Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 Nam Định
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Nam Định 2021 – Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 tỉnh Nam Định đã được tổ chức vào ngày 15/6 với khối trường chuyên. Sau đây là chi tiết đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 Nam Định, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Đề thi vào 10 môn Văn Nam Định 2021
2. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Văn Nam Định
I. TIẾNG VIỆT
Câu 1: B
Cách giải: Mong muốn là từ ghép vì hai thành tố tách ra đều có nghĩa
Chọn B
Câu 2: D
Cách giải: Câu văn “Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà” là câu đơn: Chủ ngữ: Mặt anh Vị ngữ: hớn hở như một đứa trẻ được quà
Chọn D
Câu 3: C
Cách giải: Xét về hình thức các câu trên được liên kết với nhau bằng phép thế. (Hắn ta thế cho Thần chết)
Chọn C
Câu 4: A
Cách giải: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là câu tục ngữ
Chọn A
Câu 5: A
Cách giải: Hai biện pháp tu từ được sử dụng là so sánh (Mặt trời với hòn lửa) và nhân hóa (Sóng cài then)
Chọn A
Câu 6: C
Cách giải: Phần in đậm trong câu trên là thành phần phụ chú nhằm giải thích thêm về Vũ Thị Thiết
Chọn C
Câu 7: D
Cách giải: Quan hệ ý nghĩ giữa các vế câu ghép là quan hệ tương phản
Chọn D
Câu 8: B.
Câu nói: Nói có sách mách có chứng nghĩa là: Nói đúng sự thật, có chứng cứ rõ ràng và có thể kiểm chứng được. Tôn trọng phương châm về chất.
Chọn B
II. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận
Câu 2:
– Việc trích dẫn ý kiến của Kim Woo Chung: “Lịch sử thuộc về những người biết ước mơ. Ước mơ là động lực thay đổi thế giới. Tôi cam đoan rằng tất cả những người đang làm nên lịch sử thế giới ngày hôm nay đều có những ước mơ lớn khi còn trẻ” – có tác dụng:
+ Làm văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu sức thuyết phục.
+ Nhấn mạnh, hãy sống có ước mơ và hoài bão. Vì khi có ước mơ, con người sẽ có động lực để làm thay đổi bản thân và thế giới.
Câu 3:
Cách giải: “Đôi khi ta phải đứng lên chống lại định kiến xã hội để đi theo con đường của mình” vì con đường theo đuổi ước mơ không bao giờ là dễ dàng, nó cũng không an toàn và nhẹ nhàng mà đầy chông gai thử thách, định kiến xã hội không phải lúc nào cũng đúng, cũng phù hợp với đạo đức, lẽ phải. Chúng ta cần có niềm tin vào lý tưởng, ước mơ của mình, đó là điều kiện tiên quyết để theo đuổi ước mơ và cũng là động lực để ta cố gắng mỗi lần gặp phải khó khăn trên hành trình.
III. LÀM VĂN
Câu 1:
1. Mở bài
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của ước mơ.
2. Thân bài
a. Giải thích
– Ước mơ: là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài. Ước mơ chính là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới thành công.
b. Phân tích
– Là kim chỉ nam cho mọi dự định, kế hoạch
– Thôi thúc con người hành động, củng cố thêm niềm tin và sự kiên định.
– Giúp con người huy động tối đa những năng lực, sở trường cũng như sự cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ để đạt được mục tiêu đặt ra.
– Làm cho cuộc sống của con người trở nên có ý nghĩa hơn. Khi biết ước mơ nghĩa là con người biết được mình muốn gì, cần phải làm gì và làm như nào.
c. Chứng minh
– Đưa ra những tấm gương về những con người có ước mơ, hoài bão: Chủ tịch Hồ Chí Minh, NicVujic,… – Ước mơ, hoài bão của học sinh -> thành công
d. Phản biện
– Trong xã hội ngày nay bên cạnh những người có ước mơ, hoài bão cũng có những con người không có ước mơ, sống mơ hồ, không có mục đích sống.
– Để cuộc sống trở nên ý nghĩa, để khẳng định giá trị của bản thân trong cuộc sống, mỗi người cần có ước mơ, dám ước mơ và dám biến ước mơ ấy thành hiện thực.
3. Kết bài
– Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của ước mơ trong cuộc sống; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Câu 2:
1. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Phạm Tiến Duật và tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” Tác giả:
+ Là nhà thơ khoác áo lính và là một gương mặt tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ kháng chiến chống Mĩ.
+ Hình tượng trung tâm trong thơ ông là người lính và cô thanh niên xung phong.
+ Nghệ thuật: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc. Tác phẩm: Viết năm 1969, được in trong “Vầng trăng quầng lửa”.
– Giới thiệu về đoạn trích: ba khổ thơ cuối bài đã thể hiện tình đồng đội keo sơn, gắn bó và ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của những người lính.
2. Thân bài
a. Tinh thần bất khuất và tình cảm keo sơn của những người lính
– Từ trong mưa bom, bão đạn những chiếc xe nối đuôi nhau ra chiến trường, vượt qua núi cao vực sâu của Trường Sơn để về đây “họp thành tiểu đội”, những con người tự bốn phương chẳng quen biết nay đã trở thành bạn bè qua những cái bắt tay vội vã:
+ Hình ảnh cái nắm tay của người lính hiện lên chân thực, cảm động qua “cửa kính vỡ rồi”. Dường như ô cửa kính vỡ chăng làm người lính bận lòng, trái lại nó lại càng làm cho họ có cơ hội gần gũi nhau hơn, xóa đi mọi khoảng cách. Cửa kính bỗng trở thành nhân chứng về sự gắn bó, đoàn kết của những người lính dọc tuyến đường Trường Sơn, Qua cái bắt tay nồng ấm họ trao cho nhau tình cảm thương mến, niềm tin, hi vọng vào một tương lai chiến thắng.
– Trong những giây phút dừng chân ngắn ngủi, họ cùng nhau: “Bếp hoàng cầm…gia đình đấy”
+ Tình đồng đội keo sơn gắn bó được thể hiện qua bữa cơm giữa rừng. Trong giây phút ấy họ chia sẻ bát cơm, chiếc đũa,… với nhau. Chính điều đó giúp họ xích lại gần nhau hơn, gắn bó với nhau như những người ruột thịt trong gia đình.
– Tình cảm keo sơn đã tiếp sức cho các anh, nâng bước giúp các anh tiếp tục lên đường: “Võng mắc…trời xanh thêm”
+ Từ láy “chông chênh” gợi sự không chắc chắn, không vững vàng. Phải chăng đó chính là hình ảnh của con đường Trường Sơn gồ ghề bị tàn phá bởi bom đạn cùng với những chiếc võng lắc lư theo nhịp xe. Câu thơ đã cho thấy những trở ngại, khó khăn, hiểm nguy mà người lính phải đối mặt. Nhưng khí phách, ý chí chiến đấu của họ vẫn kiên định, vượt lên tất cả để họ “lại đi lại đi trời xanh thêm”.
+ Điệp từ “lại đi” lặp lại hai lần cho thấy sự chảy trôi, tiếp nối, gợi ra nhịp hành quân khẩn trương. Từ đó khẳng định tinh thần chiến đấu kiên cường, vững vàng của người lính.
+ Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh thêm” lại cho ta thấy tinh thần lạc quan, yêu đời, niềm vui phơi phới cũng là niềm hi vọng vào tương lai của ngày mai chiến thắng.
b. Ý chí chiến đấu vì miền Nam
– Ngay trong câu thơ đầu tác giả đã tái hiện hình ảnh những chiếc xe không kính, trải qua mưa bom bão đạn chiếc xe đã hư hại và bị biến dạng. Điệp ngữ “không có” được nhắc lại 3 lần không chỉ nhấn mạnh sự thiếu thốn trần trụi của những chiếc xe mà còn tô đậm hiện thực khốc liệt của chiến trường.
– Nhưng bom đạn chỉ có thể làm biến dạng được chiếc xe chứ không thể làm thay đổi được ý chí chiến đấu của những người chiến sĩ, xe “vẫn chạy vì miền Nam phía trước”:
+ Từ “vẫn” vang lên như một sự khẳng định đầy thách thức, hiên ngang của người lính, không gì có thể cản được sự chuyển động kì diệu của những chiếc xe.
+Tác giả sử dụng biện pháp đối lập lấy cái “không có” để khẳng định cái “có” đó là trái tim, một trái tim đầy sức mạnh. Hình ảnh hoán dụ “trái tim” là một biểu tượng đẹp đẽ về vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người lính lái xe. Đó là trái tim cháy bỏng tình yêu nước, sôi trào ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam. Một trái tim đây tinh thần trách nhiệm. Chỉ cần trái tim ấy người lính sẽ có đủ can đảm, dũng cảm để vượt qua mọi khó khăn.
+ Trái tim đó đã trở thành nhãn tự của bài, cô đúc ý toàn bài, hội tụ vẻ đẹp của người lính, khẳng định chân lý của thời đại: điều làm nên chiến thắng không chỉ là những phương tiện hiện đại mà quan trọng hơn là ý chí, nghị lực, niềm tin vào chính nghĩa.
-> Trái tim người lính tỏa sáng rực rỡ đến muôn thế hệ sau, khiến ta không thể quên những thanh niên trong thời kì chống Mỹ oanh liệt của dân tộc.
c. Đặc sắc nghệ thuật
– Sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc, giàu giá trị biểu cảm: so sánh, hoán dụ, điệp từ,…
– Tình đồng đội keo sơn gắn bó như gia đình trong những năm tháng đấu tranh gian khổ. – Tinh thần, ý chí quyết tâm đánh giặc.
3. Kết bài
– Khẳng định lại tinh thần và ý chí chiến đấu, tình cảm gắn bó của những người lính và tài năng nghệ thuật của Phạm Tiến Duật.
– Liên hệ với bản thân và rút ra bài học về sự cống hiến cho đất nước.
3. Đề thi vào 10 môn Văn chuyên Nam Định 2021
Phần I. Tiếng Việt (2,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm):
Chỉ ra các phép liên kết hình thức trong những trường hợp sau:
a. Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vẫn vệ tà áo đã rách bợt. (Kim Lân).
b, Người yếu đuối thường hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh. (Nam Cao)
Câu 2. (1,0 điểm)
Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển, phương thức chuyên nghĩa của các từ “tay” trong những câu sau:
a. Tay tre đã vươn dài đầy sức sống.
b, “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. (Chính Hữu)
c. “Rối ren tay bị tay bầu”. (Nguyễn Duy)
d. Hắn là một tay cờ bạc có hạng.
Phần II: Đọc hiểu văn bản (2,5 điểm)
Đọc văn bản sau:
Năm 1920, có một cậu bé 11 tuổi ở Mỹ đá bóng làm vỡ kính nhà hàng xóm. Họ đòi cầu bồi thường 13 đô la. Lúc bấy giờ 13 độ la là một con số không nhỏ, có thể mua được 125 con gà mái. Cậu bé nhận lỗi với cha, Cha cậu bảo: “Con phải chịu trách nhiệm về việc này Cậu bé rất khó xử: “Con lấy đâu ra nhiều tiên như vậy để trả cho người ta?” Cha cậu lấy ra 13 đô la và nói: “Số tiền này cha cho con mượn, nhưng con phải trả vào năm sau”. Từ đó cậu bé vất vả làm thêm, và nửa năm chịu khó cậu đã kiếm được số tiền “không lồ” đó và hoàn trả cho cha. Cậu bé sau này trở thành tổng thống của nước Mỹ – Reagan. Khi nhớ tới câu chuyện này, ông nói, sửa sai bằng chính nỗ lực của mình đã khiến tôi hiểu được thế nào là trách nhiệm,
(Học cho ai? Học để làm gì?, Tiêu Vệ, tr 23-24, NXB Kim Đồng)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Ghi lại lời của người cha nói với con khi cậu bé nhận lỗi với cha.
Câu 2. Lời nói của người cha có tác dụng như thế nào đối với người con?
Câu 3 Anh/chị có đồng tình với cách ứng xử người cha hay không? Vì sao?
Phần III: Làm văn (5,5 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
Từ nội dung của văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 20 dòng giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải gánh vác trách nhiệm của con người trong cuộc sống.
Câu 2. (4,0 điểm).
“Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp” – K. Pautopxki.
Bằng việc cảm nhận tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”, anh/chị hãy làm rõ “xứ sở của cái đẹp” mà nhà văn Lê Minh Khuê “dẫn đường” cho chúng ta đến?
4. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Văn chuyên Nam Định
Phần I: Tiếng Việt
Câu 1:
Cách giải: Các phép liên kết trong bài lần lượt là:
a. Phép thế (Thị thế cho người đàn bà)
b. Phép đối. (yếu đuối với mạnh, hiền với ác)
Câu 2:
a. Từ “tay” là nghĩa chuyển. Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
b. Từ “tay” là nghĩa gốc.
c. Từ “tay” là nghĩa chuyển. Chuyên nghĩa theo phương thức hoán dụ
d. Từ “tay” là nghĩa chuyển. Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ
Phần II: Đọc hiểu văn bản
Câu 1:
Cách giải:
Lời của người cha nói với con khi cậu bé nhận lỗi với cha:
– “Con phải chịu trách nhiệm về việc này”
– “Số tiền này cha cho con mượn, nhưng con phải trả vào năm sau”
Câu 2:
Cách giải: Lời nói của người cha có tác dụng:
– Người cha muốn người con phải biết rõ rằng lỗi lầm mình mắc phải thì nhất định phải chính mình giải quyết nó, không được ỷ lại vào bố.
– Đây như một bài học của người cha dành cho con trai: “có vay, có trả”
– Tạo áp lực để người con phấn đấu, trong vòng 1 năm cần trả lại số tiền đã vay cho cha.
Câu 3:
Em đồng tình với cách ứng xử của người cha:
– Yêu cầu của cha đặt ra có ý nghĩa là tạo động lực cho cậu bé. Để cậu không ỷ lại và dựa dẫm vào cha.
– Cha có thể hỗ trợ cậu bé lúc đó nhưng cậu bé phải biết tự lập và tự quyết mọi vấn đề của mình.
Phần 3:
Câu 1:
Mở đoạn:
– Giới thiệu về tỉnh thần gánh vác trách nhiệm của con người trong cuộc sống
Thân đoạn:
1. Giải thích:
Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
2. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm:
– Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thực tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, có tính thân yêu nước, chăm lo học tập,….
– Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, những người xung quanh.
– Đối với công dân: thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật, có trách nhiệm với gia đình và mọi người xung quanh.
– Sống không được ỷ lại và dựa dẫm vào người khác, phải biết tự lập và tự quyết mọi vấn đề của mình.
3. Ý nghĩa của tinh tần trách nhiệm:
– Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ
– Được mọi người xung quanh quý mến và yêu quý
– Được lòng tin của mọi người
– Thành công trong công việc và cuộc sống
4. Phản đề
– Những người có lối sống ích kỉ, không có tinh thần trách nhiệm,…
III. Kết đoạn:
Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống
– Tinh thần trách nhiệm là một đức tính tốt đẹp
– Em sẽ học tập tốt để trở thành người có trách nhiệm
Câu 2:
Cách giải:
1. Mở bài
– Giới thiệu về nhận định
– Giới thiệu về tác phẩm Những ngôi sao xa xôi và tác giả Lê Minh Khuê.
2. Thân bài
Giải thích ngắn gọn:
– Nhà văn chân chính: là nhà văn luôn đặt cái đích vào con người, đem ngòi bút của mình phục vụ cho đời sống, có ích cho con người
– Xứ sở của cái đẹp:
+ Đó là cái đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm. Đó là vẻ đẹp trong tự nhiên, trong con người, trong lao động, trong chiến đấuộà nhà văn mang tới cho người đọc.(Cái đẹp của nội dụng tác phẩm)
+ Cái đẹp đó còn là cái đẹp của nghệ thuật của tác phẩm: về ngôn từ, về hình tượng, về kết cấu, các hình thức nghệ thuật sinh động Cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm không chỉ đem lại cho con người khả năng rung động thẩm mĩ mà còn hướng con người tới những gì tốt đẹp nhất của cuộc đời, làm con người yêu mến cuộc sống hơn. Cho nên niềm vui của nhà văn chân chính là người dẫn đường cho bạn đọc đến với xứ sở của cái đẹp.
b. Xứ sở của cái đẹp trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
Cái đẹp về nội dung:
– Tâm hồn trong sáng, mộng mơ cùng tinh thần lạc quan dũng cảm giàu nghị lực của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
– Hình ảnh đẹp của thanh niên, thế hệ trẻ Việt Nam những năm kháng chiến chống Mỹ.
-> Tập trung phân tích vẻ đẹp của ba nữ thanh niên xung phong được miêu tả trong truyện:
– Họ đều là những cô gái thanh niên xung phong còn trẻ, phải xa nhà, xa mái trường đi chiến đấu.
* Nét chung của ba nữ thanh niên xung phong:
– Phẩm chất cao đẹp: tinh thần trách nhiệm cao với công việc, không sợ cái chết
– Dũng cảm, gan dạ: Sẵn sàng nhận nhiệm vụ, dám đối mặt với cái chết mà không nao núng dù nhiều lần họ bị bom vùi và làm bị thương.
– Họ có tinh thần đồng đội gắn bó, thân thiết: thể hiện ở tính tình,sự quan tâm chăm sóc chu đáo khi đồng đội bị thương.
– Nêu bật vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong
+ Là những cô gái trẻ dễ vui, mơ mộng nhưng cũng trầm tư sâu lắng
+ Họ nữ tính thích làm đẹp cho cuộc sống ở chiến trường khói lửa
+ Bình tĩnh, chủ động, lạc quan luôn nghĩ về tương lai
* Nét riêng
– Nho là em út tỉnh nết trẻ con, thích ăn kẹo, có dáng vẻ bé nhỏ, nhẹ nhàng, nhưng rất bản lĩnh, rắn rỏi.
– Chị Thao là người thích làm dáng nhất, ở chị có những nét tính cách tưởng trái ngược nhau:
+ Thích hát bài hát do Phương Định bịa ra nhưng lại không hát trôi chảy bài nào
+ Rất dũng cảm táo bạo nhưng lại sợ máu, sợ vắt
+ Trong cổ có sự nhút nhát mềm yếu của cô gái là cô gái bản lĩnh trong chiến đấu
– Nhân vật Phương Định
+ Là cô gái Hà Nội vào chiến trường 3 năm, hay hoài niệm về quê hương, mẹ, mái trường…
+ Là cô gái hồn nhiên mơ mộng với nhiều nét tính cách thể hiện rất rõ ràng: thích hát, thuộc nhiều bài hát, say sưa tận hưởng cơn mưa hồn nhiên như chưa hề nghe thấy tiếng bom đạn nổ
– Đó là vẻ đẹp trong sáng hồn nhiên, thật đáng yêu
+ Chăm sóc chu đáo cho đồng đội
+Là cô gái nhạy cảm, duyên dáng nhưng không biểu lộ tình cảm, tỏ ra kín đáo trước đám đông, tưởng như kiêu kì nhưng lại tạo nên một sức hút tự nhiên.
+ Nổi bật nhất phẩm chất anh hùng: có tinh thần trách nhiệm với công việc, gan dạ tự tin, thận trọng khi làm nhiệm vụ
+Qua hành động và dòng suy tư của nhân vật tác giả Lê Minh Khuê cho người đọc thấy được thế giới nội tâm phong phú cùng phẩm chất anh hùng của nhân vật -> Hình ảnh họ khiến ta cảm phục, biết ơn và ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân mình.
• Cái đẹp về nghệ thuật của truyện:
– Đẹp, hấp dẫn ngay từ nhan đề: (Giải thích ý nghĩa nhan đề).
– Về ngôn ngữ, ngôn ngữ trần thuật của truyện phù hợp với nhân vật kể chuyện: Phương Định, cô gái xung phong người Hà Nội ra chiến trường – đã khiến cho truyện có được một giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Hà Nội, trẻ trung và đặc biệt giàu chất nữ tính.
– Tác giả thường dùng câu ngắn, nhịp nhanh thể hiện được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến tranh. Riêng các đoạn hồi tưởng, nhịp kể chậm lại gợi nhớ một thời tuổi nhỏ đã qua, một thời vô tư hồn nhiên và không khí bình yên trước chiến tranh.
– Nghệ thuật miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật đa dạng, sinh động.
>Khẳng định lại nhận định và đánh giá khái quát: Tất cả những cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm chính là sản phẩm của quá trình lao động cực nhọc, sáng tạo và mê say của nhà văn. Nhà văn – người kĩ sự tâm hồn đã đốt cháy mình để có được ánh sáng, niềm vui đưa ta đến bến bờ xứ sở của cái đẹp.
3. Kết bài
Khẳng định lại thiên chức của nhà văn chân chính và giá trị của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn.