Ngữ Văn

Dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Bến Nhà Rồng không chỉ là một nơi mang kiến trúc lịch sử mà còn là nơi lưu giữ những kỉ niệm về Bác đối với người Việt Nam. Nơi đây, bến cảng Nhà Rồng là một địa điểm đánh dấu bước ngoặt lịch sử của dân tộc ta. Là nơi mà một người thầy […]
304

Bến Nhà Rồng không chỉ là một nơi mang kiến trúc lịch sử mà còn là nơi lưu giữ những kỉ niệm về Bác đối với người Việt Nam. Nơi đây, bến cảng Nhà Rồng là một địa điểm đánh dấu bước ngoặt lịch sử của dân tộc ta. Là nơi mà một người thầy đã xả thân đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc ta. Dưới đây là một số bài văn mẫu thuyết minh về Bến Nhà Rồng giúp các em có thêm tư liệu về đề tài này

Bến Nhà Rồng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh. Không những vậy còn mang nét kiến trúc hết sức độc đáo của lịch sử. Chính nơi đây là địa điểm khởi đầu cho con đường giải phóng dân tộc của Bác Hồ vĩ đại, gắn liền với con đường cách mạng nên đã sớm là niềm tự hào của người dân Việt Nam nói chung, người dân Sài Gòn nói riêng.

Đã một thế kỉ rưỡi trôi qua với biết bao biến cố thăng trầm nhưng bến Nhà Rồng vẫn đứng uy nghiêm trên con đường Nguyễn Tất Thành quận 4 thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây cũng chính là bến ra vào của một thương cảng sầm uất nhất nước, hay được gọi là cảng Sài Gòn. Ngay trước mặt bến Nhà Rồng chính là bến Bạch Đằng lộng gió nằm ngay trung tâm. Với danh xưng là “hòn ngọc Viễn Đông” thì hình ảnh khu vực này khi thành phố lên đèn hết sức lung linh và huyền ảo.

Khi thực dân Pháp chiếm được thành Gia Định vào ngày 4/3/1863 thì liền tiến hành mở cảng Sài Gòn. Bọn chúng cho xây dựng trụ sở công ty vận tải Hoàng Đế là một tòa nhà 3 tầng xây dựng với lối kiến trúc phương Tây. Thế nhưng lại trang trí trên nóc nhà 2 con rồng lớn bằng đất hình dáng trái cầu, chúng được miêu tả theo mô típ “Lưỡng long chầu nguyệt”. Bởi vì vậy có tên gọi là Nhà Rồng và bến cảng được gọi là Bến Nhà Rồng. Tuy nhiên cho đến thời kì Mỹ xâm chiếm thì chúng đã cho sửa đầu rồng quay qua 2 phía. Cho đến năm 1979 nơi đây được Ủy ban nhân dân thành phố trao cho Sở văn hóa thông tin thành phố để xây dựng thành khu lưu niệm Bác Hồ kính yêu. Vào tháng 10 năm 1995 nơi đây tiếp tục được chỉnh lý và nâng cấp trở thành bảo tàng Hồ Chí Minh.

Nói về kiến trúc thì tòa nhà là sự kết hợp giữa cả hai lối kiến trúc phương Tây và phương Đông. Phía trên nóc nhà được thiết kế và trang trí với những kiến trúc đền chùa. Đến tháng 10 năm 1865 nơi đây được xây dựng cột cờ thủ ngữ để có thể treo cờ hiệu cho tàu thuyền thấy và cập bến. Mãi cho đến năm 2001 khi đất nước đã hòa bình, ngay chính diện của tòa nhà đã có thêm bức tượng Nguyễn Tất Thành được tạc nên tạo thêm sự uy nghi của bảo tàng.

Bến Nhà Rồng không chỉ là một nơi mang kiến trúc lịch sử mà còn là nơi lưu giữ những kỉ niệm về Bác đối với người Việt Nam. Nơi đây, bến cảng Nhà Rồng là một địa điểm đánh dấu bước ngoặt lịch sử của dân tộc ta. Là nơi mà một người thầy đã xả thân đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc ta. Khi rời trường Dục Thanh thì thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã xin học tại trường Bách nghệ. Ngôi trường này có chuyên môn chính là chuyên đào tạo công nhân tại Sài Gòn. Người đã nuôi dưỡng giấc mơ của mình bằng cách từ bỏ công việc ổn định để chuẩn bị tìm tòi công cuộc cứu nước như thế. Vào ngày 5/6/1911, chỉ với hai bàn tay trắng người thanh niên có tên Nguyễn Tất Thành đã bắt đầu hành trình “30 năm ấy chân không nghỉ” khi đặt bước lên con tàu Latouche Treville.

Trong khoảng thời gian không ngừng tìm tòi và kiếm tìm những điều mới lạ tại nước ngoài, cuối cùng người đã tìm thấy ánh sáng cho con đường giải phóng của mình. Ánh sáng đó chính là ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lê Nin. Tháng 8 năm 1945, sau khi người trở về liền lãnh đạo cả dân tộc tổng khởi nghĩa thắng lợi và lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ đó nhân dân liền theo tư tưởng của Người và tiếp tục “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Nhờ có vậy mà từ mùa xuân 1975 non sông gấm vóc thân thương của ta đã nối liền một dải.

Trong xuyên suốt lịch sử chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mĩ thì bến Nhà rồng là địa điểm được nhân dân chọn để tổ chức những cuộc mít-ting, bãi công, biểu tình,… Những cuộc vận động này được đông đảo người dân mọi tầng lớp tham gia để chống đối bọn tay sai và chính quyền thực dân. Vào ngày 13/5/1975 đã xảy ra sự kiện mang ý nghĩa lịch sử quan trọng trong năm tháng gắn liền hai miền Nam-Bắc đó là con tàu sông Hồng cập bến chính thức đã nối con đường biển thương giữa 2 miền.

Có biết bao tư liệu lịch sử và hiện vật quý hiếm đã được lưu giữ tại bến Nhà Rồng để giúp cho mọi người có cái nhìn gần gũi và chân thật nhất về sự nghiệp cách mạng và cuộc đời của vị lãnh tụ vĩ đại. Trải qua nhiều lần chỉnh sửa và gia cố thì đến nay bảo tàng được xây dựng thành 12 phòng trưng bày. Bao gồm khoản 170 tư liệu, hiện vật, hình ảnh,… Nếu đã từng đến xem những hiện vật thì bạn sẽ phải lặng người trước những hiện vật về Người. Đôi dép cao su mòn vẹt, đôi dép mà Bác đã bước trên đó để mở ra con đường giải phóng cho dân tộc ta. Nó chính là biểu tượng cho sự bình dị và gần gũi với đời sống nhân dân của Bác. Đặc biệt hơn nữa chính là những vết bút người đã ghi chép lại trong văn kiện đã góp phần làm thay đổi số mệnh của cả dân tộc. Ngày nay bảo tàng là nơi để nhân dân đến nghiên cứu về lịch sử và giao lưu, tìm hiểu về cuộc đời sự nghiệp cách mạng của Bác. Không ồn ào náo nhiệt như những khu du lịch nổi tiếng thế nhưng hằng năm bảo tàng vẫn thu hút hàng triệu người đến tham quan từ trong và ngoài nước.

Ngoại trừ diện tích xây dựn tòa nhà thì có 1200 mét vuông có hàng trăm các loại cây tạo nên bầu không khí xanh mát và cũng góp phần thanh lọc không khí của thành phố. Trong đó nổi bật là cây đa Tân trào do cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh mang từ Bắc vào, chậu mai chiếu thủy trồng từ năm 1946 hay cây bồ đề của Tổng thống Ấn độ tặng trong chuyến thăm nước ta vào năm 1946 . Không chỉ vậy còn có 23 cây Hoàng nam được sứ quán Thái Lan tặng.

Bến Nhà Rồng đã được chọn làm biểu tượng của thành phố nhân kỉ niệm 300 năm Sài Gòn. Thời gian qua đi thế nhưng lòng tôn vinh của tầng lớp nhân dân vẫn luôn như vậy, không hề phai nhạt đi với Người. Ngày ngày vẫn có tầng tầng lớp lớp các thế hệ đến cúi đầu để bày tỏ sự tri ân tới Người đã đem lại một đất nước Việt Nam tự do như ngày nay.

Bến Nhà Rồng hay còn được gọi là Bảo tàng Hồ Chí Minh, nơi đây lưu giữ những kỉ vật cũng như hành trình tìm đường giải phóng dân tộc khỏi bể khổ lầm than của Bác. Qua những bài viết trên về đề tài thuyết minh về Bến Nhà Rồng, chúng tôi hi vọng các em hiểu biết thêm về một di tích lịch sử của nước mình, con đường giải phóng dân tộc gian nan đầy khó khăn của Bác – một người đã hi sinh cả cuộc đời vì nước, vì dân. Chúng ta tự hào vì Việt Nam có Bác – chủ tịch Hồ Chí Minh.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Kết nối với chúng tôi

Sự kiện nổi bật

thi sinh lo lang vi de thi lich su kho nhieu kien thuc lop 11

Thứ 5

23/02/2021 08:00

Xem nhiều

Chủ đề

Bài viết mới

Xem thêm