Hospitality là một trong những ngành học phát triển mạnh ở các nước phát triển. Tuy nhiên đối với Việt Nam, thuật ngữ này mới chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian vài năm trở lại đây. Thông tin về ngành học này cũng chưa được cung cấp nhiều tại Việt Nam. Ở bài viết này, Verbalearn sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết khái niệm hospitality là gì? Vai trò của ngành Hospitality? Những kiến thức cần chuẩn bị để theo học ngành Hospitality.
Mục lục1.Hospitality là gì?2.Vai trò của ngành Hospitality3.Tiềm năng tương lai của ngành Hospitality4.Nên học ngành Hospitality ở Việt Nam hay nước ngoài
Hospitality là gì?
Theo tiếng Anh, từ Hospitality có nghĩa là sự hiếu khách, lòng mến khách, sự tiếp đón. Nếu Hospitality là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành thuộc khối ngành dịch vụ khách hàng. Không chỉ đơn thuần là ngành khách sạn du lịch như đa số chúng ta đều nghĩ mà Hospitality bao gồm 3 mảng chính như sau:
Ẩm thựcNhà hàng, chuỗi cửa hàng ăn nhanh, quán bar,…Dịch vụ lưu trúQuản trị khách sạn, resort, nhà nghỉ, homestayDu lịch – lữ hànhCông ty lữ hành, hàng không, vận chuyển hành khách
Vai trò của ngành Hospitality
Hospitality là ngành công nghiệp không khói mang lại lượng doanh thu khổng lồ đến từ các nước phát triển. Chiếm một tỉ trọng không hề nhỏ trong ngành kinh tế, thậm chí còn là chủ đạo ở một số quốc gia. Có thể kể đến như Singapore, Thụy Sĩ,…Tầm ảnh hưởng lớn của ngành Hospitality dựa vào một số nguyên nhân sau đây:
- Ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ
- Cải thiện thương hiệu cá nhân, nâng tầm hình ảnh quốc gia đối với du khách quốc tế
- Thu hút lượng lớn du khách nước ngoài, mở rộng quy mô đầu tư hợp tác song phương
- Giải quyết được lượng lớn việc làm ổn định cho người dân trong nước
- Tạo dựng mối quan hệ bền vững trong kinh doanh
- Đóng góp thêm vào GDP quốc nội
Tiềm năng tương lai của ngành Hospitality
Tại Việt Nam, ngành Hospitality đang trên đà phát triển đòi hỏi một lượng lớn nhân sự chất lượng cao. Với xu thế hội nhập toàn cầu, Việt Nam mỗi năm cần thêm khoảng 25.000 nhân viên trong ngành này. Ngoài ra, mỗi công ty dịch vụ hiện nay đều có bộ phận dịch vụ khách hàng. Điều này giúp nhu cầu việc làm của ngành Hospitality ngày một tăng cao. Nếu bạn đang theo học hoặc có ý định học ngành này thì có thể tham khảo một số tiềm năng công việc của ngành dưới đây.
1/ Nhà hàng
Bạn có thể trở thành một nhân viên nhà hàng hoặc các cơ sở ăn uống. Với những kiến thức được học tại ngành Hospitality, bạn hoàn toàn có thể làm việc từ các nhà hàng địa phương cho đến chuỗi các nhà hàng ăn uống nhanh quốc tế. Việc làm tại nhà hàng cũng khá đa dạng để bạn lựa chọn, bạn có thể trở thành một đầu bếp, phụ bếp, nhân viên pha chế hoặc cũng có thể là quản lý nếu làm tốt.
2/ Khách sạn, resort
Sinh viên học Hospitality có thể được ứng tuyển vào các khách sạn bình dân cho đến các khách sạn, resort 5 sao. Một số vị trí có thể ứng tuyển vào như lễ tân, buồng phòng, quản lý vị trí, quản lý cấp cao,…
3/ Công ty du lịch, lữ hành
Làm việc trong các công ty du lịch, lữ hành. Bạn có cơ hội trở thành một chuyên vấn viên du lịch tại các công ty này. Công việc của bạn trong vị trí chuyên viên có thể là giúp khách hàng lập ra kết hoạch du lịch, từ kế hoạch đó định hướng do cho khách hàng của bạn. Ngoài vị trí chuyên viên, bạn cũng có thể làm ở các vị trí như thiết kế tour, bán tour hay thậm chí là trở thành một hướng dẫn viên du lịch.
4/ Tổ chức sự kiện
Lập kế hoạch, quy trình và triển khai các sự kiện là công việc của bạn. Một số loại hình sự kiện phổ biến hiện nay có thể kể đến như: Lễ cưới, tổ chức ra mắt sản phẩm mới, lễ hội âm nhạc, tiệc tất niên, tổ chức khai trương, tổ chức tiệc giáng sinh, tổ chức trung thu cho thiếu nhi,…
5/ Tiếp viên hàng không
Tiếp viên hàng không là nhân viên thuộc phi hành đoàn của các chuyến bay thương mại. Nhiệm vụ chính của tiếp viên hàng không chính là đón tiếp, đảm bảo an toàn, phục vụ khách hàng trên chuyến bay thông qua các dịch vụ như ăn uống, thông tin,…
Nếu trở thành một tiếp viên hàng không, giờ giấc làm việc của bạn sẽ không rõ ràng, không cố định vì chúng phụ thuộc vào các chuyến bay. Nếu làm việc ở các chuyến bay quốc tế, tiếp viên hàng không thậm chí có thể làm việc từ ngày này sang ngày khác trên cùng một chuyến bay.
Nên học ngành Hospitality ở Việt Nam hay nước ngoài
Ngành Hospitality ở Việt nam đang ngày càng phổ biến. Không chỉ riêng bậc đại học mà cả trung cấp, cao đẳng cũng đào tạo ngành này. Phải kể đến một vài trường đào tạo Hospitality nổi tiếng tại Việt Nam như: Đại học RMIT, Đại học Duy Tân, ĐH Kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, vì ngành Hospitality chỉ mới du nhập vào Việt Nam trong một thời gian vừa qua, do đó chất lượng đào tạo vẫn chưa được đảm bảo. So với việc học trong nước, bạn có thể tham gia các chương trình đào tạo quốc tế với những lợi ích như sau:
Thực tập kỹ càng. Nếu học ở Việt Nam, ngành Hospitality nói riêng và hầu hết các ngành nghề nói chung đề chỉ có thời gian thực tập khoảng 3 tháng. Còn nếu bạn đi du học tại các quốc gia chuyên đào tạo ngành Hospitality thì thời gian thực tập được nâng lên rất nhiều. Thời gian thực tập khi du học ngành hospitality tại Thụy Sĩ và Úc kéo dài lên đến 18 tháng, Pháp là 16 tháng và Hà Lan 12 tháng. Thời gian thực tập cao, đồng nghĩa với việc học sinh sẽ có nhiều kinh nghiệm thực tế hơn.
Môi trường giao tiếp ngoại ngữ. Đối với sinh viên theo học Hospitality thì ngoại ngữ là một phương tiện kết nối công việc mạnh mẽ. Sinh viên Việt Nam được cho là kém về khả năng ngoại ngữ cũng như giao tiếp. Việc thực tập tại môi trường quốc tế trong thời gian dài sẽ giúp cải thiện đáng kể 2 vấn đề trên.
Học ngành Hospitality ở nước ngoài hay tại Việt Nam đều là một câu hỏi cần phải đưa ra đong đếm rất nhiều. Bởi lẽ môi trường quốc tế nhìn chung là đào tạo tốt hơn, tấm bằng ra trường giá trị hơn nhưng bù lại mức chi phí phải trả lại lớn hơn rất nhiều. Do đó tùy vào điều kiện của mỗi người thì sẽ có cách chọn lựa khác nhau. Nếu bạn đang có nhu cầu đi du học ngành nghề này thì có thể tham khảo một số trường đào tạo.
Trên đây là tất cả những gì có thể chia sẽ về ngành nghề hospitality cũng như khái niệm Hospitality là gì. Mong rằng sau bài viết trên, bạn đọc có thể trang bị cho bản thân mình những kiến thức vững nhất về ngành học trên và có một quyết định lựa chọn nơi học tốt nhất.