Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn học sinh lớp 8 soạn bài Bố Cục Của Văn Bản một cách chi tiết và cụ thể nhất.
I. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học
1. Bố cục trong văn bản
Những nội dung trong đơn cần được sắp xếp theo một trật tự và cần có một bố cục rõ ràng như vậy người đọc mới có thể hiểu được nội dung mình cần trình bày, thứ nhất cần trình bày lý do tên tuổi và nguyệt vọng…
Không thể tùy ý thích ghi nội dung nào vào trước cũng được bởi cần có một trật tự từ đầu và đến kết không được sắp xếp lộn xộn từ nguyệt vọng tên và lý do cần có một trật tự logic thống nhất giữa các phần với nhau, cần có một đơn xin theo một trật tự tên tuổi lý do lời hứa… cần có một trật tự logic và thống nhất.
Sự sắp xếp nội dung trong các phần trong văn bản cần sắp xếp hợp lý theo một bố cục, và chúng ta cần quan tâm tới bố cục bởi vì tạo nên sự thống nhất dễ hiểu, logic, và sự sắp xếp các đoạn các phần trong câu sẽ tạo nên một trật tự đúng và dễ hiểu.
2. Những yêu cầu về bố cục của văn bản
a. Hai câu chuyện trên chưa có bố cục. Trong truyện Ếch ngồi đáy giếng và Lợn cưới áo mới chúng chưa được sắp xếp một cách hợp lý theo trật tự logic làm cho, những giá trị trong một tác phẩm cũng bị giảm đi bởi sự sắp xếp đó khiến người đọc khó quan sát và quan sát nhưng không hiểu được nội dung hiện thực phê phán trong tác phẩm.
b. Các câu trên không hợp lý ở chỗ: nên đảo lộn lại trật tự các câu trong đoạn văn trên, nên trình bay ếch sống ở đâu trước hoàn cảnh sống của anh như thế nào, thứ 2 nên nói là vì hoàn cảnh sống như thế mà ếch huênh hoang nghênh ngáo, vì một trận bão mà ếch đã ra ngoài được và bị dẫm bẹp.
Ở văn bản 2: Trình bày lý do tại sao anh ta đứng hóng ở ngoài cửa, tiếp đó anh ta lấy cớ hỏi chuyện để khoa chiếc áo.
c. Nên sắp xếp lại bố cục theo một trận tự có mở đầu có thân bài và có kết thúc. trong phần mở bài nên giới thiệu về vấn đề, thân bài khai triển vấn đề, 3 là kết luận lại vấn đề.
3. Các phần của bố cục
a. Trong một văn bản tự sự hoặc văn miêu tả cần có sự phân biệt giữa phần mở bài thân bài và kết luận:
Mở bài: nên giới thiệu vấn đề.
Thân bài nên khai triển nội dung trong vấn đề đó từ đó phát triển theo ý kiến cá nhân.
Kết luận: Kết lại vấn đề.
b. Cần phải phân biệt rõ nội dung của mỗi phần bởi vì: Mỗi phần có một chức năng và nhiệm vụ riêng vì vậy không nên nhầm lẫn giữa các phần với nhau.
c. Bạn nói như vậy là sai bởi mở bài không phải là phần rút gọn của thân bài mà là giới thiệu về vấn đề, kết luận không phải là nhắc lại thân bài mà là kết luận lại vấn đề rút ra từ việc phân tích ở thân bài.
d. Em không đồng ý vì mở bài để cho người đọc hiểu được sơ qua vấn đề mình cần nói, kết luận là chốt lại vấn đề then chốt, cả 3 phần đều quan trọng, nếu thiếu đi một trong 3 phần sẽ không tạo ra một bài văn tự sự hay miêu tả.
II. Luyện tập
1. Trường hợp chúng ta chú ý đến việc sắp xếp rành mạch thì bài viết của chúng ta sẽ thuyết phục: Trong một cuộc thuyết trình trước lớp nếu chúng ta biết sắp xếp vấn đề theo một trật tự logic người đọc dễ lắm bắt và tiếp thu hiệu quả hơn.
Ngược lại nếu không sắp xếp người đọc sẽ không hiểu và cảm thấy chán nản không muốn nghe về nội dung của bài thuyết trình nữa.
2. Chuyện cuộc chia tay của những con búp bê tác giả đã chia ra bố cục rõ ràng, nội dung trong câu chuyện được sắp xếp theo một trình tự rõ ràng dễ hiểu và linh hoạt hơn, người đọc lắm bắt được nội dung câu chuyện và diễn biến trong câu chuyện.
Có thể kể lại theo hướng khác những vẫn không có sự sai lệch so với văn bản cũ nhiều.
3. Bố cục trên chưa thực sự rành mạch và hợp lý cần có sự thay đổi cho phù hợp hơn vì:
Mở bài: nên giới thiệu chào mừng, và khái quát những nội dung trong thân bài định trình bày.
Thân bài: cần dẫn thêm nội dung cần báo cáo và cũng không nhất thiết phải trình bày thành tích hoạt động đội.
Kết bài: nên nhấn mạnh những điều mà bản thân đã làm được và mục tiêu phấn đấu hơn.
Theo hoc24
III. Một số câu hỏi hay khác
Sự sắp xếp nội dung trong các phần trong văn bản cần sắp xếp hợp lý theo một bố cục, và chúng ta cần quan tâm tới bố cục bởi vì tạo nên sự thống nhất dễ hiểu, logic, và sự sắp xếp các đoạn các phần trong câu sẽ tạo nên một trật tự đúng và dễ hiểu
– Chưa
– Các câu văn chưa được sắp xếp một cách hợp lý theo trật tự logic làm cho, những giá trị trong một tác phẩm cũng bị giảm đi bởi sự sắp xếp đó khiến người đọc khó quan sát và quan sát nhưng không hiểu được nội dung hiện thực phê phán trong tác phẩm.
– Nên đảo lộn lại trật tự các câu trong đoạn văn trên, nên trình bay ếch sống ở đâu trước hoàn cảnh sống của anh như thế nào, thứ 2 nên nói là vì hoàn cảnh sống như thế mà ếch huênh hoang nghênh ngáo, vì một trận bão mà ếch đã ra ngoài được và bị dẫm bẹp.
Nên sắp xếp lại bố cục theo một trận tự có mở đầu có thân bài và có kết thúc.
Phần mở bàiTừ câu ………. đến câu ……….Phần thân bàiTừ câu ………. đến câu ……….Phần kết bàiTừ câu ………. đến câu ……….
Phần mở bài Từ câu đầu đến câu hiếu thảo như vậy .
Phần thân bài Từ câu tiếp đến câu trùm lên cảnh vậy .
Phần kết bài còn lại
Để đảm bảo tính mạch lạc chúng ta cần lưu ý:
Các phần, các đoạn , các câu trong văn bản đều nói về 1 đề tài biểu hiện 1 chủ đề chung xuyên suốt.
Các phần, các đoạn , các câu trong văn bản được nối tiếp nhau theo 1 trình tự rõ ràng, hợp lý nhầm làm cho chủ đề liền mạch, gây hứng thú cho người đọc
Mở bài: từ đầu đến …khóc nhiều: Truyện mở đầu bằng việc mẹ của Thành và Thuỷ bắt hai anh em phải chia đồ chơi cho nhau
Thân bài: Sau đó dừng lại để kể về quá khứ rồi lại quay trở lại hiện tại để kể về cuộc chia tay thực sự đầy nước mắt của Thuỷ với cô giáo, với các bạn và với Thành
Kết bài: Từ “Tôi mếu máo trả lời…” đến hết): Truyện kết thúc bằng cảnh Thành “mếu máo” nhìn em trèo lên xe và chiếc xe rồ máy, phóng đi mất hút