Khu di tích lịch sử Đền Hùng vào năm 2009 được công nhận là di tích lịch sử đặc biệt quốc gia. Năm 2011, nghệ thuật hát xoan, khúc hát vang dội dấu ấn lịch sử Hùng Vương đã trân trọng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được gìn giữ và phát triển. Có thể nói đây là một địa danh lịch sử khá nổi tiếng của nước ta. Dưới đây là một số bài văn mẫu thuyết minh về Đền Hùng.
“Ta về tìm lại ngày xưa
Trời xanh rất vắng, nắng trưa rất vàng
Ta về gom những mơ màng
Tìm trong trầm tích Văn Lang một thời.”
(Trích thơ Văn Việt Trì)
Qua những vần thơ trên đã diễn tả những cảm xúc dạt dào, tha thiết về cội nguồn của dân tộc, về lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của ông cha ta, của các vị vua Hùng.
Dù ở bất cứ đâu những người con Việt Nam mãi luôn nhớ về những chiến công vang dội, những công lao to lớn đặt xây nền móng đầu tiên từ lúc sơ khai của đất nước Việt Nam. Hằng năm, cứ đến mồng 10 tháng 3 là con dân ở khắp đất nước, kiều bào đều tụ hội về đền Hùng để tưởng niệm, nhớ ơn, thể hiện tấm lòng thành kính trước tổ tiên, thế hệ đi trước, đây cũng chính là nét văn hóa lâu đời từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.
“Cây có cội, nước có nguồn”, cội nguồn của dân tộc Việt Nam là hai tiếng đồng bào thân thương, gắn liền với truyền thuyết xa xưa Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng với 50 người con xuống biển, 50 người con lên non thay nhau cai quản. Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên ra đời và phát triển trên nền tảng của nền văn hóa sơn vi rực rỡ.
Khu di tích Đền Hùng nằm trên vùng đất Đế Đô của nhà nước Văn Lang đã mang trong mình từ chiều dài từ hàng ngàn năm lịch sử. Nằm trong khu vực trung tâm chính của nhà nước Văn Lang, được tọa lạc vị thế độc đáo ngay giữa hai dòng sông biếc bao bọc lấy cố đô.
Đền Hùng được dựng núi Nghĩa Linh giữa vùng đất Phong Châu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trải dài từ chân núi đến đỉnh núi Nghĩa Linh với chiều cao 175 mét. Núi Nghĩa Linh hay còn được gọi là núi Cả hay núi Hùng là ngọn núi cao nhất ở đây.
Núi Hùng trông từ xa như một cái đầu rồng lớn đầy uy nghi, hùng vĩ, uốn lượn trong mây trời, ở phía xa xa là dãy núi san sát nối liền nhau xa tít tận chân trời. Tương truyền vua Hùng phải đi khảo sát nhiều nơi, mới có thể tìm ra vùng đất ngút ngàn linh khí, hòa hợp giữa đất trời, thiên nhiên, vạn vật này để định đô, có lẽ vì thế mà dù trải qua hàng nghìn năm nhưng những cảnh sắc, cây cỏ nơi đây vẫn luôn mang sự huyền ảo, rực rỡ, cuốn hút đến vậy.
Đền thấp nhất ở chân núi chỉ cần leo thêm 168 bậc nữa là sẽ đến đền Trung, đây là ngôi đền được biết đến xây dựng vào khoảng thế kỷ 14 và được trùng tu vào những năm 1988. Nhắc đến đền Thượng, người dân xưa thường tương truyền đây là nơi thường diễn ra các buổi tế lễ, cúng kiến cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đất nước thịnh vượng, thái bình.
Mộ của vị vua Hùng thứ 6, tương truyền ông là người lảnh đạo nhân dân Văn Lang chống lại sự xâm lược của nhà Ân, được đặt phía bên trái của đền Thượng, mặt lăng qua theo hướng đông nam, vốn là một mộ đất.
“Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”, quả thật vậy hoạt động văn hóa, lễ hội như mang tính truyền thống gắn kết của cả một dân tộc, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Từ chân núi sẽ là nơi thấp nhất gọi là đền Hạ đây là nơi được người xưa kể rằng mẹ Âu Cơ đã sinh ra bọc 100 trứng sinh ra con người Văn Lang.
Tiếp lên trên sẽ là đền Trung là nơi bàn chính sự, hội họp, bàn bạc việc quan trọng của vua và các quần thần. Và lên cao nhất ở đỉnh núi đó là đền Thượng, đây cũng chính là nơi thờ của vi vua Hùng thứ 6. Hằng năm, con dân từ khắp đất nước đều tụ hội về đền Hùng trang trọng cung kính biết ơn.
Ngoài nghi thức trang nghiêm này còn có các hoạt động văn hóa đa dạng như lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đây là hình thức lễ hội vô cùng trang nghiệm, kính lễ với các bậc đi trước, những người đã khuất, mọi người sẽ nâng kiệu từ ở dưới chân núi qua các đền và chùa ở trên núi Hùng.
Đoàn người nâng kiệu ăn mặc gọn gàng, trang trọng và cẫn thận nhất, mỗi người cầm một loại vũ khí thời xưa để mô phỏng tái hiện lại công lao to lớn của ông cha ta. Tiếng chiêng, tiếng trống rộn rang, đoàn rước kiệu đi đến đầy tiên là “điện kính thiên”, tại đây cả đoàn sẽ tạm dừng để thực hiện nghi lễ dân hương.
Sau nghi thức dâng hương mọi người sẽ tiếp tục di chuyễn lên đến ngôi đền cao nhất đền Thượng, vị đại biểu cho nhân dân cả nước sẽ đứng lên phát biểu sự trân trọng, biết ơn đối với các vị vua Hùng, những hy vọng mong ước an lành thịnh vượng của đất nước. Bên cạnh lễ hội truyền thống còn có các sinh hoạt văn hóa cổ xưa như chọi gà, đấu vật, đánh cờ người.
Đặc biệt là nghệ thuật hát xoan, chèo, quan họ đặc trưng của dân tộc ta, làn điệu mượt mà như cuốn hút con người về với đất tổ thân thương, hòa mình vào truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc từ ngàn đời. Với đa dạng các hoạt động cổ xưa, truyền thống, mỗi năm cứ đến mùng 10 tháng 3 là lượt khách đến thăm đền Hùng lại vô cùng đông đúc, ai cũng muốn được bày tỏ sự biết ơn của mình, trân trọng sâu sắc.
Lễ hội đền Hùng là một phong tục tập quán có từ ngàn đời, nối gót thế hệ đi trước luôn gìn giữ và phát huy những giá trị đẹp của dân tộc. Ai ai đến đây đều mang trong lòng sự thành kính đối với các vị vua Hùng, làm cho chúng ta càng thêm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, về truyền thuyết bọc trăm trứng từ xa xưa của cả một dân tộc kiên cường, anh hùng.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng vào năm 2009 được công nhận là di tích lịch sử đặc biệt quốc gia. Năm 2011, nghệ thuật hát xoan, khúc hát vang dội dấu ấn lịch sử Hùng Vương đã trân trọng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được gìn giữ và phát triển.
Giỗ tổ Hùng Vương, là lễ hội lớn của dân tộc ta, về với đền Hùng là về với cội nguồn dân tộc thân thương, về với những chiến công hiển hách, công lao dựng nước giữ nước của ông cha ta. Đền Hùng đã và đang ngày càng khẳng định nét văn hóa, di sản to lớn đáng tự hào của đồng bào dân tộc Việt Nam qua bao đời thế hệ.
Qua các bài viết trên, mong rằng đã cung chấp đầy đủ các ý của bài viết thuyết minh về Đền Hùng. Các bài viết trên đều được tổng hợp từ những học sinh giỏi văn trên cả nước. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết trên nhé.