Quyền sở hữu của công dân
Quyền sở hữu là một quyền năng quan trọng, cần thiết đối với mỗi người. Vậy, công dân không có quyền sở hữu đối với tài sản nào?
1. Công dân không có quyền sở hữu tài sản nào sau đây?
A. Xe máy do mình đứng tên đăng kí
B. Sổ tiết kiệm do mình đứng tên
C. Thửa đất do mình đứng tên
D. Căn hộ do mình đứng tên
=> Câu trả lời: C
Công dân không có quyền sở hữu đối với đất đai. Vì theo quy định tại điều 197 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) thì đất đai là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
=> Đất đai do nhà nước đại diện làm chủ sở hữu, do đó công dân không có quyền sở hữu đối với đất đai
2. Quyền sở hữu là gì? Nội dung quyền sở hữu
Nội dung của quyền sở hữu là gì?
Theo quy định tại điều 158 BLDS 2015, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản .
Trong đó:
Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu. Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của BLDS 2015
Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Quyền sử dụng của chủ sở hữu: Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu: Người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
Điều kiện thực hiện quyền định đoạt:
Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật.
Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.
3. Giới hạn quyền sở hữu
Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.
=> Trong tình thế cấp thiết, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản không được cản trở người khác dùng tài sản của mình hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối với tài sản đó để ngăn chặn, làm giảm mối nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn hơn có nguy cơ xảy ra.
– Nghĩa vụ bảo vệ môi trường:
Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.
– Nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội:
Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, không được lạm dụng quyền để gây mất trật tự, an toàn xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
– Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng:
Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Công dân không có quyền sở hữu tài sản nào sau đây? Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.