Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS23

Bài thu hoạch BDTX module THCS23 cấp trung học cơ sở

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS23 – Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Thiquocgia.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS23 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS23 là bài viết về việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh khối THCS. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS15

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS16

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module THCS23: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Năm học: …………..

Họ và tên: …………………………………………………………………………………………………..

Đơn vị: ……………………………………………………………………………………………………….

I. Vai trò của kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của hs:

1. Vai trò của kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của hs: Kiểm tra, đánh giá có tầm quan trọng đặc biệt vì:

Thứ nhất: Kiểm tra là khâu cuối cùng, đồng thời cũng là khâu mở đầu cho một chu trình tiếp theo của quá trình dạy học. Ở khâu cuối cùng, kiểm tra giúp gv đánh giá được chất lượng học tập của hs đồng thời cũng giúp gv tự đánh giá việc giảng dạy của mình. Ở khâu tiếp theo (tức là trước khi vào bài mới), kiểm tra giúp hs liên kết mạch kiến thức, dựa trên kiến thức cũ để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức mới.

Thứ hai: kiểm tra, đánh giá giúp gv hiểu rõ việc học tập của hs, phát hiện những thiếu sót trong kiến thức, kĩ năng để kịp thời sửa chữa.

Thứ ba: kiểm tra, đánh giá sẽ hình thành cho hs ý chí quyết tâm đạt kết quả cao trong học tập.

Thứ tư: Kiểm tra đánh giá giúp hs hình thành và rèn luyện những kĩ năng trong học tập và cuộc sống như nói, viết, cách trình bày một vấn đề khúc chiết, rõ ràng.

2. Mục đích của việc kiểm tra- đánh giá:

– Công khai hóa nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi hs và tập thể lớp, tạo cơ hội cho hs phát triển kỹ năng tự đánh giá, giúp hs nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên việc học tập.

– Giúp cho gv có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.Như vậy, đánh giá không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và định hướng, điều chỉnh hoạt động của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định ra thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.

3. Chức năng của việc kiểm tra – đánh giá: Kiểm tra đánh giá có 3 chức năng cơ bản:

Ba chức năng này liên kết đan xen, bổ sung và thống nhất với nhau. Qua việc kiểm tra đánh giá này giúp hs tìm ra những điểm thành tích, sai sót của mình từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân.Chính nhờ những đánh giá này đã đem đến những giải pháp cải thiện thực trạng nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học và thông qua đó điều chỉnh phương pháp dạy học của gv và hướng cho hs cách tự đánh giá để điều chỉnh phương pháp học tập một cách hiệu quả nhât.

4. Ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá:

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập rất cần thiết vì:

Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách trong đó phải đề cập đến quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của hs. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả kiểm tra đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy và học hiệu quả.Nếu đánh giá sai, kiểm tra sai dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo, gây tác hại lớn trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Kiểm tra, đánh giá đúng thực tế, chính xác, khách quan giúp người học tự tin, hăng say nâng cao năng lực sáng tao trong học tập. Giúp gv biết được mức độ điều chỉnh kịp thời phương pháp dạy cho phù hợp với hs

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Tham khảo thêm


Comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *