- 1. Đối với chương trình giáo dục tiểu học
- 2. Đối với chương trình giáo dục THCS
- 3. Đối với chương trình giáo dục THPT
- a, Chương trình giáo dục lớp 10
- b, Chương trình giáo dục lớp 11 và lớp 12
- 4. Mục tiêu và yêu cầu năng lực học sinh
- a, Mục tiêu
- b, Các phẩm chất chủ yếu
- c, Các năng lực
- d, Năng lực chuyên biệt: Các năng khiếu cá nhân
Theo đó, điểm đáng nổi bật nhất là chương trình giáo dục phổ thông sẽ được chia làm hai giai đoạn là giáo dục cơ bản (bao gồm 5 năm cấp tiểu học và 4 năm cấp THCS) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (3 năm cấp THPT).
Hệ thống các môn học của chương trình giáo dục phổ thông được chia thành các môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn và môn học tự chọn bắt buộc.
1. Đối với chương trình giáo dục tiểu học
Cụ thể, theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, các môn học ở tiểu học, bao gồm:
Các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu xã hội, Tìm hiểu tự nhiên, Tìm hiểu công nghệ.
Các môn học bắt buộc có phân hóa: Thế giới công nghệ, Tìm hiểu tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số.
Ngoài ra, ở cấp tiểu học còn có hoạt động Tự học có hướng dẫn (tự học trên lớp của học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày, có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên).
Công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới.
2. Đối với chương trình giáo dục THCS
Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý.
Các môn học bắt buộc có phân hóa: Tin học, Công nghệ và Hướng nghiệp, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
3. Đối với chương trình giáo dục THPT
a, Chương trình giáo dục lớp 10
Dự thảo chương trình mới xác định lớp 10 là lớp dự hướng nghề nghiệp. Các môn học bao gồm:
Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Thiết kế và Công nghệ, Giáo dục quốc phòng và an ninh.
Các môn học bắt buộc có phân hóa: Tin học, Giáo dục thể chất, Hoạt động nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
b, Chương trình giáo dục lớp 11 và lớp 12
Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Các môn học tự chọn bắt buộc: Học sinh chọn 3 môn và 1 chuyên đề học tập trong số các môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Khoa học máy tính, Tin học ứng dụng, Thiết kế và Công nghệ, Mỹ thuật, Âm nhạc, Chuyên đề học tập.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
4. Mục tiêu và yêu cầu năng lực học sinh
a, Mục tiêu
Chương trình Giáo dục phổ thông mới đặt mục tiêu:
– Giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chấ và tinh thần
– Trở thành người học sinh tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp học tập suốt đời
– Có phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa cần cù sáng tạo
b, Các phẩm chất chủ yếu
Học sinh khi được học chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ mang các phẩm chất: Yêu nước, chăm học, trung thực, yêu con người, chăm làm, trách nhiệm.
c, Các năng lực
Học sinh học tập chương trình giáo dục phổ thông mới đạt được các năng lực.
Năng lực chung
– Tự chủ và tự học
– Giao tiếp và hợp tác
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Năng lực chuyên môn
– Ngôn ngữ
– Tính toán
– Tìm hiểu tự nhiên và xã hội
– Công nghệ
– Tin học
– Thẩm mỹ
– Thể chất
d, Năng lực chuyên biệt: Các năng khiếu cá nhân
Tổng hợp