Có con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ
ĐỀ SỐ 11
ĐỀ THI MINH HỌA: Thời gian làm bài ( 120 phút)
1. PHẦN 1: ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
Có con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ… nó nhâng nháo đưa mắt lên nhìn bầu trời chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
1. Văn bản trên thuộc loại truyện gì? Đặt tên cho văn bản?
2. Ếch là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho ai?
Bầu trời và giếng tượng trưng cho điều gì?
3. Câu chuyện trên để lại cho anh, chị bài học gì?
4. PHẦN 2: LÀM VĂN ( 7 điểm)
Câu 1: (2đ) Viết văn bản ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về bài học rút ra từ câu chuyện trên.
Câu 2: (5đ) Hãy chứng minh rằng: “Bài thơ “Việt Bắc” (Tố Hữu) là khúc tình ca và cũng là khúc tráng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến”
1. HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI MINH HỌA
Phần I: Đọc – hiểu ( 3.0 điểm):
Nội dung cần đạt
Điểm
1. Yêu cầu về kĩ năng:
+ Học sinh có kĩ năng đọc – hiểu văn bản.
+ Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức
1
– Văn bản trên thuộc loại truyện ngụ ngôn. ( 0,5 đ)
– Tên: Ếch ngồi đáy giếng, … ( 0,5đ)
1.0đ
2
– Ếch tượng trưng cho con người. ( 0,5đ)
– Giếng, bầu trời tượng trưng cho môi trường sống và sự hiểu biết của con người. ( 0,5đ
3
– Câu chuyện trên để lại cho ta bài học về tính tự cao, tự đại và giá trị của sự hiểu biết. Tự cao tự đại có thể làm hại bản thân. ( 0,5đ)
– Sự hiểu biết của con người là hữu hạn, vì vậy điều quan trọng nhất trong cuộc sống là phải luôn làm một học trò. Biết thường xuyên học hỏi và khiêm nhường. ( 0,5đ)
Phần II: Làm văn.
yêu cầu cần đạt
1. Yêu cầu về kĩ năng:
– Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận XH.
– Vận dụng tốt các thao tác lập luận.
– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Khuyến khích những bài viết sáng tạo
2. Yêu cầu về kiến thức:
– Giải thích: Câu chuyện trên để lại cho ta bài học về tính tự cao, tự đại và giá trị của sự hiểu biết
– Phân tích, bàn luận: ( Mỗi ý đúng được 0,25đ)
+ Trong cuộc sống chúng ta cần biết khiêm tốn học hỏi, nâng cao hiểu biết từ đó chúng ta sẽ tự tin hơn, sẽ tự khẳng định được bản thân mình và đạt được thành công trong cuộc sống.
+ Phân biệt rõ giữa tự tin với tự kiêu, tự đại. Tự cao, tự đại có thể làm hại bản thân, tự chuốc lấy thất bại.
+ Trái ngược với tự cao tự đại là tự ti, nhút nhát – con người ta sẽ dễ bỏ qua cơ hội, không dám dấn thân trong cuộc sống.
3
– Bài học nhận thức: ( Mỗi ý đúng được 0,25đ)
+ Sự hiểu biết của con người là hữu hạn, vì vậy điều quan trọng nhất trong cuộc sống là phải luôn làm một học trò. Biết thường xuyên học hỏi và khiêm nhường.
+ Biết nhìn nhận đánh giá đúng khả năng của bản thân và sự việc trong cuộc sống.
+ Luôn luôn phấn đấu rèn luyện bản thân, trau dồi tri thức để nâng cao hiểu biết cũng như hoàn thiện nhân cách bản thân.
1. Yêu cầu về kĩ năng:
– Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học về một vấn đề văn học.
– Vận dụng tốt các thao tác lập luận.
– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2. Yêu cầu về kiến thức:
1
Dẫn dắt và nêu vấn đề:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
+ Tố Hữu là lá cờ đầu trong văn học chống Pháp.
+ Việt Bắc là bản tổng kết về cuộc kháng chiến, về tình nghĩa cách mạng, tình quân dân.
– Trích dẫn ý kiến, giải thích:
+ Bản tình ca là chất trữ tình, bản hùng ca là chất sử thi.
+ Tình cảm của con người cách mạng và kháng chiến. Đó cũng là lòng biết ơn, là truyền thống uống nước nhớ nguồn, là tình yêu nước lớn lao.
+ Chất hùng ca, chất sử thi cũng là đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam giai đoạn 45 – 75.
1.25đ
0,5đ
0,75đ
2
Phân tích, chứng minh:
– Bản tình ca:
+ Thể thơ lục bát, lối đối đáp giao duyên, cặp đại từ xưng hô mình – ta thân mật… ( câu 1 – câu 8)
+ Lối sống ân tình, thủy chung, cùng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ… ân tình cách mạng. ( câu 9 – câu 32)
+ Bản tình ca ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc,
(câu 33 – câu 42).
– Bản hùng ca:
+ Khung cảnh sử thi, giọng diệu dồn dập, âm hưởng hào hùng…
(câu 43 – câu 65)
+ Anh hùng trong chiến đấu. Khí thế ra trận và chiến thắng của quân và dân ta.
+ Lòng căm thù giặc, tinh thần đoàn kết thấy được sức mạnh của dân tộc và niềm tin, lạc quan cách mạng…
VB là quê hương cách mạng, là căn cứ địa vững chắc cho CM.
3
Đánh giá chung:
– Ý kiến đã nhận xét rất đúng đắn về giá trị của bài thơ Việt Bắc, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về thi phẩm.
– Bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: nhà thơ trữ tình – chính trị, thơ ông có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất sử thi và chất trữ tình.
– Việt Bắc là quê hương cách mạng, là căn cứ địa vững chắc cho Cách mạng. Đoạn thowddax tái hiện một thời kháng chiến chống Pháp gian khổ mà anh dũng, nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước.
– Khẳng định tài năng thơ Tố Hữu.