Ngữ Văn

Bài soạn văn đầy đủ và chi tiết nhất

Tác phẩm Tôi đi học được in trong tập “Quê mẹ” xuất bản lần đầu tiên vào năm 1941. Dưới đây là phần soạn bài tôi đi học chi tiết giúp học sinh tham khảo và chuẩn bị bài thật kỹ trước khi đến lớp. Mục lục 1. Tìm hiểu chung về tác phẩm “Tôi […]
1627

Tác phẩm Tôi đi học được in trong tập “Quê mẹ” xuất bản lần đầu tiên vào năm 1941. Dưới đây là phần soạn bài tôi đi học chi tiết giúp học sinh tham khảo và chuẩn bị bài thật kỹ trước khi đến lớp.

Mục lục1.Tìm hiểu chung về tác phẩm “Tôi đi học”2.Phần đọc – hiểu văn bản “Tôi đi học”

Tìm hiểu chung về tác phẩm “Tôi đi học”

1. Tác giả

Nhà thơ Thanh Tịnh (1911-1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở ngoại ô thành phố Huế. 1933, Ông đi làm tại các sở tư rồi theo nghề dạy học và bắt đầu con đường sáng tác văn chương.

Thanh Tịnh đã có những đóng góp cho nền văn học nước nhà trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: thơ, ca dao, truyện ngắn, truyện dài, bút ký,… Những tác phẩm của ông đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, trong trẻo.

Tác giả của bài tôi đi học

2. Bố cục văn bản

Truyện ngắn “Tôi đi học” được in trong tập “Quê mẹ” (1941), văn bản được chia làm 3 phần:

Phần 1: Từ đầu đến “lướt ngang trên ngọn núi” – đoạn này kể về tâm trạng nao nức của nhân vật “Tôi” khi nhớ về những kỷ niệm trong buổi tựu trường.

Phần 2: Tiếp theo đến “tôi cũng lấy làm lạ” – đoạn này kể về khung cảnh sân trường Mĩ Lí và cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” lúc ở sân trường.

Phần 3: Còn lại – đoạn này kể về cảm xúc của nhân vật “Tôi” khi ở trong lớp học.

Truyện ngắn tôi đi học

Phần đọc – hiểu văn bản “Tôi đi học”

Câu số 1: Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật “Tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên? Đọc toàn bộ truyện ngắn, em thấy những kỷ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự như thế nào?

– Hình ảnh gợi lên trong lòng nhân vật “Tôi” nhớ về kỷ niệm trong buổi tựu trường đầu tiên: hình ảnh tiết trời vào cuối thu lá rụng, những đám mây bàng bạc và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ.

– Những kỷ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự thời gian từ hiện tại nhớ về quá khứ.

+ Những hình ảnh trời vào cuối thu và hình ảnh mấy em nhỏ trong buổi đầu tựu trường gợi cho nhân vật “Tôi” nhớ về kỷ niệm cũ.

+ Nhân vật “Tôi” hồi tưởng lại quá khứ, trở về con đường cùng mẹ tới trường.

+ Cảm giác bỡ ngỡ, hồi hộp khi đứng trên sân trường Mĩ Lí dày đặc người trong ngày tựu trường, khi mọi người nhìn mình và khi được gọi tên vào lớp học.

+ Cảm xúc lâng lâng khi ở trong lớp học.

Câu số 2: Tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” khi cùng mẹ đi trên đường tới trường, khi nghe gọi tên và phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp, khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên.

Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi”

– Khi cùng mẹ đi trên đường tới trường:

+ Con đường này tôi đã đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, chính vì lòng tôi đang có sự thay đổi lớn.

+ Trong chiếc vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.

+ Cẩn thận nâng niu ôm mấy quyển vở, muốn thử sức xin mẹ cầm cả bút thước như các bạn khác.

+ Ngạc nhiên khi thấy sân trường Mĩ Lí dày đặc cả người, ai cũng quần áo tươm tất, sạch sẽ.

+ Lo sợ vẩn vơ khi thấy ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm.

– Khi nghe gọi tên và phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp:

+ Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng

+ Khi sắp phải rời bàn tay mẹ, nghe những tiếng thút thít của các bạn, tôi cũng dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc theo

– Khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên:

+ Vừa ngỡ ngàng vừa tự tin khi bước vào giờ học đầu tiên

+ Nhìn người bạn không hề quen biết nhưng lại không cảm thấy xa lạ.

Câu số 3: Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn (ông đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới, các phụ huynh) đối với các em bé lần đầu đi học?

– Ông đốc là hiệu trưởng nhà trường rất hiền từ.

– Thầy giáo tươi cười, niềm nở đón học sinh mới vào lớp.

– Các phụ huynh chuẩn bị chu đáo cho các con trong buổi tựu trường đầu tiên, an ủi và động viên các con bước vào lớp.

→ Thái độ và cử chỉ của những người lớn đối với các em bé đều rất ân cần và có trách nhiệm, tạo ấn tượng tốt cho các em bé ngay từ buổi học đầu tiên.

Câu số 4: Hãy tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn.

Những hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn:

– “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.

– “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”.

– “Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ”

Những hình ảnh so sánh được nêu trên xuất hiện ở những thời điểm khác nhau, diễn tả những cảm xúc phong phú khác nhau của nhân vật “Tôi”. Những cảm giác và ý nghĩ của nhân vật tôi được thể hiện cụ thể, rõ ràng hơn đồng thời cũng gợi ra cho truyện cái chất thơ trong trẻo thông qua những hình ảnh giàu sức gợi cảm này.

Câu số 5: Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này. Sức cuốn hút của tác phẩm, theo em, được tạo nên từ đâu?

Đặc sắc nghệ thuật:

– Truyện ngắn “Tôi đi học” được cấu tạo theo trình tự thời gian từ hiện tại quay về quá khứ, theo dòng hồi tưởng của nhân vật “Tôi” với những cảm xúc chân thành, sâu sắc nhất.

– Sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa 2 hình thức kể và tả, giúp cho cảm xúc và tâm trạng nhân vật được thể hiện một cách tự nhiên, hợp lý.

Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ:

– Tình huống truyện đặc sắc, dựa trên sự hồi tưởng của nhân vật “Tôi” về những kỉ niệm trong buổi đầu đi học.

– Ý nghĩ ngây thơ, hồn nhiên cũng như những cảm xúc lo lắng, hồi hộp xen kẽ háo hức của nhân vật “Tôi”.

– Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và các nhân vật khác qua lời kể của nhân vật “Tôi” rất chân thực và đẹp đẽ.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Kết nối với chúng tôi

Sự kiện nổi bật

thi sinh lo lang vi de thi lich su kho nhieu kien thuc lop 11

Thứ 5

23/02/2021 08:00

Xem nhiều

Chủ đề

Bài viết mới

Xem thêm