Thi tìm hiểu Luật cảnh sát biển Việt Nam
Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam” đã chính thức được phát động từ ngày 6/9 đến hết ngày 6/10/2021 với 3 đợt thi tuần và 1 vòng thi tháng. Sau đây là chi tiết gợi ý đáp án thi trực tuyến Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2021, mời các bạn cùng tham khảo.
Lưu ý: Hoatieu sẽ cập nhật câu hỏi và đáp án Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam” ngay sau khi cổng dự thi chính thức được mở từ 0h ngày 6/9/2021.
Để tham gia dự thi người chơi truy cập vào đường link http://thitimhieuluatcanhsatbienvietnam.vn/
Sau khi truy cập vào đường link trên, thí sinh cần Đăng nhập và điền đầy đủ thông tin cá nhân của mình theo yêu cầu của cuộc thi. Mỗi lượt chơi thí sinh sẽ phải trả lời 15 câu hỏi đối với thi tháng và 10 câu hỏi đối với cuộc thi tuần. Chi tiết thể lệ dự thi Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2021 các bạn sử dụng file .
Bài thi tìm hiểu Luật cảnh sát biển tuần 1
Đáp án thi tìm hiểu Luật cảnh sát biển Việt Nam – Bộ câu hỏi số 1
Câu hỏi 1: Hình thức hợp tác quốc tế nào dưới đây được quy định trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam?
A. Trao đổi thông tin về an ninh, trật tự, an toàn trên biển.
B. Tổ chức hoặc tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế về an ninh, trật tự, an toàn và thực thi pháp luật trên biển.
C. Cả hai đáp án nêu trên đều đúng.
Câu hỏi 2: Luật Cảnh sát biển Việt Nam xác định ai là người quy định quy trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam?
A. Thủ tướng Chính phủ.
B. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
C. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
Câu hỏi 3: Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam như thế nào?
A. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát biển Việt Nam phát triển kinh tế biển.
B. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam có trách nhiệm tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
C. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam có trách nhiệm thực hiện quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản của Cảnh sát biển Việt Nam.
Câu hỏi 4: Theo quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Cảnh sát biển Việt Nam được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để làm gì?
A. Cảnh sát biển Việt Nam sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và kết quả thu thập được để phân tích, đánh giá, dự báo tình hình trong bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, bảo vệ an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc trên biển.
B. Cảnh sát biển Việt Nam sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và kết quả thu thập được để phát hiện, bắt giữ, điều tra, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về tố tụng hình sự.
C. Cả hai đáp án nêu trên đều đúng.
Câu hỏi 5: Cấp nào quy định cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cảnh phục, lễ phục của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam?
A. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.
B. Bộ Quốc phòng.
C. Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
Câu hỏi 6: Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định có mấy nhóm hành vi bị nghiêm cấm?
A. 5 nhóm hành vi bị nghiêm cấm.
B. 6 nhóm hành vi bị nghiêm cấm.
C. 7 nhóm hành vi bị nghiêm cấm.
Câu hỏi 7: Cấp nào có thẩm quyền quy định chi tiết về hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam?
A. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.
B. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.
C. Bộ Quốc phòng.
Câu hỏi 8: Nội dung phối hợp nào dưới đây không quy định trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam?
A. Nghiên cứu khoa học biển với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
B. Bảo vệ an ninh quốc gia, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển.
C. Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân; tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cá nhân hoạt động hợp pháp trên biển.
Câu hỏi 9: Tên giao dịch quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam được Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định như thế nào?
A. Vietnam Marine Police.
B. Vietnam Border Guard.
C. Vietnam Coast Guard.
Câu hỏi 10: Nguyên tắc phối hợp nào dưới đây không được quy định trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam?
A. Bảo đảm chủ động, linh hoạt, cụ thể và hiệu quả, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chủ trì, phối hợp.
B. Việc phối hợp phải trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật; không làm cản trở hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển.
C. Các lực lượng khác khi thực hiện nhiệm vụ trên biển mà phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, nếu không thuộc thẩm quyền của mình thì có trách nhiệm thông báo, chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam hoặc các lực lượng chuyên ngành hữu quan khác để xử lý theo thẩm quyền.
Đáp án thi tìm hiểu Luật cảnh sát biển Việt Nam – Bộ câu hỏi số 2
Câu hỏi 1: Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam có nghĩa vụ, trách nhiệm nào dưới đây?
A. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước; nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên.
B. Thường xuyên học tập nâng cao bản lĩnh chính trị, kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật và rèn luyện thể lực.
C. Cả hai đáp án nêu trên đều đúng.
Câu hỏi 2: Trách nhiệm xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam được Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định như thế nào?
A. Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có trách nhiệm tham gia xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
B. Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có trách nhiệm tham gia xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam trong sạch, vững mạnh.
C. Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có trách nhiệm tham gia, ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho việc xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam.
Câu hỏi 3: Biện pháp công tác Cảnh sát biển nào không được quy định trong Luật Cảnh biển Việt Nam?
A. Biện pháp vũ trang.
B. Biện pháp pháp luật.
C. Biện pháp nhân đạo.
Câu hỏi 4: Cảnh sát biển Việt Nam khi hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam phải tuân thủ các điều kiện gì?
A. Tuân thủ pháp luật Việt Nam.
B. Tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thoả thuận quốc tế có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.
C. Cả hai đáp án nêu trên đều đúng.
Câu hỏi 5: Khi quyết định sử dụng biện pháp công tác Cảnh sát biển, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam phải chịu trách nhiệm như thế nào?
A. Chịu trách nhiệm trước cấp trên về quyết định của mình.
B. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về quyết định của mình.
C. Chịu trách nhiệm trước nhân dân về quyết định của mình.
Câu hỏi 6: Vị trí của Cảnh sát biển Việt Nam được Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định như thế nào?
A. Là một trong các lực lượng vũ trang nhân dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ.
B. Là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển.
C. Là thành phần của lực lượng Công an nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, là một trong những lực lượng nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển.
Câu hỏi 7: Khi nào cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam phải hoàn trả tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự được huy động?
A. Hoàn trả ngay khi tình thế khẩn cấp chấm dứt.
B. Sau khi hoàn thành kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam.
C. Sau 10 ngày kể từ thời điểm tình thế khẩn cấp chấm dứt.
Câu hỏi 8: Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định phạm vi, thẩm quyền và trình tự truy đuổi tàu thuyền trên biển của Cảnh sát biển Việt Nam như thế nào?
A. Theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên.
B. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
C. Theo đề nghị của cá nhân nước ngoài có liên quan đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam.
Câu hỏi 9: Cảnh sát biển Việt Nam có quyền gì đối với người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của tổ chức, cá nhân nước ngoài trong trường hợp khẩn cấp?
A. Trong trường hợp khẩn cấp, Cảnh sát biển Việt Nam được quyền huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam.
B. Trong trường hợp khẩn cấp, để bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật; tìm kiếm cứu nạn; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển nghiêm trọng Cảnh sát biển Việt Nam được đề nghị tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam hỗ trợ, giúp đỡ.
C. Cả hai đáp án nêu trên đều đúng.
Câu hỏi 10: Hình thức hợp tác quốc tế nào dưới đây được quy định trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam?
A. Trao đổi thông tin về an ninh, trật tự, an toàn trên biển.
B. Tổ chức hoặc tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế về an ninh, trật tự, an toàn và thực thi pháp luật trên biển.
C. Cả hai đáp án nêu trên đều đúng.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn.