Biểu mẫuBiểu mẫu trực tuyến

Hướng dẫn ghi và chấm điểm trong sổ đầu bài THCS

Cách ghi sổ đầu bài THCS
1002

Cách ghi sổ đầu bài THCS

Bản in

Hướng dẫn cách ghi và chấm điểm trong sổ đầu bài THCS

Thiquocgia.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết hướng dẫn ghi và chấm điểm trong sổ đầu bài THCS để bạn đọc cùng tham khảo và có thể hiểu rõ hơn về cách ghi và chấm điểm trong sổ đầu bài.

Cách ghi đánh giá tiết học trong Sổ đầu bài THCS

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …

TRƯỜNG …

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-

Số: ….

….………., ngày…tháng…năm…

HƯỚNG DẪN
Cách ghi, đánh giá tiết học trong Sổ đầu bài

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

– Sổ ghi đầu bài là cơ sở pháp lý giúp hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục kiểm soát việc thực hiện kế hoạch, chương trình giáo dục và những công việc cụ thể của giáo viên bộ môn trên lớp, đồng thời nắm được tình hình của lớp trong từng thời gian nhất định.

– Sổ ghi đầu bài được giao cho các lớp vào đầu giờ mỗi buổi học và nộp lại nơi lưu giữ khi kết thúc buổi học.

– Giáo viên chủ nhiệm ghi (hoặc hướng dẫn học sinh ghi) các nội dung, thông tin vào sổ đầu bài theo quy định, đảm bảo thông tin chính xác. Những nhận xét, đánh giá của giáo viên bộ môn về tiết học phải đúng, công bằng, khách quan và có tác dụng giáo dục.

– Các buổi, các tiết nghỉ theo kế hoạch nhà trường hoặc của riêng giáo viên phải do giáo viên chủ nhiệm ghi, ký tên (không chấm điểm). Các tiết dạy bù, dạy thay…vẫn phải ghi đầy đủ các thông tin liên quan.

II. PHÂN CÔNG GHI VÀ QUẢN LÝ SỔ

1. Học sinh (được phân công ghi sổ đầu bài)

– Cột 1: (ngày, tháng); Cột 3: Môn học (VD: Toán, TC. Toán, Vật lý, Địa lí…) lần lượt từ tiết thứ nhất đến tiết cuối cùng theo thời khóa biểu của nhà trường.

2. Giáo viên bộ môn

– Cột 4: Tiết theo CT.

– Cột 5: Tên HS nghỉ tiết (VD: MinhP, TrangK).

– Cột thứ 6: Ghi đầy đủ tên bài dạy. Nếu bài học có từ 2 tiết trở lên thì tiết thứ 2 trở đi vẫn ghi tên bài và thêm: (tiếp theo). VD: Tập hợp (tiếp theo)

– Cột thứ 7: Ghi nhận xét chính trong tiết học về các mặt: Ý thức ra vào lớp, sự chuyên cần; vệ sinh; ý thức đạo đức; ý thức học tập.

– Cột thứ 8: Chấm điểm tiết học theo quy định.

– Cột thứ 9: giáo viên bộ môn kí tên. Trường hợp dạy thay ghi rõ (dạy thay).

– Phản ánh kịp thời các tồn tại, sai phạm của học sinh với GVCN. Trường hợp đã phản ảnh nhiều lần nhưng GVCN không có các biện pháp xử lý hoặc xử lý không hiệu quả thì báo cáo trực tiếp với Ban giám hiệu nhà trường.

3. Giáo viên chủ nhiệm

– Trường hợp GVBM không dạy (do nghỉ việc riêng hoặc công việc nhà trường) giáo viên chủ nhiệm ghi và kí tên (không chấm điểm). Cụ thể: cột 6 ghi lí do GV nghỉ, cột 7 ghi: lớp tự quản rồi kí tên vào cột 9.

– Những ngày (hoặc tiết) nghỉ học để tham gia các hoạt động chung (VD: Khai giảng,…) GVCN ghi cột 5: Tên HS nghỉ tiết; cột 6: Tên nội dung công việc; cột 7: Nhận xét của giáo viên và cột 9: Ký tên.

– Nhắc học sinh quản lý, không để hư hỏng, mất sổ. Thường xuyên kiểm tra tình hình học tập, việc thực hiện nội quy của lớp. Xử lý kịp thời nhưng trường hợp HS vi phạm.

– Ghi nhận xét tổng hợp hàng tuần, ghi chốt số tiết dạy thay, dạy bù, số tiết nghỉ.

4. Ban giám hiệu nhà trường

– Kiểm tra và ghi nhận xét theo định kì (4 tuần học) hoặc thực hiện kiểm tra đột xuất. Nhận xét của BGH phải đánh giá được việc thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên bộ môn, tình hình đặc biệt của lớp học và đưa ra những yêu cầu đối với giáo viên bộ môn, với lớp học.

III. CÁCH ĐÁNH GIÁ TIẾT HỌC

– Đánh giá giờ học dựa trên 4 tiêu chí: Giờ giấc ra vào lớp, sự chuyên cần; Vệ sinh; Ý thức đạo đức; Ý thức học tập.

– Tiết học được đánh giá trên thang điểm 10, điểm của tiết học là 1 số nguyên dương.

1. Giờ giấc ra vào lớp, sự chuyên cần (2đ): Yêu cầu học sinh ra, vào lớp đúng giờ, không bỏ tiết. Học sinh nghỉ học phải có phép. Thực hiện tốt được tối đa 2 điểm. Nếu vi phạm:

– Trừ 0,5đ/ 1 HS vào muộn (vào lớp học sau GV);

– Trừ 1đ/ 1 HS nghỉ học không phép (các trường hợp nghỉ học đột xuất do điều kiện thời tiết, tai nạn, ..hoặc phụ huynh gọi điện xin phép đều được tính có phép);

– Trừ 1đ/ 1 HS bỏ giờ;

2. Vệ sinh (2đ): Bàn ghế, đồ dùng để ngay ngắn, gọn gàng; vệ sinh trong phòng học sạch sẽ. Có đủ khăn lau, chậu rửa,… theo quy định. Thực hiện tốt được tối đa 2 điểm. Nếu vi phạm:

– Trừ 1đ nếu bàn ghế, đồ dùng để thiếu ngay ngắn, bề bộn;

– Trừ 1đ nếu vệ sinh lớp bẩn, thiếu khăn lau tay, rẻ lau bảng, chậu rửa…;

3. Ý thức đạo đức (2đ): Học sinh thực hiện đầy đủ nội quy của nhà trường, không có thái độ vô lễ với thầy (cô) giáo, không nói tục, chửi bậy, gây gổ đánh nhau… Thực hiện tốt được tối đa 2 điểm. Nếu vi phạm:

– Trừ 2đ nếu có học sinh có biểu hiện vô lễ với thầy (cô) giáo;

– Trừ 2đ nếu nếu có học sinh nói tục, chửi bậy, gây gổ, đánh nhau trong lớp;

4. Ý thức học tập (4đ): Học sinh học, làm bài tập và chuẩn bị đầy đủ trước khi tới lớp. Giữ trật tự, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. Thực hiện tốt được tối đa 4 điểm. Nếu vi phạm:

– Trừ 0,5đ/ 1 HS (được kiểm tra) không học và làm bài tập về nhà;

– Trừ 0,5đ/ 1 HS (được kiểm tra) không chuẩn bị dụng cụ, đồ dùng học tập theo dặn dò trong tiết học trước của GV;

– Trừ 0,5đ/ 1 HS mất trật tự trong giờ học (ghi rõ tên);

5. Một số lưu ý:

– Nếu điểm lẻ thì được làm tròn (VD: 7,5 làm tròn thành 8).

– Tổng số điểm trừ của mỗi tiêu chí không vượt quá số điểm của tiêu chí đó (VD: tiêu chí ý thức đạo đức được tối đa 2đ, nhưng trong 1 tiết học vừa có HS vô lễ với GV, vừa có HS nói bậy cũng chỉ trừ tối đa 2đ thay vì 4đ)

– GV đánh giá phải khách quan, sư phạm; cần chú ý tới sự cố gắng nỗ lực của từng học sinh và tập thể lớp để xây dựng phong trào học tập.

– Nhận xét giờ dạy cần chi tiết, cụ thể, tường minh. Phải ghi rõ HS nào mất trật tự, HS nào không học bài cũ, … Không ghi chung chung như: “lớp không học bài”, “lớp mất trật tự”…

– Không viết tắt, kí hiệu,…không tẩy xóa. Ghi sai, phải gạch bằng bút đỏ, ghi lại và kí tên.

– Đánh giá, xếp loại ngay sau giờ dạy. Nếu vì lí do nào đó mà sổ đầu bài không được mang lên tiết học, GV cần bổ sung thông tin chậm nhất sau 2 ngày tiếp theo.

Trên đây là bản hướng dẫn GV trong việc đánh giá xếp loại tiết học. Tùy mức độ, tùy trường hợp và đặc thù của bộ môn, GV cần đối chiếu và cân nhắc để đánh giá nghiêm túc công bằng nhưng cũng không nên áp dụng quá cứng nhắc và máy móc./.

Nơi nhận:

– …………..

HIỆU TRƯỞNG

Hướng dẫn cách ghi đánh giá tiết học trong sổ đầu bài

Hướng dẫn ghi và chấm điểm trong sổ đầu bài THCS

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Kết nối với chúng tôi

Sự kiện nổi bật

thi sinh lo lang vi de thi lich su kho nhieu kien thuc lop 11

Thứ 5

23/02/2021 08:00

Xem nhiều

Chủ đề

Bài viết mới

Xem thêm