“Người lái đò sông Đà” là một trong 15 bài tùy bút trong tập tùy bút “Sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân,được sáng tác năm 1960.Tác phẩm là kết qủa sau nhiều lần Nguyễn Tuân đến với Tây Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
I/ Mở bài:
– “Người lái đò sông Đà” là một trong 15 bài tùy bút trong tập tùy bút “Sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân,được sáng tác năm 1960.Tác phẩm là kết qủa sau nhiều lần Nguyễn Tuân đến với Tây Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp, mà nhất là sau chuyến đi thực tế của nhà văn trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao Tây Bắc.
-Trong bài tùy bút này,với ngòi bút nghệ thuật đầy tài hoa và uyên bác của mình, Nguyễn Tuân phác họa lại một bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng qua hình ảnh của sông Đà; mà đặc biệt là hình ảnh của người dân lao động Tây Bắc cần cù, dũng cảm mà rất đỗi tài hoa qua hình ảnh của người lái đò trên sông.
II/ Thân bài:
Thật vậy, có thể nói,hình ảnh người lái đò trên sông trong bài tùy bút chính là đối tượng của cái đẹp, lấp lánh ánh sáng của người của người tài hoa nghệ sĩ, người lái đò – nghệ sĩ. Bởi lẽ ở đây chở đò, lái đò cả một nghệ thuật cao cường và đầy tài hoa. Nghệ thuật ấy là sự nhập thân vào cả hai phương diện hình thức và tính cách của ông lái, cụ thể:
1/ Ông lái đò là một ông già 70 tuổi, ông sinh ra và lớn lên ngay bên bờ sông Đà “quê ông ở ngay chỗ ngã tư sông sát tỉnh”. Phần lớn cuộc đời ông dành cho nghề lái đò dọc trên sông Đà – một nghề đầy gian khổ và nguy hiểm.
2/ Ông là một người từng trải, hiểu biết, rất thành thạo trong nghề lái đò.Thành thạo đến mức ”sông Đà, đối với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả cái chấm than, chấm câu và những đọan xuống dòng”.Trong thời gian hơn chục năm “trên sông Đà ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay ông giữ lái độ sáu chục lần”. Ông hiểu biết tường tận sâu sắc nghề nghiệp (tại sao thuyền đi trên sông Đà chỉ có mình thon chứ không nở; ông dùng mắt “mà nhớ tỉ mỉ như đánh đanh vào lòng tất cả những luống nước của tất cả những con thác hiểm trở”
3/- Đặc biệt, để khắc họa vẻ đẹp người lao – người nghệ sĩ tài hoa qua hình tượng ông lái đò, nhà văn đã sáng tạo ra một cuộc vượt thác Sông Đà của ông qua ba trùng vi thạch trận trên sông. Qua ba trùng vi ấy, hình ảnh người lái đò hiện lên:
+ Là một người dũng cảm, bản lĩnh, cao cường trong nghề vượt thác.Ông tỏ ra rất bình tĩnh, ung dung đối đầu với những cơn cuồng bạo của thác nghềnh (nén đau, giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo lần lượt vượt qua các ghềnh thác).
+ Ông còn là một người thông minh – tài ba trong việc xử lý các tình huống nguy hiểm tài tình, linh hoạt (nắm chắc binh pháp của thần sông, thần núi…để “phá trận đồ bát quái của dòng sông”).Để chiến đấu với thủy trận sông Đà,ông đã có những động tác chính xác điêu luyện (cỡi đúng ngay lên bờm sóng luồng nước; phóng thẳng thuyền vào giữa thác….chinh phục được dòng sông Đà dữ dằn bằng tài trí và lòng dũng cảm).
4/ Không những vậy,ông còn là một người nghệ sĩ tài hoa, yêu mến và tự hào với công việc: (gắn bó với dòng sông nhất là những khúc sông nhiều thác ghềnh; sau khi vược thác ung dung “đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam…”).
* Đánh giá :
– Có thể nói,để hình tượng ông lái đò hiện lên sinh động,mang vẻ đẹp của người dân lao động Tây Bắc, Nguyễn Tuân đã rất tài hoa trong nghệ thuật xây dựng nhân vật người lái đò bằng những cảm hứng đặc biệt đối với những gì gây cảm giác mạnh. Nhà văn nhìn cảnh vật con người ở phương diện cái Đẹp. Bài viết đầy ắp những tri thức uyên bác của các ngành. Đặc biệt là lối viết phóng túng với ngôn ngữ giàu có và điêu luyện rất độc đáo, rất riêng của Nguyễn Tuân..
– Hình ảnh ông lái đò là hình ảnh tuyệt đẹp về người anh hùng lao động bình thường nhưng tài ba trí dũng trong nghệ thuật vượt thác,leo ghềnh. Nhân vật ông lái được xây dựng trong mối tương quan với hoàn cảnh (cuộc đối đầu dữ dội với sông Đà) để làm bật nổi phẩm chất của người lao động trong cuộc sống đời thường. Nguyễn Tuân cũng đã sử dụng tri thức hội họa, điện ảnh, võ thuật, quân sự một cách tài hoa, uyên bác để diễn tả sinh động tài nghệ của nhân vật.
– Qua đó, Nguyễn Tuân cũng đã dành cho nhân vật những tình cảm đẹp đẽ, đằm thắm.Nguyễn Tuân cũng ngụ ý rằng :chủ nghĩa anh hùng đâu chỉ có ở chiến trường mà ở ngay trong cuộc sống của nhân dân ta, đang vật lộn với thiên nhiên vì miếng cơm ,manh áo.Trí dũng tài ba không phải tìm ở đâu, mà ở ngay những người dân lao động bình thường.Người lái đò sông Đà là một biểu tượng của con người chiến thắng và chinh phục thiên nhiên.
III/ Kết bài :
– Qua hình tượng người lài đò,Nguyễn Tuân bày tỏ quan niệm về con người : Con người, bất kể địa vị hay nghề nghiệp gì, nếu hết lòng và thành thạo với công việc của mình thì bao giờ cũng đáng trọng.Chính Nguyễn Tuân cũng là một người hết mình và tài hoa trong nghề văn. Cũng qua bài tùy bút, Người đọc thấy rõ tấm lòng nặng nghĩa với cuộc đời, với cái đẹp, với non sông đất nước của Nguyễn Tuân.