Bí quyết học thi

Điểm thi THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử liệu có cao kỷ lục?

503
Môn Lịch sử năm nay bất ngờ trở thành môn thi “hot” với số lượng thí sinh đăng ký dự thi cao nhất trong số các môn thi thành phần. Liệu điều này có ảnh hưởng tới điểm thi THPT quốc gia môn Lịch sử 2017 hay không?

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT tính đến ngày 17/4, tỷ lệ thí sinh chọn bài thi Khoa học xã hội tiếp tục tăng cao hơn so với bài thi Khoa học tự nhiên. Trong số đó, môn Lịch sử có số lượng thí sinh đăng ký dự thi nhiều nhất trong số tất cả các môn thành phần với 350.236 thí sinh.

Các môn khác lần lượt là: Địa lý (346.648), Giáo dục công dân (307.234), Hóa học (290.492), Vật lý (289.224), Sinh học (285.278).

Đây cũng là lần đầu tiên mà bài thi Khoa học xã hội nói chung và môn thi Lịch sử nói riêng đưuọc nhiều thí sinh lựa chọn đến vậy. Trước đó, phải kể đến năm 2015, lượng thí sinh đăng kí dự thi môn Lịch sử thấp nhất với 15,3% tổng số em đăng ký dự thi. Năm 2016, nhiều hội đồng thi không có thí sinh nào lựa chọn thi môn Lịch sử.

1. Dễ ăn điểm là phương châm đầu tiên khi lựa chọn thi Lịch sử

Nói về việc môn Lịch sử bất ngờ trở thành hiện tượng trong mùa tuyển sinh năm nay, cô Huyền Thảo – giáo viên Lịch sử trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP HCM) cho rằng đây là một tín hiệu đáng mừng. Điều này cho thấy học sinh chưa quay lưng với môn học này – môn học vốn được coi là nặng nề với phương thức học thuộc lòng nhàm chán, khó đạt điểm cao.

Cô Huyền Thảo khẳng định năm 2017, việc chuyển đổi hình thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm ảnh hưởng lớn việc nhiều thí sinh chọn Lịch sử. Theo đó, học sinh không phải học thuộc lòng nhiều như trước mà chuyển sang phương pháp tự đọc hiểu, phân tích và suy luận.

Tương tự, Thạc sĩ Trần Trung Hiếu – giáo viên Lịch sử trường THPT chuyên Phan Bội Châu cho rằng, nguyên nhân chính khiến thí sinh năm nay có tâm lý chuộng môn Lịch sử là vì chuyển hình thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm. Học sinh có tâm lý dễ “ăn” điểm hơn, tránh nguy cơ bị điểm liệt.

2. Phần lớn thí sinh có học lực trung bình lựa chọn thi Lịch sử

Dù số lượng thí sinh chọn thi môn Lịch sử nhiều hơn mọi năm nhưng theo thầy Trần Trung Hiếu, số lượng thí chọn thi môn này nhiều không đồng nghĩa với việc dạy và học môn này tốt hơn, không đồng nghĩa với việc thí sinh yêu thích môn này hơn.

Thầy Hiếu nhấn mạnh, cách lựa chọn môn này chỉ mang tính thực dụng, phục vụ thi cử với tâm lý học gì thì nấy. Cũng theo thầy Hiếu, chọn thi môn Lịch sử chỉ là lựa chọn an toàn của phần lớn thí sinh có học lực trung bình và trên trung bình.

3. Điểm thi THPT quốc gia môn Lịch sử liệu có cao?

Năm 2016, thống kê từ dữ liệu điểm thi của Bộ GD&ĐT cho biết có tổng số 124.312 thí sinh dự thi môn Lịch sử. Trong đó, có 2.251 thí sinh bị điểm liệt (dưới điểm 1) chiếm khoảng 1,81% tổng số thí sinh.

Số thí sinh có điểm dưới trung bình là 69.819, chiếm 56,16%. Số thí sinh đạt điểm từ 8 trở lên là 5.411, chiếm 4,35%.

Trong tổng số hơn 124 ngàn thí sinh dự thi môn Lịch sử, chỉ có 4 thí sinh đạt điểm 10 và 26 thí sinh đạt điểm 9,75.

Với những nhận định từ các chuyên gia, dự đoán, điểm thi THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 vẫn không cao, phổ biến ngưỡng điểm trung bình từ 4 – 6 điểm.

Tuy dự đoán rằng phổ điểm môn Lịch sử năm nay không cao, nhưng ngược lại số thí sinh đạt từ 8 điểm trở lên và điểm 10 có thể nhiều hơn hẳn mọi năm bởi tính “may hơn khôn” của hình thức thi trắc nghiệm.

Vì vậy, thí sinh đã đăng ký dự thi môn Lịch sử cần ôn luyện thật tốt, không nên đặt nặng việc học thuộc lòng, học vẹt hay trông chờ vào việc khoanh bừa để đạt điểm số khả quan nhất có thể.

Tổng hợp

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm