Tài liệuVăn hóa

Câu hỏi hội thi ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10

Trắc nghiệm ngày 20/10
170

Trắc nghiệm ngày 20/10

Trong lễ kỉ niệm ngày phụ nữ Việt nam 20/10 thì những câu hỏi, câu đố vui sẽ giúp cho không khí trở nên vui tươi, hài hước. Sau đây là câu hỏi hội thi ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 kèm đáp án.

1. Câu hỏi hội thi ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10

Câu 1. Bốn đức tính căn bản của người phụ nữ Việt Nam truyền thống “Công – Dung – Ngôn – Hạnh” là như thế nào? Bạn quan niệm như thế nào về công, dung, ngôn, hạnh của phụ nữ thời nay?

Câu 2. Ngày nay chúng ta đang đề cao vấn đề bình đẳng giới. Bình đẳng giới có ảnh hưởng hoặc đồng nhất với việc sẽ đánh mất nữ tính của người phụ nữ không?

Câu 3. Có người cho rằng, việc bình đẳng giới khiến phụ nữ tham gia nhiều vào công tác xã hội, ảnh hưởng đến thời gian chăm sóc gia đình và con cái. Chúng ta nghĩ sao về điều này?

Câu 4. Trong Kinh thánh có nói Người Nữ được Chúa Trời tạo ra từ cái xương sườn của Người Nam. Chúng ta cảm nhận như thế nào về điều này?

Câu 5. Bạn hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?”

Câu 6. Từ câu thơ của Nguyễn Duy “Ta đi trọn kiếp con người. Cũng không đi hết những lời mẹ ru”. Bạn hãy trình bày những suy nghĩ của mình về người mẹ, về tình mẫu tử.

Câu 7. Suy nghĩ của chúng ta về sứ mạng của người mẹ trong giáo dục con cái trong xã hội ngày nay?

Câu 8. Quyết định số 72/2001, ngày 4/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ đã kí, quyết định lấy ngày 28 tháng 6 là ngày GIA ĐÌNH VIỆT NAM. Trong đó có quy định chuẩn mực của gia đình Việt Nam hiện nay cần có 4 yếu tố là:“No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Bạn có suy nghì gì về những tiêu chí chuẩn mực của gia đình Việt Nam?

Câu 9. Bạn có đồng ý với câu:

Chồng em áo rách em thương. Chồng người áo gấm xông hương mặc người” không? Vì sao?

Câu 10. Bạn có suy nghĩ gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội hiện đại?

Đáp án:

Câu 1. Bốn đức tính căn bản của người phụ nữ Việt Nam truyền thống “Công – Dung – Ngôn – Hạnh” là như thế nào? Bạn quan niệm như thế nào về công, dung, ngôn, hạnh của phụ nữ thời nay?

Công, dung, ngôn, hạnh mãi mãi là “khuôn vàng thước ngọc” của người phụ nữ ở mọi thời đại. Có điều phải hiểu nội hàm, tức là ý nghĩa của bốn cái đức đó đã có nhiều thay đổi để phù hợp với thời đại mới.

“Công”: là nết ăn, nết làm, tài đảm đang quán xuyến việc nhà của người con gái. Từ việc chăm tằm, dệt vải đến thuê thùa, kim chỉ vá may, cỗ bàn, giỗ tết đều phải biết làm nhanh, gọn, đẹp. Bởi lẽ người xưa có câu “giàu vì bạn, sang vì vợ”. Người vợ đảm đang, tháo vát, nết na là một trong những đức tính cần thiết của người phụ nữ góp phần giúp gia đình êm thấm, hạnh phúc.

“Dung”: là nhan sắc. Dù các cụ vẫn có câu “cái nết đánh chết cái đẹp” nhưng trong việc chọn dâu vẫn rất chú ý đến nhan sắc. Tiêu chuẩn về cái đẹp mỗi thời mỗi khác. Cái đẹp theo quan niệm xưa trước hết phải khỏe mạnh, không bệnh tật, có khả năng sinh con đẻ cái.

“Ngôn”: là lời ăn tiếng nói, biết thưa gửi, dạ vâng, biết ý tứ rào trước đón sau để làm sao cho không mất lòng ai, cứng nhưng lại phải mềm, có cương có nhu, lựa lời nói với chồng cho phải lúc.

Chồng giận thì vợ bớt lời

Cơm sôi bớt lửa một đời không khê.

“Hạnh”: là đức tính tốt đẹp, là cách cư xử với mọi người từ già tới trẻ, từ lớn đến bé đều đúng mực, nhất là đối với tứ thân phụ mẫu, với anh em nội ngoại. Dâu thảo, rể hiền là những điều mà các cụ mong muốn nhất.

Người phụ nữ truyền thống cũng như một người vợ lý tưởng phải hội tụ cả bốn đức tính trên. Còn người phụ nữ thời nay? Xã hội thay đổi thì quan niệm cũng thay đổi. Người phụ nữ hiện đại đã có những thay đổi về vị trí và vai trò của mình trong gia đình và xã hội, tuy nhiên tiêu chuẩn phụ nữ thời nay vẫn không thể thiếu Công, Dung, Ngôn, Hạnh.

“Công”: thời nay không còn chỉ bó hẹp là người phụ nữ chỉ đảm đang công việc nhà, nuôi dạy con mà còn có một nghề nghiệp ổn định. Làm tốt công việc sẽ giúp người phụ nữ nâng cao giá trị bản thân và khẳng định mình trong gia đình và xã hội. Người phụ nữ thời nay còn rất nỗ lực để có một địa vị nào đó trong xã hội.

“Dung”: không chỉ dừng lại ở khỏe mạnh, sinh con đẻ cái. Người phụ nữ nay có cơ hội tự do lựa chọn các liệu pháp để giữ gìn sắc đẹp và làm cho mình đẹp hơn lên. Trong các mối quan hệ cũng như công việc, ngoài năng lực thực sự của người phụ nữ thì sắc đẹp cũng là một yếu tố giúp họ thành công hơn. Mọi lứa tuổi đều có cách làm đẹp riêng cho mình bởi “không có người phụ nữ xấu chỉ có những phụ nữ không biết làm đẹp”.

“Ngôn”: con gái thời nay không những ăn nói dịu dàng, lễ phép và biết nghe lời mà cần sự tự tin, sắc sảo trong lời nói, thể hiện sự hiểu biết xã hội, phong cách ứng xử thông minh, khéo léo để đem lại thiện cảm và ấn tượng tốt đối với mọi người.

Thời nay, quan niệm về tình yêu và vai trò của người phụ nữ trong tình yêu cũng thay đổi. Người con gái nay được tự do trong chuyện tìm hiểu và lựa chọn người yêu, người chồng cho mình. Tuy nhiên vẫn cần có chữ “Hạnh”: đó là tình yêu chân thành, sự chung thủy của người phụ nữ luôn được đánh giá cao.

Câu 2. Ngày nay chúng ta đang đề cao vấn đề bình đẳng giới. Bình đẳng giới có ảnh hưởng hoặc đồng nhất với việc sẽ đánh mất nữ tính của người phụ nữ không?

Bình đẳng giới không có nghĩa là cào bằng, là làm cho phụ nữ trở nên giống như đàn ông hay ngược lại. Bình đẳng giới chỉ là sự ngang nhau giữa phụ nữ và nam giới về quyền, cơ hội, trách nhiệm và vị thế trong gia đình và xã hội.

Còn mọi mặt khác, nam phải ra nam, nữ phải là nữ. Tuy nhiên, do tuyên truyền chưa sâu hoặc do nhiều người hiểu chưa đúng, nên nghĩ rằng đàn ông uống rượu được thì phụ nữ cũng uống rượu được, “ông ăn chả thì bà ăn nem“, đàn ông mạnh mẽ, nóng tính, thì phụ nữ cũng phải như vậy… là bình đẳng giới.

Câu 3. Có người cho rằng, việc bình đẳng giới khiến phụ nữ tham gia nhiều vào công tác xã hội, ảnh hưởng đến thời gian chăm sóc gia đình và con cái. Chúng ta nghĩ sao về điều này?

Chúng ta chưa đạt được sự bình đẳng giới thực sự, nhiều người vẫn coi việc chăm sóc gia đình, con cái là việc của phụ nữ nên phụ nữ mới bị đè nặng hai vai.

Trừ việc mang thai và sinh con được gọi là “thiên chức” của phụ nữ, tức là việc “trời giao phó,” còn lại từ việc nội trợ, chăm sóc con cái phải được chia sẻ giữa vợ và chồng. Đa số các gia đình trẻ, người đàn ông tham gia công việc gia đình.

Còn những gia đình người đàn ông chỉ coi đi làm, kiếm tiền là quan trọng nhất, là hoàn thành trách nhiệm… thì phải xem xét lại.

Việc giáo dục bình đẳng giới không thể làm cấp tập, một sớm một chiều. Nhìn đại thể, đã có những bước tiến nhất định…

Câu 4. Trong Kinh thánh có nói Người Nữ được Chúa Trời tạo ra từ cái xương sườn của Người Nam. Chúng ta cảm nhận như thế nào về điều này?

Ý nghĩa về sự hình thành Người Nữ:

– Người nữ sinh ra không phải từ chân Người Nam để làm tấm thảm lau nhà.

– Người nữ sinh ra không phải từ đầu Người Nam để mà cao hơn.

– Người nữ sinh ra từ cạnh sườn Người Nam để được làm người bạn đồng hành.

– Người nữ sinh ra dưới cánh tay Người Nam để được che chở.

– Người nữ sinh ra bên cạnh trái tim Người Nam để được yêu thương.

Câu 5. Bạn hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?”

1. Thế nào là sống đẹp và những biểu hiện của nó

a. Sống đẹp là sống có lý tưởng cao đẹp phù hợp với thời đại và có hành động đẹp, mỗi giây mỗi phút trong

cuộc đời đều hướng về lý tưởng cao quý.

b. Sống đẹp còn là sống có tình cảm trong sáng, lành mạnh, phong phú.

c. Sống đẹp là phải không ngừng học tập để có tri thức sâu rộng về khoa học, đời sống, văn hoá.

d. Sống đẹp còn là phải luôn luôn biết hành động phù hợp với pháp luật, với đạo lý, góp phần vào sự phát triển

của xã hội và hoàn thiện nhân cách của bản thân.

e. Sống đẹp là sống có tâm hồn phong phú, giàu lòng nhân ái, vị tha

* Những biểu hiện của sống đẹp

– Trong quan hệ gia đình, cộng đồng, xã hội, tổ quốc.

– Đối với bản thân: hành động đúng với lương tâm, có trách nhiệm cao trước xã hội

2. Ý nghĩa của việc sống đẹp

– Sống đẹp là thuộc tính, phẩm chất đặc thù của con người; người sống đẹp sẽ được mọi người kính trọng, xã hội tôn vinh.

– Phê phán lối sống chưa đẹp, không đẹp như ích kỷ, vụ lợi, độc ác…

Câu 6. Từ câu thơ của Nguyễn Duy “Ta đi trọn kiếp con người. Cũng không đi hết những lời mẹ ru”. Bạn hãy trình bày những suy nghĩ của mình về người mẹ, về tình mẫu tử.

1. Mẹ là đấng sinh thành ra ta. Công lao ấy chỉ có Chúa mới sánh được.

2. Mẹ không chỉ sinh ra ta, mà còn cho ta một tình cảm cao quý và thiêng liêng vô cùng: tình mẫu tử.

3. Với tấm lòng yêu thương vô hạn ấy, người mẹ đã hy sinh suốt đời vì con và chăm sóc nuôi dưỡng con cả thể xác lẫn tâm hồn

4. Người mẹ là người suốt đời dạy dỗ, dìu dắt con từng bước, là điểm tựa tinh thần vững chắc nhất của đời con.

5. Con cái phải biết tri ân với cha mẹ.

6. Phê phán những người con sống chưa xứng đáng với vẻ đẹp của người mẹ và tấm lòng mẹ.

Câu 7. Suy nghĩ của chúng ta về sứ mạng của người mẹ trong giáo dục con cái trong xã hội ngày nay?

– Giáo dục con cái biết sống chủ động, tích cực, không dựa dẫm ỷ lại, biết tự đứng trên đôi chân của mình bằng cách học tập, rèn luyện, tích luỹ kiến thức kĩ năng…

– Phương pháp giáo dục của cha mẹ cần phù hợp với mục đích chung của giáo dục nhà trường thế kỉ XXI, do UNESCO đề xướng:

+ Học để biết

+ Học để làm

+ Học để chung sống

+ Học để tự khẳng định mình

Câu 8. Quyết định số72/2001, ngày 4/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ đã kí, quyết định lấy ngày 28 tháng 6 là ngày GIA ĐÌNH VIỆT NAM. Trong đó có quy định chuẩn mực của gia đình Việt Nam hiện nay cần có 4 yếu tố là: “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Bạn có suy nghì gì về những tiêu chí chuẩn mực của gia đình Việt Nam?

– 4 yếu tố bao hàm đầy đủ các bình diện xem xét một gia đình.

– Phân tích từng yếu tố:

+ No ấm: Đảm bảo điều kiện vật chất.

+ Bình đẳng: Đảm bảo tính dân chủ, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi con người – thành viên gia đình từ già đến trẻ.

+ Tiến bộ: Đảm bảo tính nhận thức, giáo dục, phát triển.

+ Hạnh phúc: Đảm bảo về điều kiện tinh thần, tình cảm trên cơ sở no ấm, bình đẳng, tiến bộ.

Câu 9. Bạn có đồng ý với câu:

“Chồng em áo rách em thương. Chồng người áo gấm xông hương mặc người” không? Vì sao?

– Đồng ý. Đó là quan điểm sống, quan điểm hạnh phúc đúng đắn: Tình thương là cơ sở của hạnh phúc nói chung và hạnh phúc gia đình nói riêng.

– Trái ngược với quan điểm đó là: Tham vọng tiền tài, địa vị, vinh hoa phú quý. Đây thực chất không phải cái gốc của hạnh phúc.

Câu 10. Bạn có suy nghĩ gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội hiện đại?

– “ĐẸP NGƯỜI, ĐẸP NẾT”

– Vẻ đẹp về phẩm chất của con người hiện đại: học thức, tiến bộ, bình đẳng, năng động, phong cách, phát triển.

– Đồng thời cần có vẻ đẹp hình thức: dung mạo toát lên vẻ đẹp nội tâm, trang phục, ngôn ngữ, cử chỉ hành động hợp môi trường, hoàn cảnh.

2. Câu hỏi trắc nghiệm vê ngày 20/10

1. Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là ngày

A. 20-10-1929
B. 20-10-1930
C. 8-3-1945
D. 8-3-1975

=> Đáp án: B. 20-10-1930

2. Chị Võ Thị Sáu qua đời ở tuổi:

A..14
B. 16
C.17
D. 18

=> Đáp án: B. 16

3. Quê của Nguyễn Thị Minh Khai một nữ chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam ở:

A. Vinh – Nghệ An
B. Vĩnh Bảo – Hải Phòng
C. Bến Tre
D. Huế

=> Đáp án: A. Vinh – Nghệ An

4. Có bao nhiêu nữ thanh niên xung phong hi sinh ở Ngã Ba Đồng Lộc?

A. 9
B. 10
C. 17
D. 14

=> Đáp án: B. 10

5. Ai là nữ chiến sĩ Việt Nam đầu tiên được phong cấp tướng?

A. Võ Thị Sáu
B. Ngô Thị Tuyển
C. Nguyễn Thị Định
D. Hoàng Ngân

=> Đáp án: C. Nguyễn Thị Định

6. Tiền thân của Hội Liên Hệp Phụ nữ Việt Nam là:

A. Hội phụ nữ phản đế Việt Nam
B. Hội Liên hiệp phụ nữ Đông Dương
C. Hội liên hiệp phụ nữ miền Bắc
D. Nữ du kích Việt Nam

=> Đáp án: A. Hội phụ nữ phản đế Việt Nam

7. Nhà tù đã giam giữ chị Võ Thị Sáu anh hùng là:

A. Côn Đảo
B. Hỏa Lò
C. Sơn La
D. Phú Quốc

=> Đáp án: A. Côn Đảo

8. Nữ chính trị gia nào đã đại diên Việt Nam kí hiệp định Pari?

A. Chương Mĩ Hoa
B. Nguyễn Thị Bình
C. Nguyễn Thị Doan
D. Nguyễn Thị Minh Khai

=> Đáp án: B. Nguyễn Thị Bình

9. Công chúa triều Trần được gả cho Vua Chiêm là Chế Mân?

A. Huyền Trân
B. Ngọc Hoa
C. An Tư
D. Tiên Dung

=> Đáp án: A. Huyền Trân

10. Bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu là sáng tác của:

A. Phong Nhã
B. Văn Cao
C. Nguyễn Đức Toàn
D. Sĩ Luân

=> Đáp án: C. Nguyễn Đức Toàn

11. Nữ hoàng đế đầu tiên của Việt Nam là ai?

A. Lí Chiêu Hoàng
B. Ỷ Lan Nguyên Phi
C. Đặng Thị Huệ
D. Võ Mị Nương

=> Đáp án: A. Lí Chiêu Hoàng

12. Bài thơ Núi Đôi của Đại tá, nhà thơ vũ Cao lấy nguyên mẫu từ hình tượng nhân vật nữ chiến sĩ anh hùng nào?

A. Mạc Thị Bưởi
B. Võ Thị Sáu
C. Trần Thị Bắc
D. Đăng Thuỳ Trâm

=> Đáp án: C. Trần Thị Bắc

13. Vị thánh nữ trong tứ bất tử là ai?

A. Chúa Liễu Hạnh
B. Tiên Dung Công Chúa
C. Quan Thế Âm Bồ Tát
D. Hằng Nga

=> Đáp án: A. Chúa Liễu Hạnh

14. Bộ phim chuyển thể từ cuốn nhật kí của một nữ thanh niên Hà thành, đã giành được những giải thưởng danh giá của điện ảnh quốc tế có tên là:

A. Bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm
B. Xin đừng đốt
C. Đừng đốt
D. Tuổi 20

=> Đáp án: C. Đừng đốt

15. Nữ anh hùng nào đã vác hòm đạn có trọng lượng gần gấp 2 lần trọng lượng của mình trong kháng chiến chống Mĩ?

A. Trần Thị Bắc
B. Ngô Thị Tuyển
C. Hoàng Ngân
D. Bùi Thị cúc

=> Đáp án: B. Ngô Thị Tuyển

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm