Ngữ Văn

Phân Tích Bài Tây Tiến Về Hình Tượng Người Lính Ngắn Gọn

435

Phân Tích Bài Tây Tiến chính là đi tìm những giá trị đẹp mà Quang Dũng đã dành dụm, chắt chiu nỗi nhớ để gói gọn trong bài thơ bất hủ. Và đặc biệt ở trong sự gửi gắm nhớ thương đó, ta còn thấy hình ảnh người lính đẹp biết bao, tự hào biết bao. Hướng dẫn phân tích hình tượng người lính Tây Tiến dưới đây sẽ giúp bạn cảm nhận sâu sắc hơn về vẻ đẹp của hình tượng người lính qua ngòi bút Quang Dũng.

I. Mở bài phân tích bài Tây Tiến

1. Giới thiệu tác giả


Quang Dũng (1921 – 1988) là người nghệ sĩ đa tài vừa làm nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ.

phan-tich-bai-tay-tien1

Tác giả Quang Dũng

Người nghệ sĩ tài hoa này được nhắc tới nhiều hơn cả với vai trò là nhà thơ xuất sắc trong thời kỳ cách mạng với những áng thơ về kháng chiến, về quân và dân vô cùng đặc sắc.

Chất thơ của ông vừa tài hoa, phong nhã; vừa tinh tế, hồn nhiên với nét lãng mạn, phóng khoáng của một người lính.

Ông để lại cho đời những áng thơ đẹp, ấn tượng mang đậm chất Quang Dũng: Mây đầu ô (1986), Thơ văn Quang Dũng (1988). Năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, tại Phù Lưu Chanh ông đã viết nên bài thơ Nhớ Tây Tiến sau đổi tên thành Tây Tiến và được in trong tập thơ Mây đầu ô.

2. Giới thiệu bài thơ

Vào năm 1948, từ binh đoàn Tây Tiến, Quang Dũng phải chuyển đơn vị công tác khác và trong những ngày đầu phải xa cách đồng đội, đơn vị đã thôi thúc ông viết nên nỗi nhớ của mình bằng một bài thơ đầy cảm xúc về núi rừng thiên nhiên Tây Bắc trữ tình, hùng vĩ; về tình quân dân thắm thiết và đặc biệt là tình thương, nỗi nhớ với những người lính, người đồng đội đã xông pha cùng nha tại Tây Tiến.

II. Thân bài phân tích bài Tây Tiến với hình tượng người lính

1. Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến qua biểu tượng thương nhớ


Hồi ức xa xưa hiện về trải dài cùng không gian và thời gian với bóng dáng người lính ở mọi nơi.

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

… Tây Tiến người đi không hẹn trước

… Đường lên thăm thẳm một chia phôi.”

Qua việc phân tích đoạn 1 Tây Tiến và xuyên suốt hình tượng người lính trong tác phẩm đã hiện về một nỗi nhớ day dứt, khôn nguôi, mênh mang, vô tận của tác giả. Dù mang thân là lính, đã trải qua bao gian khổ dặm trường nhưng không vì thế mà trái tim trở nên chai sạn, mà ngược lại trong trái tim ấy còn nhen nhóm tình thương yêu nồng nạn cho đồng đội, cho chiến hữu đã cùng xông pha dặm trường.

 

2. Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến qua vẻ đẹp tâm hồn


– Đường hành quân nhiều vất vả, hiểm nguy là thế nhưng người lính vẫn rất bản lĩnh, kiên cường cùng nhau vượt qua gian khổ “dốc khúc khuỷu… thăm thẳm”,”heo hút cồn mây”, “thác gầm thét”, “cọp trêu người”.

– Những thách thức của chặng đường hành quân xa chỉ làm lòng người lính bền thêm ý chí, bén hơn tinh thần. Tác giả còn khéo léo thể hiện một góc trong vẻ “ngông” của người lính trẻ “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc” hay sự lạc quan, khí phách hiên ngang, thi sĩ với hình ảnh “súng ngửi trời”.

phan-tich-bai-tay-tien3

Người lính Tây Tiến trong kháng chiến

– Người lính hòa đồng, thân thiện và vui vẻ với dân trên đoạn đường hành quân => Tình quân dân như cá với nước, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ càng đẹp và gần gũi hơn với dân.

– Những người lính trẻ cũng vô cùng lãng mạn, họ đem trong mình chất trẻ, hào hoa, phong nhã. Họ nhạy cảm trước những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời nơi núi rừng Tây Bắc “hồn lau nẻo bến bờ; dáng người trên độc mộc, hoa đong đưa”.

– Người lính Tây Tiến là tầng lớp trí thức trẻ trong xã hội, họ sẵn sàng rời chân khỏi giảng đường để một lòng ra đi phục vụ đất nước và nhân dân. Nhưng khi đóng quân ở nơi xa, họ cũng mang trong mình nỗi nhớ nhà, nhớ quê nặng trĩu và đặc biệt là nỗi nhớ người yêu da diết, nồng đượm nhất “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới – Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Sau tất cả thì người lính vẫn gác lại tình yêu cá nhân để hướng tới một tình yêu đất nước lớn lao hơn, cao cả hơn.

3. Sự hy sinh bi tráng, hào hùng của người lính

Tất cả hình ảnh của người lính Tây Tiến qua bài thơ của Quang Dũng đều rất chân thực nhưng cũng rất lãng mạn, thơ mộng và cũng biết đa sầu, đa cảm.

“Áo bào thay chiếu anh về đất – Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Quang Dũng tạo nên sự thiêng liêng, cái chết bi tráng, anh dũng của người lính khiến vang động cả thiên nhiên, đất trời.

III. Kết bài phân tích bài Tây Tiến với hình ảnh người lính

Với bút pháp vừa chân thực, vừa lãng mạn, Quang Dũng đã khắc họa hình tượng người lính đầy bi tráng, dũng cảm nhưng cũng rất hào hoa, giàu cảm xúc, đáng mến với tình yêu dành cho đất nước, cho con người và thiên nhiên. Chính nỗi nhớ đồng đội da diết đã khiến tác giả có được những chất liệu cảm xúc đẹp nhất kết tinh với những khoảnh khắc tài liệu đáng nhớ để tạo nên hình ảnh người lính hào kiệt trong lòng người đọc khi phân tích hình tượng người lính Tây Tiến.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Kết nối với chúng tôi

Sự kiện nổi bật

thi sinh lo lang vi de thi lich su kho nhieu kien thuc lop 11

Thứ 5

23/02/2021 08:00

Xem nhiều

Chủ đề

Bài viết mới

Xem thêm