trời đã lặn, chưa dừng được
Lữ khách trên đường, nước mắt rơi”

Phải chăng đây chính là tâm trạng, hình ảnh của Cao Bá Quát trên con đường mưu cầu danh lợi của bản thân mình? Ông bước đi trên đó với sự cô đơn, đau khổ, sự chán ghét, lạc lõng, vô phương hướng mà lại chẳng thể dừng chân, rời đi, tìm một hướng đi mới. Ông mệt mỏi tới cùng cực trên con đường tìm kiếm công danh phù phiếm mà ông buộc lòng phải theo đuổi. Hình ảnh “bãi cát” dài nối tiếp nhau như là ẩn dụ cho con đường đời mù mịt, bất tận của chính tác giả “người lữ khách”. Người lữ khách ấy cứ mải miết đi, mải miết bước dù có mệt mỏi, kể cả khi bóng tối đã bao trùm.

Bốn câu thơ đầu là lời thở dài đầy ngao ngán của nhà thơ trước con đường công danh mà ông đang phải theo đuổi. Trên con đường ấy, ông như người lữ khách giữa biển cát mênh mông, cô đơn, lạc lõng vô cùng. Không chỉ cô đơn, mỏi mệt, lẫn trong đó là tiếng khóc nghẹn ngào, đầy sự bế tắc của ông về cuộc đời bể dâu, về công danh, lợi lộc, muốn tìm kiếm hướng ra nhưng lại mịt mờ, chẳng rõ.

Ai oán là thế, nhưng người lữ khách Cao Bá Quát lại không thể rời bỏ con đường mưu cầu danh lợi mà mình chán ghét được. Ông muốn được như Hạ Hầu Ấn, có thể vừa ngủ vừa đi, không cần nghỉ ngơi mà vẫn bước đi đều đặn. Bởi con đường của ông có quá nhiều chông gai, quá nhiều “non”, nhiều “suối”, ông phải băng qua, thật mệt mỏi biết bao. Ông cũng muốn được như “tiên ông ngủ”, đi mà vẫn ngủ, chẳng cần nghỉ ngơi. Đây cũng là lời oán hận của Cao Bá Quát với cuộc đời, với xã hội bất công luôn bắt ông phải cố gắng hết mình mà vẫn mãi chẳng đạt tới danh lợi phù phiếm kia.

Chiêm nghiệm lại cuộc đời từ xưa tới nay, ông nhận ra rằng, con người chưa bao giờ bỏ được danh lợi xa hoa ấy. Con người luôn phải “tất tả”, vội vã, bon chen để đạt tới mục đích cuối cùng trên con đường danh lợi phù phiếm và chính ông cũng đang như vậy.

“Xưa nay phường danh lợi
Tất tả trên đường đời”.

Họ “tất tả”, ngược xuôi vì danh lợi cũng là điều đương nhiên thôi, bởi vì có ai cưỡng lại được công danh, lợi lộc được cơ chứ? Cũng như con người chẳng mấy ai có thể cưỡng được hương vị thơm của rượu ngon nơi “đầu gió” cả. Danh lợi như một chum rượu ngon, khiến bao người phải “say”, phải tìm tới. Có mấy ai tỉnh táo mà nhận ra sự phù phiếm của nó hay chăng?

Câu hỏi “tỉnh bao người” như là lời tự hỏi chính bản thân mình của Cao Bá Quát. Liệu ông có phải là người “tỉnh” trong “quán rượu” ngon kia chăng? Hay ông cũng chỉ là một trong vô số những người đang say trong hương rượu nồng? Câu hỏi cũng như lời tự thân bất lực của ông trước vòng xoáy danh lợi ông đang theo đuổi, bất lực trước cả thời cuộc, xã hội nữa.

Đến đây, người ta có thể nhận ra sự mệt mỏi, chán chường của ông trước cuộc đời như thế nào. Ông băn khoăn trước con đường mình chọn.

“Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?”

Hình ảnh “bãi cát” lại một lần nữa được nhắc tới trong bài thơ. Vẫn là tiếng thở dài đầy ngao ngán trước cuộc đời, trước con đường mình chọn đang mờ mịt không có lối ra. Ông tự hỏi “tính sao đây?”, tính sao trước cuộc sống đầy chán chường, bế tắc này? Đường đi “bằng” phẳng thì “mờ mịt”, không thấy hướng, còn những con đường gập ghềnh “ghê sợ” kia thì sao? Chúng cũng “đâu ít” gì? Cao Bá Quát tự hỏi chính mình, ông “tính sao” trước thời cuộc này, trước sự bế tắc của xã hội này?

Lời thơ như lời trách móc, giận dữ chính bản thân mình khi chính ông cũng đang lao đầu vào chính những cám dỗ ấy. Ông nhận ra cái vô nghĩa của những khoa thi cử đương thời, khi mà người tài lại chẳng được trọng dụng, chẳng thể giúp đổi mới cho một xã hội bảo thủ, trì trệ.

Và giờ đây, ông đứng giữa “bãi cát” mênh mông ấy, cất lên khúc ca về sự tuyệt vọng, chán chường của bản thân mình. “Khúc đường cùng” hay chính là khúc ca cuối cùng của Thánh Quát, con người cả một đời phải theo đuổi con đường công danh mà mình chán ghét, ghê sợ?

Chán chường, tuyệt vọng là thế, đến cuối cùng, ông vẫn phân vân tự hỏi với chính bản thân mình.

“Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng
Phía nam trời Nam, sóng dào dạt
Anh đứng làm chi trên bãi cát?”.

Người lữ khách – Cao Bá Quát đứng giữa bãi cát mênh mông nhìn ra xung quanh bốn phía. Phía bắc là núi non trùng trùng điệp điệp, phía nam là sóng cao biển sâu, chẳng hướng nào có thể vượt qua được. Một khung cảnh thiên nhiên đẹp hùng vĩ đến vậy nhưng lại nguy hiểm, trắc trở vô cùng. Người lữ khách chơi vơi giữa “bãi cát” mênh mông ấy chẳng thể tiến, chẳng thể lùi, chẳng biết nên đi về hướng nào. Phải chăng, Cao Bá Quát đang muốn hướng tới cái xã hội phong kiến tù túng, ngột ngạt trong bế tắc kia và cái con đường công danh ông theo đuổi cả đời cũng mãi mịt mờ, trắc trở như thế?

Câu cuối cùng của bài thơ là một câu hỏi, tác giả tự hỏi chính bản thân mình:

“Anh đứng làm chi trên bãi cát?”

Biết con đường ấy mịt mờ, đầy gồ ghề, lại bế tắc, chán ghét, vậy tại sao cả đời ông lại theo đuổi nó tới cùng? Câu hỏi ấy như là sự phân vân, bi phẫn đến tuyệt vọng của chính tác giả. Ông hiểu được sự bế tắc của xã hội, của con đường danh lợi ông theo đuổi, ông chán ghét nó tới cùng cực nhưng lại chẳng thể nào rời bỏ nó. Vậy rốt cuộc, ông đứng đây để làm chi, để chờ đợi điều gì? Một sự mâu thuẫn quá đỗi trong lòng của nhà thơ.

Bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” như là lợi tự bạch đầy chán chường của Cao Bá Quát trước con đường danh lợi tầm thường mà ông buộc phải theo đuổi xen lẫn trong đó là sự bất lực khi ông khao khát được đổi mới cuộc sống trong xã hội phong kiến triều Nguyễn bảo thủ, trì trệ, ngột ngạt, tù túng. Về nghệ thuật, bài thơ được viết theo thể hành, phóng khoáng, tự do, có sử dụng những hình ảnh với tính biểu tượng lớn. Cao Bá Quát cũng sử dụng rất tinh tế các điển tích, điển cố để làm diễn giải ý thơ của mình. Nhịp thơ tùy biến, nhanh chậm nhịp nhàng, đầy sáng tạo cũng là một phần góp lên thành công cho bài thơ khi miêu tả những suy tư của nhân vật trữ tình trên con đường danh lợi đầy trắc trở.

Bài thơ đã giúp cho chúng ta hiểu được sự chán ghét của một người trí thức đầy tài năng – Cao Bá Quát (Thánh Quát) với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường trong một xã hội với những bế tắc, trì trệ, không lối thoát. Đây có lẽ chính là lý do lớn nhất giải thích vì sao mà ông lại đứng lên khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn. Bởi ông luôn khao khát được đổi mới cuộc đời của mình, đổi mới xã hội, được cống hiến cho nước nhà, được trở thành một con người có ích cho Tổ quốc.

6. Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát ngắn nhất

Cao Bá Quát xưa nay nổi tiếng vì thơ hay, chữ đẹp, càng nổi tiếng hơn vì tư tưởng tự do, phóng khoáng, bản lĩnh kiên cường trước cường quyền, vì lối sống thanh cao mạnh mẽ. Người đời thường ca ngợi ông: Văn như Siêu Quát vô tiền hán. Một trong những tác phẩm hay nhất mà gửi gắm tư tưởng, ý chí của Cao Bá Quát đó chính là bài Sa hành đoản ca.

Mở đầu bài thơ, mở ra hình ảnh không gian mênh mông, hoang vắng đến rợn ngợp:

“Bãi cát dài, lại bãi cát dài ơi
Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn chưa dừng được
Lữ khách trên đường ngước mắt rơi.”

Người đi đường vất vả, trầy trật đi trên con đường cát cô đơn, mệt mỏi. Giữa thiên nhiên rộng lớn, hoang vu hình ảnh con người hiện lên nhỏ bé, cô đơn, đầy mệt nhọc. Hình ảnh bãi cát dài ấy là biểu tượng cho con đường công danh, sự nghiệp mà chính ông và bao nho sĩ đương thời tất tả theo đuổi, nhưng không phải ai cũng thành công và mỗi bước đi đều gặp sóng gió, cô đơn, khắc nghiệt: Lữ khách trên đường nước mắt rơi.

Sang đến những câu thơ tiếp theo, tác giả tiếp tục bộc lộ tâm sự u uất của mình:

“Không học được tiên ông phép ngủ
Trèo non lội suối giận khôn vơi.”

Tác giả tự cảm thấy giận mình vì không có khả năng như người xưa, thờ ơ trước sự đời mà phải tự mình hành hạ mình trên con đường hoạn lộ. Từ đó, hé mở một tâm hồn thanh cao, có hoài bão, hùng tâm tráng chí, quyết không để mình trở thành kẻ nhàn rỗi, hèn hạ.

“Xưa nay phường danh lợi
Tất tả trên đường đời
Đầu gió hơi men say quán rượu
Kẻ say vô số tỉnh bao người.”

Từ chuyện danh lợi, tác giả nhận ra được rằng con đường mưu cầu công danh đã bị gắn liền với danh lợi, và lòng tham làm mờ mắt, làm say sưa vô số kẻ, đánh mất đi tâm hồn thanh khiết, cao đẹp của chính mình, bị bùa bả công danh làm cho mê hoặc. Cũng chính vì lẽ đó, người đi đường càng cảm thấy buồn, cô đơn hơn khi không có ai cùng mình đi trên con đường dài đầy mù mịt. Sự bế tắc trào ra dâng lên trong lòng thi sĩ khúc ca đường cùng đầy bi phẫn:

“Hãy nghe ta hát khúc đường cùng
Phía Bắc núi Bắc núi muôn trùng
Phía nam núi Nam sóng dào dạt
Anh đứng làm chi trên bãi cát.”

Khúc đường cùng, khúc cuồng ca bi phẫn tuyệt vọng. Thất vọng nhưng không đẻ thói đời đê mạt, đó là hình ảnh người đi đường trong khổ thơ kết. Câu hỏi cuối bài là câu hỏi đầy đau đớn, nhức nhối, hỏi chính lòng mình.

Bài ca thể hiện niềm thất vọng, bi phẫn của nhà thơ trước đường đời trắc trở và bế tắc vô vọng, phản ánh cảm quan của CBQ về một thời đại đen tối lúc bấy giờ. Bằng cách xây dựng hình tượng đặc sắc, ngôn ngữ hàm súc, giàu sức gợi, bài ca ngắn đi trên bãi cát thực sự đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn.

Tham khảo thêm

Học tậpTài liệu

Viết 2-3 câu về nhân vật Vũ Duệ

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 2
1103

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 2

Viết 2-3 câu về nhân vật Vũ Duệ là câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống. Dưới đây là các đoạn văn kể ngắn kể về cậu bé Vũ Duệ để các em học sinh tham khảo nhằm viết cho mình một đoạn văn hay và ý nghĩa và phát triển khả năng tư duy, sáng tạo của mình một cách hiệu quả.

1. Viết 2-3 câu về nhân vật Vũ Duệ số 1

Vũ Duệ là cậu bé chăm ngoan. Cậu biết trông em giúp mẹ. Không những vậy Vũ Duệ không được đến trường nhưng ham học, ngày ngày, Duệ cõng em đứng ngoài lớp học nghe lỏm.

2. Viết 2-3 câu về nhân vật Vũ Duệ số 2

Vũ Duệ vì nhà nghèo nên không được đi học. Gần nhà có một thầy đồ mở lớp dạy học. Sáng nào, Vũ Duệ cũng cõng em đứng ngoài hiên, chăm chú nghe thầy giảng bài.

3. Kể về nhân vật Vũ Duệ số 3

Thuở nhỏ, vì nhà nghèo, Vũ Duệ không được đi học, phải ở nhà trông em, lo cơm nước cho bố mẹ đi làm ngoài đồng. Ngày nào cũng vậy, mỗi buổi sáng, khi thầy đồ trong làng bắt đầu dạy học, Vũ Duệ lại cõng em đứng ở ngoài hiên, chăm chú nghe thầy giảng bài.

Học tậpTài liệu

Sự khác nhau giữa xương tay và chân

Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân
192

Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân

Sự khác nhau giữa xương tay và chân. Xương tay và xương chân thực hiện các chức năng khác nhau nên chúng sẽ có những điểm khác biệt. Cùng Hoatieu.vn tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân; ý nghĩa sự khác nhau giữa xương tay và xương chân đối với hoạt động của con người nhé.

1. Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân

1.1 Điểm giống nhau giữa xương tay và xương chân

Xương tay và xương chân có các điểm giống nhau sau đây:

1.2 Sự khác nhau giữa xương tay và chân

Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân

Sự khác nhau giữa xương tay và chân gồm các điểm sau:

2. Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa gì đối với hoạt động của con người?

Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của con người.

Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có các ý nghĩa sau:

=> Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân đảm bảo chúng phù hợp nhất, hoàn thiện nhất cho chức năng của tay, chân.

3. Cấu tạo và chức năng của bộ xương

3.1 Cấu tạo của bộ xương

Bộ xương người có cấu tạo như sau:

3.2 Chức năng của bộ xương

Bộ xương người có chức năng như chiếc giá đỡ cho cơ thể. Cụ thể, bộ xương người có các chức năng sau:

Hoa Tiêu đã giúp bạn đọc so sánh, tìm các điểm giống nhau và khác nhau giữa xương chân và xương tay, cũng như các cấu tạo và chức năng của bộ xương.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn

Học tậpTài liệu

Dựa vào câu chuyện Chú đỗ con viết 2 – 3 câu về hành trình hạt đỗ trở thành cây đỗ

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2
433

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2

Dựa vào câu chuyện Chú đỗ con, viết 2 – 3 câu về hành trình hạt đỗ trở thành cây đỗ là câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống. Dưới đây là đoạn văn kể về hành trình lớn lên của chú đỗ con để các em học sinh tham khảo nhằm viết cho mình một đoạn văn hay và ý nghĩa.

Đề bài: Dựa vào câu chuyện Chú đỗ con, viết 2 – 3 câu về hành trình hạt đỗ trở thành cây đỗ

1. Câu chuyện Chú đỗ con

Dựa vào câu chuyện Chú đỗ con viết 2 - 3 câu về hành trình hạt đỗ trở thành cây đ

CHÚ ĐỖ CON

(1) Một chú đỗ con ngủ khì trong cái chum khô ráo và tối om một năm. Một hôm tình cờ chú thấy mình nằm giữa những hạt đất li ti xôm xốp. Chợt có tiếng lộp độp bên ngoài. Đỗ hỏi: “Ai đó?” – “Cô đây!”. Thì ra cô mưa xuân, cô đem nước đến cho đỗ con được tắm mát. Chú lại ngủ khì.

(2) Có tiếng sáo vi vu trên mặt đất làm chú tỉnh giấc. Chú khe khẽ cựa mình hỏi: “Ai đó?”. Tiếng thì thầm dịu dàng trả lời: “Chị đây mà, chị là gió xuân đây. Dậy đi em, mùa xuân đẹp lắm!” Đỗ con lại cựa mình. Chú thấy mình lớn phổng lên làm nứt cả chiếc áo ngoài.

(3) Chị gió xuân bay đi. Có những tia nắng ấm áp lay chú đỗ con. Đỗ con hỏi: “Ai đó?”. Một giọng nói ồm ồm, trầm ấm vang lên: “Bác đây, bác là mặt trời đây, cháu dậy đi thôi, sáng lắm rồi. Các cậu học trò cắp sách đến trường rồi đấy”. Đỗ con rụt rè nói: “Nhưng mà trên đấy lạnh lắm!”. Bác mặt trời khuyên: “Cháu cứ vùng dậy đi nào. Bác sưởi ấm cho cháu, cựa mạnh vào”.

(4) Đỗ con vươn vai một cái thật mạnh. Chú trồi lên khỏi mặt đất. Mặt đất sáng bừng ánh nắng xuân. Chú đỗ con xoè hai cánh tay nhỏ xíu hướng về phía mặt trời ấm áp.

(Theo Nhật Linh)

2. Viết 2 – 3 câu về hành trình hạt đỗ trở thành cây đỗ

Chú đỗ con tỉnh dậy sau một thời gian dài ngủ khì trong cái chum. Chị mưa xuân đem mưa tới tắm mát cho vạn vật và cả chú đỗ con. Khi đỗ con đang ngủ khì thì cậu chợt nghe thấy tiếng sáo vi vu, thì ra là chị gió xuân. Bác mặt trời ban phát những tia nắng ấm áp khẽ lay đỗ con dậy. Đỗ con vươn vai một cái thật mạnh. Chú trồi lên khỏi mặt đất, xoè hai cánh tay nhỏ xíu hướng về phía mặt trời ấm áp.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn.

Học tậpTài liệu

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em sau khi học văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

170

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em sau khi học văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình trong bài viết sau đây của Hoatieu sẽ giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết đoạn văn về Đấu tranh cho một thế giới hòa bình sao cho hay và ý nghĩa.

Sau đây là nội dung chi tiết các bài văn mẫu lớp 9 đề tài đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình hay và chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi.

1. Đoạn văn nêu suy nghĩ của em sau khi học văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – mẫu 1

Gác-xi-a Mác-két, nhà văn nổi tiếng của Cô-lôm-bi-a (được trao giải Nô-ben văn chương) đã viết một bài nghị luận lấy tên là Đấu tranh cho một thế giới hoà bình để bày tỏ mối lo ngại sâu sắc của mình trước hiểm họa hạt nhân. Bằng lập luận sắc bén và hệ thống dẫn chứng cụ thể, chính xác, đầy sức thuyết phục, ông đã làm một công việc có ý nghĩa nhân đạo lớn lao là thức tỉnh loài người trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang lơ lửng trên đầu, có thể trong nháy mắt hủy diệt toàn bộ sự sống trên trái đất. Nhà văn Mác-két đã lên án chiến tranh hạt nhân bằng cách nhấn mạnh sự tương phản ghê gớm giữa chi phí cho việc duy trì, phát triển sự sống và chi phí cho việc hủy diệt sự sống trên hành tinh. Bất kì ai đọc những dòng này đều phải nghiêm túc suy ngẫm và rút ra ý nghĩa thiết thực từ những so sánh có tính mục đích rõ ràng của nhà văn. Trình độ hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực kết hợp cùng tình cảm chân thành và mối quan tâm sâu sắc đối với con người, cuộc sống đã thúc đẩy nhà văn G. Mác-két viết nên những dòng chữ tràn đầy nhiệt huyết, làm rung động lòng người. Qua bài viết, ta hiểu thêm về những chi phí cũng như hậu quả nặng nề của chiến tranh, từ đó thôi thúc ta có ý thức bảo vệ nền hòa bình của nhân loại. Nhà văn Mác-két với những tác phẩm, những bài viết chứa đựng ý nghĩa nhân đạo to lớn, sâu sắc đã đóng góp không nhỏ vào phong trào hòa bình trên thế giới. Nhiều năm qua đi nhưng tác phẩm vẫn giữ những giá trị to lớn và là động lực quan trọng để con người hành động, bảo vệ thế giới.

2. Cảm nghĩ của em sau khi học xong bài đấu tranh cho một thế giới hòa bình – mẫu 2

Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của nhà văn Mác-két được trích từ bài tham luận của ông trong buổi gặp gỡ lần thứ hai vào tháng 8 năm 1986 giữa nguyên thủ sáu nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô để cùng đưa ra một bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để bảo vệ an ninh và hòa bình thế giới. Theo em, đây chính là một văn bản chính luận xuất sắc về vấn đề chạy đua vũ trang trên khắp thế giới. Về nội dung, tác giả không chỉ khẳng định được những hậu quả, tác hại và mặt trái của việc chạy đua vũ trang trên khắp thế giới mà còn nêu lên được hiện trạng chạy đua vũ trang trên khắp thế giới hiện nay. Đó là một vấn nạn đe dọa đến sự hòa bình, an ninh thế giới, đe dọa đến sự diệt vong của toàn bộ sự sống trên trái đất và còn gây tốn kém khủng khiếp cho nhân loại toàn thế giới. Từ đó, tác giả đã đưa ra lời kêu gọi ngừng chạy đua vũ trang trên thế giới. Về nghệ thuật, giọng điệu của văn bản không chỉ tạo ra được sự thuyết phục tuyệt đối mà còn đưa ra được những dẫn chứng, con số ấn tượng, cực kì thuyết phục cho sự tốn kém của việc chạy đua vũ trang. Những dẫn chứng được tác giả đưa ra cũng vô cùng thuyết phục người đọc. Sau khi đọc xong văn bản, em có cái nhìn nhận hoàn toàn khác về vấn đề chạy đua vũ trang quân sự trên thế giới. Đó thực sự là một vấn nạn của toàn cầu, đe dọa đến sự sống còn của loài người và trái đất. Và thực sự đau xót biết nhường nào khi trong khi vẫn còn biết bao con người đang khổ sở với cơm ăn áo mực thì việc đầu tư cho vũ khí vẫn được đầu tư mạnh mẽ. Tóm lại, văn bản là một văn bản chính luận đặc sắc trình bày về hậu quả việc chạy đua vũ trang trên khắp thế giới hiện nay, cũng như kêu gọi việc đấu tranh vì nền hòa bình của thế giới.

3. Viết đoạn văn về Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – mẫu 3

Sau khi đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc (1945), trục phát xít Đức, Ý, Nhật đã tan rã trước sức mạnh của phe Đồng minh Anh Nga, Mĩ… Lịch sử bước sang một giai đoạn mới với nhiều vấn đề trọng đại liên quan đến sự sống còn của toàn nhân loại. Trong đó, chạy đua vũ trang giữa các cường quốc và nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân là mối đe dọa đáng sợ nhất.

Gác-xi-a Mác-két, nhà văn nổi tiếng của Cô-lôm-bi-a (được trao giải Nô-ben văn chương) đã viết một bài nghị luận lấy tên là Đấu tranh cho một thế giới hoà bình để bày tỏ mối lo ngại sâu sắc của mình trước hiểm họa hạt nhân. Bằng lập luận sắc bén và hệ thống dẫn chứng cụ thể, chính xác, đầy sức thuyết phục, ông đã làm một công việc có ý nghĩa nhân đạo lớn lao là thức tỉnh loài người trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang lơ lửng trên đầu, chẳng khác gì thanh gươm Đa-mô-clét trong thần thoại Hi Lạp, có thể trong nháy mắt hủy diệt toàn bộ sự sống trên trái đất.

4. Đoạn văn 8-10 câu suy nghĩ về Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Gác-xi-a Mác-két, nhà văn nổi tiếng của Cô-lôm-bi-a (được trao giải Nô-ben văn chương) đã viết một bài nghị luận lấy tên là Đấu tranh cho một thế giới hoà bình để bày tỏ mối lo ngại sâu sắc của mình trước hiểm họa hạt nhân. Bằng lập luận sắc bén và hệ thống dẫn chứng cụ thể, chính xác, đầy sức thuyết phục, ông đã làm một công việc có ý nghĩa nhân đạo lớn lao là thức tỉnh loài người trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang lơ lửng trên đầu, chẳng khác gì thanh gươm Đa-mô-clét trong thần thoại Hi Lạp, có thể trong nháy mắt hủy diệt toàn bộ sự sống trên trái đất. Nghệ thuật lập luận của Mác-két rất sắc bén. Những con số về tiền bạc mà ông nêu lên đã cho thấy ngân sách quân sự, chi phí chạy đua vũ trang hạt nhân là cực kì tốn kém! Tác giả sử dụng lối biện luận tương phản về thời gian: quá trình hình thành sự sống và văn minh nhân loại phải trải qua hàng triệu triệu năm, còn sự hủy diệt Trái Đất chỉ diễn ra trong nháy mắt, “chỉ cần bấm nút một cái” thì tất cả sẽ trở thành tro bụi – ông đã chi cho mỗi người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia thấy rõ hiếm họa vũ khí hạt nhân, chạy đua vũ trang hạt nhân khủng khiếp như thế nào! Có thể nói, Gác-xi-a Mác-két đã viết nên tác phẩm bằng tất cả tâm huyết của một nhà nhân đạo, mong muốn về một thế giới hòa bình để con người có thể sống một cuộc sống tốt đẹp.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn.

Tham khảo thêm