Ngữ Văn

Dàn ý & văn mẫu hay

Đền Ngọc Sơn không chỉ là nơi tâm linh, thiêng liêng mà nơi đây còn chứa đựng vẻ đẹp mộc mạc bình dị. Với thiết kế thể hiện rõ nét sự hòa quyện và độc đáo trong cách pha trộn giữa nhiều nền tôn giáo qua nhiều năm tháng lịch sử Đền Ngọc Sơn thể hiện […]
262

Đền Ngọc Sơn không chỉ là nơi tâm linh, thiêng liêng mà nơi đây còn chứa đựng vẻ đẹp mộc mạc bình dị. Với thiết kế thể hiện rõ nét sự hòa quyện và độc đáo trong cách pha trộn giữa nhiều nền tôn giáo qua nhiều năm tháng lịch sử Đền Ngọc Sơn thể hiện một nền tinh hoa của văn hóa dân tộc. Qua bài thuyết minh về đền Ngọc Sơn dưới đây chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về ngôi đền này.

“Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này.”

Những câu ca dao trên cũng lời bộc bạch, nhắn nhủ của người dân Hà Nội với khách từ thập phương về tụ hội tại trên mảnh đất thiêng liêng này. Đã trải qua bao năm tháng, Hà Nội giờ đây đã được thay đổi từng ngày, nhưng những quần thể di tích lịch sử vẫn mãi trường tồn nguyên vẹn với thời gian. Một trong số đó phải kể đến Đền Ngọc Sơn một nền tinh hoa của văn hóa dân tộc.

Đền Ngọc Sơn tọa lạc trên đảo Ngọc thuộc địa phận của Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, đây là một quần thể di tích quốc gia đặc biệt.

Đền Ngọc Sơn hiện tại đã được xây dựng từ rất lâu khoảng thế kỷ 19, ban đầu có tên là chùa Ngọc Sơn, nhưng vì bên trong đền chỉ thờ Trần Hưng Đạo, các vị anh hùng có công trong thời kì quân Nguyên xâm lược vào khoảng thế kỷ 13 mà không có thờ cúng tượng Phật nên về sau người ta đặt nó là đền Ngọc Sơn.

Theo sử sách ghi lại, thì trước đây đền còn có tên goi là Ngọc Tượng do vua Lý Thái Tổ trong lúc dời đô ra Thăng Long đã đặt cho nó, về sau nhà Trần lên ngôi lại đổi thành tên như bây giờ Ngọc Sơn.

Được biết, ở thời Trần đây được xem là nơi dành để thờ cúng, tháp hương cho các vị tướng sĩ, binh lính có công chống phá Mông Nguyên mà không may trên chiến trường, nhưng sau đó thì nơi đây cũng bị sụp đổ do chiến tích của chiến tranh.

Vào khoảng năm 1735-1739, nơi đây xuất hiện thêm hai quả núi có tên là Đào Tai và Ngọc Bội, nằm ở hai bên bờ phía Đông phía trước đền Ngọc Sơn trong thời chúa Trịnh Giang cai trị.

Cùng với việc đắp hai quả núi, vua còn xây dựng thêm một cung điện Thụy Khánh uy nghi lộng lẫy, nhưng sau đó bị Lê Chiếu Thống phá hủy trở thành một đống tro tàn.

Về sau, một người từ thiện có công đức tên là Tín Trai đã đem lòng cung kính, khởi công xây dựng lại từ ngôi đấy cũ này và lập ra chùa Ngọc Sơn trang nghiêm, thanh tịnh. Một thời gian sau, chùa Ngọc Sơn được nhường cho một hội từ thiện để xây dựng sửa sang lại làm nơi thờ cho Tam Thánh.

Hội đã bỏ đi gác chuông phía trong chùa, thay vào đó là các gian điện chính, các dãy phòng phía hai bên để đặt thờ tượng của Văn Xương đế quân dần dần thay đổi kiến trúc của nó và sau đó là Bước qua cổng thứ hai sẽ có một lối đi nhỏ nối dài dẫn du khách đến Cổng Đài Nghiên vào ngay đến cầu Thê Húc.

Sau đó sẽ ghé ngang vào lầu Đắc Nguyệt, là một phần trong tổng thể kiến trúc của đền Ngọc Sơn. Lầu được xây dựng quy mô hai tầng, trên tầng hai có hai mái và có hai cửa sổ tròn. Qua lầu Đắc Nguyệt là sẽ đến ngôi đền chính, đây là nơi có sự kết hợp tinh tế giữa 3 lối kiến trúc: Bái Đường, Hậu Cung, Trung Đường, là nơi dành để lập bài vị thờ Tam Thánh và Trần Hưng Đạo. Trước khi bước vào đền Ngọc Sơn sẽ bước qua cổng Nghi Môn.

Được thiết kế một cách kiên cố, vững chắc bởi bốn cây cột bằng gạch và hai mảng tường lửng phía hai bên tạo nên vẻ tráng lệ, hùng vĩ.

Ngoài ra, phía trên đỉnh lại được điêu khắc thêm hình của bốn con phượng hoàng chụm đuôi và xòe cánh rộng, còn trên đỉnh hai cột ngoài cùng là hình con nghê trầu, vừa mang tính hiện đại vừa mang sự cổ kính độc đáo ấn tượng đối với du khách.

Ngoài ra, trên mỗi cột của cổng Nghi Môn đều có khắc những cặp câu đối chữ bằng Tiếng Hán, mang đậm bản sắc dân tộc, vừa giúp khắc họa di tích lịch sử vừa làm nâng cao vẻ đẹp gìn giữ truyền thống của dân tộc.

Phía cuối ngôi đền sẽ là hậu cung, là khu vực có diện tích khá hẹp so với nơi thờ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Nằm ở phía xa xa đền Ngọc Sơn sẽ ngắm nhìn được tháp Rùa với nét đẹp cổ kính, thi vị, là biểu tượng nổi tiếng mang dấu ấn lịch sử của thủ đô Hà Nội.

Về phía nam sẽ có trấn Ba Đình, có mái hình vuông, mái hai tầng và được 8 cột chống đỡ, bốn cột bên ngoài vững chắc bằng đá, còn bốn cột bên trong thiết kế bằng gỗ khang trang, tinh tế.

Đền Ngọc Sơn, nơi chứa đựng vẻ đẹp mộc mạc bình dị, không chỉ là nơi tâm linh, thiêng liêng mà đến đây du khách còn có thể cảm nhận được bầu không khí yên tĩnh, trang nghiêm, tĩnh lặng giữa sự bộn bề tấp nập của thành phố.

Đền nằm trong cụm di tích lịch sử lâu đời, văn hóa cấp Quốc Gia gồm tháp Rùa và đền Ngọc Sơn vừa nên thơ, vừa hữu tình.

Qua một số bài thuyết minh về đền Ngọc Sơn trên, chúng ta cảm thấy sự linh thiêng, bình dị mà nơi đây mang lại. Kiến trúc cổ xưa, tinh tế góp phần tạo nên vẻ đẹp cho ngôi đền này cùng với biểu tượng tháp Rùa mang dấu ấn lịch sử của thủ đô Hà Nội.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Kết nối với chúng tôi

Sự kiện nổi bật

thi sinh lo lang vi de thi lich su kho nhieu kien thuc lop 11

Thứ 5

23/02/2021 08:00

Xem nhiều

Chủ đề

Bài viết mới

Xem thêm