- Bảng tuần hoàn hòa học là gì?
- Nguyên tắc sắp xếp trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Ô nguyên tố
- Chu kì
- Nhóm nguyên tố
- Sự biến đổi tính chất của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Trong một chu kì
- Trong cùng một nhóm
- Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Cách ghi nhớ bảng tuần hoàn hóa học 10
- Nghiên cứu bảng tuần hoàn hóa học 10
- In bảng tuần hoàn hóa học 10 ra một bản màu dán để trong cặp
- Dùng phương pháp ghi nhớ bảng tuần hoàn hóa học 10
- Bài ca hóa trị dễ nhớ – hỗ trợ cho bảng hóa trị
- Bài ca hóa trị số 1 cơ bản.
- Bài ca hóa trị số 2 chi tiết.
Bảng tuần hoàn hòa học là gì?
Bảng tuần hoàn (tên đầy đủ là Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, còn được biết với tên Bảng tuần hoàn Mendeleev), là một phương pháp liệt kê các nguyên tố hóa học thành dạng bảng, dựa trên số hiệu nguyên tử (số proton trong hạt nhân), cấu hình electron và các tính chất hóa học tuần hoàn của chúng. Các nguyên tố được biểu diễn theo trật tự số hiệu nguyên tử tăng dần, thường liệt kê cùng với ký hiệu hóa học trong mỗi ô. Dạng tiêu chuẩn của bảng gồm các nguyên tố được sắp xếp thành 18 cột và 7 dòng, với hai dòng kép nằm riêng nằm bên dưới cùng.
Các hàng trong bảng gọi là các chu kỳ, trong khi các cột gọi là các nhóm, một số có tên riêng như halogen hoặc khí hiếm. Bởi vì theo định nghĩa một bảng tuần hoàn thể hiện những xu hướng tuần hoàn, bất kỳ bảng dưới dạng nào cũng có thể dùng để suy ra mối quan hệ giữa các tính chất của nguyên tố và tiên đoán tính chất của những nguyên tố mới, chưa được khám phá hoặc chưa tổng hợp được. Do đó, một bảng tuần hoàn-dù ở dạng tiêu chuẩn hay các biến thể-cung cấp khuôn khổ hữu ích cho việc phân tích thuộc tính hóa học, và các bảng như vậy được sử dụng rộng rãi trong hóa học và các ngành khoa học khác.
Nguyên tắc sắp xếp trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bảng hệ thống tuần hoàn hóa học hiện đã hoàn thiện với 118 nguyên tố với một dãy đầy đủ các thông tin. Các nguyên tố sẽ được sắp xếp từ trái qua phải, từ trên xuống dưới theo quy luật thứ tự tăng dần số hiệu nguyên tử. Đây là nguyên tắc sắp xếp trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học sẽ được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
Các nguyên tố giống nhau về lớp vỏ electron được đưa vào một hàng.
Các nguyên tố có cùng hóa trị thì đưa vào một nhóm.
Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Ô nguyên tố
Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học gồm 118 nguyên tố, mỗi nguyên tố được xếp vào một ô nên gọi là ô nguyên tố.
Số thứ tự của ô nguyên tố chính là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó. Vậy ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cho biết điều gì? Đó là số hiệu nguyên tử( = số p = số e), kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối, số oxi hóa,…
Chu kì
Chu kì trong bảng tuần hoàn hóa học là dãy các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số lớp electron được xếp thành hàng ngang theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
Số thứ tự chu kỳ bằng số lớp electron trong nguyên tử của nguyên tố nằm trong cùng một chu kỳ. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện đang có 7 chu kì. Được chia thành chu kì nhỏ gồm chu kì 1,2,3 và chu kì lớn gồm chu kì 4,5,6.7. Riêng chu kì 7 là một chu kì chưa hoàn thành.
Nhóm nguyên tố
Nhóm nguyên tố được sắp xếp thành một hàng dọc trong bảng hệ thống tuần hoàn. Đây là sự tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron trương tự nhau. Trong cùng một nhóm nguyên tố sẽ có tính chất hóa học gần giống nhau.
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học chia thành 2 loại nhóm nguyên tố: 8 nhóm A và 8 nhóm B
Nhóm A được đánh số từ IA đến VIIIA bao gồm các nguyên tố s và p. Quy luật là số thứ tự nhóm A sẽ bằng tổng số electron lớp ngoài cùng.
Nhóm B được đánh số IIIB đến VIIIB và IB và IIB theo chiều từ trái sang phải trong bảng tuần hoàn hóa học. Nhóm B gồm các nguyên tố d và f trong các chu kì lớn ở dạng (n – 1)dansb
Nếu (a + b) = 3 → 7 thì nguyên tố thuộc nhóm (a + b)B.
Nếu (a + b) = 8 → 10 thì nguyên tố thuộc nhóm VIIIB.
Nếu (a + b) > 10 thì nguyên tố thuộc nhóm (a + b – 10)B.