Hình sựHỏi đáp pháp luật

Định giá tài sản là gì?

Quy định về định giá tài sản
216

Quy định về định giá tài sản

Định giá tài sản là gì? Định giá tài sản trong tố tụng hình sự và tố tụng dân sự. Các quy định về định giá tài sản.

1. Định giá tài sản là gì?

Định giá tài sản có thể được hiểu là xác định giá của tài sản tại một thời điểm nhất định

Việc định giá tài sản được tiến hành trong những trường hợp khác nhau như: thanh lí tài sản, bán đấu giá tài sản…

2. Định giá tài sản trong tố tụng dân sự

Định giá tài sản là gì?

Định giá tài sản trong tố tụng dân sự được quy định tại điều 104 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS).

– Khoản 3 điều này quy định tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Trình tự thành lập hội đồng định giá được quy định tại khoản 4 điều này

– Định giá tài sản trong tố tụng dân sự tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự: “Đương sự có quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp; thỏa thuận về giá tài sản đang tranh chấp.”

– Trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết quả định giá lần đầu không chính xác hoặc không phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm giải quyết vụ án dân sự thì được định giá lại

3. Định giá tài sản trong tố tụng hình sự

Định giá tài sản trong tố tụng hình sự được quy định từ điều 215 đến 222 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (BLTTHS). Theo đó, khi cần xác định giá của tài sản để giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá tài sản.

– Văn bản yêu cầu định giá tài sản có các nội dung:

– Việc định giá tài sản do Hội đồng định giá tài sản tiến hành. Phiên họp định giá tài sản có thể thực hiện tại nơi có tài sản được định giá hoặc nơi khác theo quyết định của Hội đồng định giá tài sản.

Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có thể tham dự phiên họp định giá tài sản nhưng phải báo trước cho Hội đồng định giá tài sản biết; khi được sự đồng ý của Hội đồng định giá tài sản thì có quyền đưa ra ý kiến.

– Trong trường hợp có nghi ngờ về kết luận định giá lần đầu được thực hiện khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có đầy đủ căn cứ nghi ngờ về kết luận thì tiến hành định giá lại. Được định giá lại tối đa 02 lần.

Từ chối định giá tài sản

Từ chối định giá tài sản, trốn tránh việc định giá tài sản mà không có lí do chính đáng có thể cấu thành tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu được quy định tại điều 383 Bộ luật Hình sự 2015:

1. Người làm chứng nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật từ chối khai báo, trốn tránh việc kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Phí định giá tài sản

4.1 Phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự

Phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho công việc định giá tài sản và do Hội đồng định giá tính căn cứ vào quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản được quy định tại điều 165 BLTTDS:

1. Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.

2. Trường hợp yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí định giá tài sản tương ứng với tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia.

3. Trường hợp Tòa án ra quyết định định giá tài sản quy định tại điểm c khoản 3 Điều 104 của Bộ luật này thì nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản được xác định như sau:

a) Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản quy định tại khoản 1 Điều này nếu kết quả định giá chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là có căn cứ;

b) Tòa án trả chi phí định giá tài sản nếu kết quả định giá tài sản chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là không có căn cứ.

4. Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 của Bộ luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì nguyên đơn phải chịu chi phí định giá tài sản.

Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 289, khoản 3 Điều 296 của Bộ luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí định giá tài sản.

5. Các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Bộ luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người yêu cầu định giá tài sản phải chịu chi phí định giá tài sản.

4.2 Phí định giá tài sản trong tố tụng hình sự

Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 30/2018/NĐ-CP:

Chi phí định giá, định giá lại tài sản được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở hồ sơ đề nghị tạm ứng kinh phí, hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí định giá, định giá lại tài sản của Hội đồng định giá, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm tạm ứng kinh phí, thanh toán chi phí định giá, định giá lại tài sản cho Hội đồng định giá.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Định giá tài sản là gì? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm