Môn Sinh
Đối với môn Sinh, teen không nên học thuộc lòng vì kiến thức môn này rất rộng và đan xen nhau nên rất khó nhớ. Để học tốt môn này: teen cần ghi nhớ và hiểu sâu các khái niệm cơ bản để vận dụng linh hoạt vào việc giải bài tập.
Có thể chia việc học môn Sinh thành các giai đoạn ôn tập sau:
Giai đoạn 1: Học kiến thức mới và luyện đề.
Teen cần học xong hết kiến thức môn Sinh trong khoảng thời gian từ nay đến tháng 12. Sau khi học xong phần nào, cần củng cố kiến thức bằng cách luyện đề thi và các câu hỏi của phần đó.
Giai đoạn 2: Luyện đề thi thử và bổ sung các kiến thức còn kém
Sau tháng 12 đến tháng 4/2017. Teen nên luyện các dạng bài có trong cấu trúc đề thi THPT QG môn Sinh. Để thực hiện tốt điều này, teen nên lên mạng tìm các đề thi thử và nghiêm túc làm, tính điểm để kiểm tra quá trình tiến bộ của bản thân.
Giai đoạn 3: Tổng hợp lại kiến thức, ôn tập chọn lọc và luyện đề cấp tốc.
Đây là lúc đầu tư mạnh vào môn Sinh, mỗi ngày, teen nên giải khoảng 3 đề để tự rèn luyện. Cần lựa chọn các phần mình yếu để củng cố thêm. Đồng thời chuẩn bị sẵn một cuốn sổ để ghi chép kiến thức cần nhớ của môn Sinh: những phần nào chưa thuộc thì nhìn vào sổ sẽ nhớ lại.
Môn Toán
Một điểm thuận lợi của môn Toán là cấu trúc đề thi mỗi năm được giữ ổn định. Gồm các phần sau:
Câu I
+ Ý 1: Chuyên đề số phức.
+ Ý 2: Chuyên đề mũ logarit.
Câu II, III: Chuyên đề hàm số.
Câu IV: Chuyên đề tích phân.
Câu V: Chuyên đề Hình tọa độ không gian.
Câu VI:
+ Ý 1: Chuyên đề lượng giác.
+ Ý 2: Chuyên đề xác suất – nhị thức Newton.
Câu VII: Chuyên đề Hình học không gian.
Câu VIII: Hình học tọa độ Oxy.
Câu IX: Chuyên đề phương trình, hệ phương trình, bất phương trình.
Câu X: Giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, bất đẳng thức.
(10 câu từ I đến X là dựa trên cấu trúc đề thi môn Toán THPT QG 2016).
Trong đề thi này, 50% đầu bài khá đơn giản để giúp học sinh đủ điểm đỗ tốt nghiệp. 20% tiếp theo ở mức khó vừa phải và 30% cuối bài thường để phân loại học sinh khá-giỏi. Tùy vào mục tiêu điểm số mà teen lựa chọn đầu tư học tất cả hoặc chỉ các chuyên đều phù hợp, bài viết này sẽ có ích cho teen
Môn Hóa
Hóa chia làm hai dạng câu hỏi: lý thuyết và bài tập. Muốn nắm vững lý thuyết, teen nên:
+ Tự làm thì nghiệm để khẳng định sự đúng đắn trong sách cũng như rút ra kết luận của chính mình. Việc tự làm thí nghiệm sẽ tốt hơn bạn chỉ đọc sách thôi đúng không? “Trăm nghe không bằng một thấy” mà.
+ Thường xuyên làm các bài tập, đề thi lý thuyết, đồng thời vận dụng vào trả lời các hiện tượng thực tiễn để hiểu sâu bài học. (vd: vì sao thả vỏ trứng vào axit lại thấy sủi bọt)
+ Tự viết phương trình biểu diễn cho các dãy biến hóa, tự cân bằng phản ứng. Thường xuyên thực hiện việc này sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn, đặc biệt là các công thức tiêu biểu. Nếu có phương trình khó nhớ, bạn viết ra một tờ giấy nhớ (sticky note) và dán ở nơi dễ nhìn nơi bàn học, sau vài lần phải “liếc nhìn” thì cuối cùng bạn cũng sẽ nhớ được thôi.
+ Ghi lại những ý quan trọng trong sổ tay của mình hoặc sử dụng sơ đồ tư duy. Lưu ý: Sơ đồ cần do chính mình làm, có như vậy mới dễ hiểu và dễ nhớ.
+ Học ở trên mạng
Đối với các câu hỏi bài tập:
+ Học cách áp dụng được công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải được hệ phương trình, bảo toàn khối lượng, nguyên tố…
+ Nhanh chóng tìm hiểu và học cách sử dụng các phương pháp tính toán nhanh như phương pháp trung bình, ghép ẩn…Các phần này ít khi dạy trong SGK, teen có thể lên mạng tìm hiểu hoặc học thêm các khóa bên ngoài.
- Phương pháp tự chọn lượng chất, bảo toàn và tăng giảm khối lượng.
- Phương pháp trung bình, đường chéo, bảo toàn nguyên tố.
- Phương pháp chia hỗn hợp thành các phần không bằng nhau, ghép ẩn số, bất phương trình.
- Một số kinh nghiệm và phương pháp tư duy để làm nhanh bài tập trắc nghiệm.