Biểu mẫuGiáo dục - Đào tạo

Kế hoạch giáo dục môn Vật lý lớp 8 giảm tải theo công văn 4040

Phân phối chương trình môn Vật lý lớp 8 giảm tải
6922

Phân phối chương trình môn Vật lý lớp 8 giảm tải

Trước tình hình dịch bệnh Covid- 19, Bộ Giáo dục đã đưa ra chương trình giảm tải nội dung học cho các khối lớp cấp THCS. Hoatieu.vn mời quý thầy cô và quý phụ huynh tham khảo Kế hoạch giáo dục môn Vật lý lớp 8 giảm tải theo công văn 4040 của Bộ giáo dục nhằm chuẩn bị thời khóa biểu lớp 8 và bài giảng trên lớp đúng chuẩn, kịp với tốc độ dạy và học bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện trong tình hình dịch bệnh phức tạp nhiều trường phải dạy học trực tuyến online.

Nội dung điều chỉnh Vật lý lớp 8 theo công văn 4040

UBND HUYỆN ……….

TRƯỜNG THCS ……….

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: Vật lí – Lớp 8

Tổng số: 35 tiết (35 tuần)

HK I: 18 tiết (18 tuần)

HK II: 17 tiết (17 tuần)

Học kì I

Tuần

Tiết

Chủ đề/tên bài dạy

Yêu cầu cần đạt

(kiến thức, kĩ năng)

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid

Ghi chú

1-2

1 – 2

Chủ đề 1:

Chuyển động cơ

Bài 1: Chuyển động cơ

Bài 2: Vận tốc.

Bài 3: Chuyển động đều – Chuyển động không đều.

1. Kiến thức:

– Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ.

– Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.

– Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.

– Nêu được các dạng chuyển động thường gặp.

– Nêu được ý nghĩa của vận tốc là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động. Nêu được đơn vị đo của vận tốc.

– Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm vận tốc.

– Nêu được vận tốc trung bình là gì và cách xác định vận tốc trung bình.

2. Kĩ năng:

– Vận dụng được công thức tính tốc độ .

– Tính được vận tốc trung bình của chuyển động không đều.

3. Thái độ:

– Yêu thích môn học, ham học hỏi.

– Có ý thức hợp tác khi làm việc nhóm.

– Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.

– Có ý thức làm việc nghiêm túc.

– HS có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực tự học: Sử dụng sách giáo khoa, ghi chép và tìm kiếm thông tin…

– Năng lực hợp tác: Hợp tác trong hoạt động nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề: Tự giải quyết được yêu cầu giáo viên giao trên lớp hoặc về nhà.

– Năng lực tính toán và sử dụng công nghệ thông tin: Tính toán, đổi đơn vị, sử dụng công nghệ thông tin để thu thập thông tin liên quan.

– Các kĩ năng quan sát, thực nghiệm và phẩm chất nghiên cứu khoa học.

Bài 2: Vận tốc.

(Các yêu cầu C4, C5, C6, C7, C8: Học sinh tự đọc

Bài 3: Chuyển động đều – Chuyển động không đều.

(Thí nghiệm C1: không yêu cầu thực hiện).

(Mục III. Vận dụng: Học sinh tự đọc).

Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí theo thời gian của một vật so với vật mốc.

3-5

3-5

Chủ đề 2:

Lực cơ

Bài 4: Biểu diễn lực.

Bài 5: Sự cân bằng lực – Quán tính.

Bài 6: Lực ma sát.

1. Kiến thức:

– Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi độ lớn của tốc độ và hướng chuyển động của vật.

– Nêu được lực là một đại lượng vectơ.

– Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.

– Nêu được quán tính của một vật là gì?

– Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt.

– Nêu được ví dụ về lực ma sát lăn.

– Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ.

2. Kĩ năng:

– Biểu diễn được lực bằng véctơ.

– Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính.

– Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.

3. Thái độ:

– Yêu thích môn học, ham học hỏi.

– Có ý thức hợp tác khi làm việc nhóm.

– Có ý thức vận dụng kiến thức về quán tính và lực ma sát vào thực tế.

– Có ý thức làm việc nghiêm túc, trung thực trong báo cáo.

– HS có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực tự học: Sử dụng sách giáo khoa, ghi chép và tìm kiếm thông tin.

– Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện và giải quyết các vấn đề khi làm thí nghiệm.

– Năng lực hợp tác: Cùng hợp tác làm thí nghiệm, phân tích kết quả…

– Năng lực tính toán, công nghệ thông tin: Tính toán, đổi đơn vị, làm được các bài tập định lượng, tìm kiếm thông về quán tính, lực ma sát…

– Các kĩ năng quan sát, thực nghiệm và phẩm chất nghiên cứu khoa học.

Bài 5: Sự cân bằng lực – Quán tính.

(Không yêu cầu thực hiện).

6-8

6-8

Chủ đề 3: Áp suất

Bài 7: Áp suất.

Bài 8: Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau.

Bài 9: Áp suất khí quyển.

1. Kiến thức:

– Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì.

– Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng.

– Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng.

Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì ở cùng độ cao.

– Mô tả được cấu tạo của máy nén thủy lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.

Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.

2. Kĩ năng:

– Vận dụng công thức

– Vận dụng được công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng.

3. Thái độ:

– Yêu thích môn học, ham học hỏi.

– Có ý thức hợp tác khi làm việc nhóm.

– Có ý thức vận dụng kiến thức về áp suất và bình thông nhau vào thực tế.

– Có ý thức làm việc nghiêm túc.

– Trung thực trong báo cáo kết quả thí nghiệm.

– HS có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực tự học: Sử dụng sách giáo khoa, ghi chép và tìm kiếm thông tin…

– Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện và giải quyết các vấn đề khi làm thí nghiệm về áp suất chất lỏng và áp khí quyển…

– Năng lực hợp tác: Cùng hợp tác làm thí nghiệm, phân tích kết quả…

– Năng lực tính toán, công nghệ thông tin: Tính toán, đổi đơn vị, giải một số bài tập định lượng, tìm kiếm thông về áp suất, bình thông nhau,…

– Các kĩ năng quan sát, thực nghiệm và phẩm chất nghiên cứu khoa học.

Bài 9: Áp suất khí quyển.

(Mục II. Độ lớn của áp suất khí quyển: Khuyến khích HS tự đọc).

Không yêu cầu tính toán định lượng đối với máy nén thủy lực

9

9

Kiểm tra giữa học kì

1. Kiến thức:

Nắm vững kiến thức của chủ đề đã học.

2. Kĩ năng:

Vận dụng kiến thức của chủ đề đã học để làm bài kiểm tra.

3. Thái độ:

Cẩn thận, độc lập, trung thực, nghiêm túc trong kiểm tra.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực giải quyết vấn đề: Tự làm bài kiểm tra.

– Năng lực suy nghĩ sáng tạo: Suy nghĩ ra câu trả lời hay, phương pháp giải hay.

– Bước 1: Xác định mục đích đề kiểm tra.

– Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra.

– Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra.

– Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận.

– Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm.

10-11

10-11

Chủ đề 4:

Lực đẩy Ác-si-mét.

Bài 10: Lực đẩy

Ác-si-mét.

Bài 11: Thực hành và Kiểm tra thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét.

Bài 12: Sự nổi.

1. Kiến thức:

– Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét.

– Nêu được điều kiện nổi của vật.

2. Kĩ năng:

– Vận dụng được công thức về lực đẩy Ác-si-mét.

F = V.d.

– Tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học, ham học hỏi.

– Có ý thức hợp tác khi làm việc nhóm.

– Có ý thức vận dụng kiến thức về lực đẩy Ác-si-mét và sự nổi vào thực tế.

– Có ý thức làm việc nghiêm túc.

– Trung thực trong báo cáo kết quả thực hành.

– HS có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực tự học: Sử dụng sách giáo khoa, ghi chép và tìm kiếm thông tin…

– Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện và giải quyết các vấn đề khi làm thí nghiệm về lực đẩy Ác-si-mét và sự nổi.

– Năng lực hợp tác: Cùng hợp tác làm thí nghiệm, phân tích kết quả…

– Năng lực tính toán, công nghệ thông tin: Tính toán kết quả thực hành, đổi đơn vị, giải một số bài tập định lượng, tìm kiếm thông về Ác-si-mét và sự nổi.

– Các kĩ năng quan sát, thực nghiệm và phẩm chất nghiên cứu khoa học.

Bài 10: Lực đẩy

Ác-si-mét.

(Thí nghiệm hình 10.3: Không yêu cầu thực hiện).

(Mục III. Vận dụng, các yêu cầu C5, C6, C7: học sinh tự đọc)

Bài 11: Thực hành và Kiểm tra thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét. (Không yêu cầu thực hiện)

Bài 12: Sự nổi.

(Mục III. Vận dụng, các yêu cầu C6, C7, C8, C9: Học sinh tự đọc).

12

12

Chủ đề 5:

Công-Công suất

Bài 13: Công cơ học..

1. Kiến thức:

– Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công.

– Viết được công thức tính công cơ học cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. Nêu được đơn vị đo công.

– Phát biểu được định luật bảo toàn công cho các máy cơ đơn giản. Nêu được ví dụ minh họa.

-Nêu được công suất là gì? Viết được công thức tính công suất và nêu đơn vị đo công suất.

– Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị.

2. Kĩ năng:

– Vận dụng công thức A = Fs.

-Vận dụng được công thức:

3. Thái độ:

– Yêu thích môn học, ham học hỏi.

– Có ý thức hợp tác khi làm việc nhóm.

– Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.

– Có ý thức làm việc nghiêm túc.

– HS có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực tự học: Sử dụng sách giáo khoa, ghi chép và tìm kiếm thông tin…

– Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện và giải quyết các vấn đề khi làm thí nghiệm.

– Năng lực hợp tác: Cùng nhau thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao.

– Năng lực tính toán, công nghệ thông tin: Tính toán, đổi đơn vị, giải một số bài tập định lượng, tìm kiếm thông tin .

– Các kĩ năng quan sát, thực nghiệm và phẩm chất nghiên cứu khoa học.

13-15

13-15

Ôn tập

1. Kiến thức

– Hệ thống hóa kiến thức cơ bản đã học về chuyển động cơ, lực cơ, áp suất, lực đẩy acsimet.

2. Kĩ năng

– Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập, giải thích các hiện tượng trong thực tế.

3. Thái độ

– Nghiêm túc trong học tập và ôn tập kiến thức.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm.

16

16

Kiểm tra

cuối học kì

1. Kiến thức:

Nắm vững kiến thức của chủ đề đã học.

2. Kĩ năng:

Vận dụng kiến thức của chủ đề đã học để làm bài kiểm tra.

3. Thái độ:

Cẩn thận, độc lập, trung thực, nghiêm túc trong kiểm tra.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực giải quyết vấn đề: Tự làm bài kiểm tra.

– Năng lực suy nghĩ sáng tạo: Suy nghĩ ra câu trả lời hay, phương pháp giải hay.

– Bước 1: Xác định mục đích đề kiểm tra.

– Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra.

– Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra.

– Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận.

– Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm.

17-18

17-18

Ôn tập..

1. Kiến thức

– Hệ thống hóa kiến thức cơ bản đã học trong học kì I.

2. Kĩ năng

– Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập, giải thích các hiện tượng trong thực tế.

3. Thái độ

– Nghiêm túc trong học tập và ôn tập kiến thức.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm.

Học kì II

Tuần

Tiết

Chủ đề/tên bài dạy

Yêu cầu cần đạt

(kiến thức, kĩ năng)

Nội dung điều chỉnh

Ghi chú

19-20

19-20

Chủ đề 5:

Công – Công suất (tiếp)

Bài 14: Định luật về công.

Bài 15: Công suất.

1. Kiến thức:

– Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công.

– Viết được công thức tính công cơ học cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. Nêu được đơn vị đo công.

– Phát biểu được định luật bảo toàn công cho các máy cơ đơn giản. Nêu được ví dụ minh họa.

-Nêu được công suất là gì? Viết được công thức tính công suất và nêu đơn vị đo công suất.

– Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị.

2. Kĩ năng:

– Vận dụng công thức A = Fs.

-Vận dụng được công thức:

3. Thái độ:

– Yêu thích môn học, ham học hỏi.

– Có ý thức hợp tác khi làm việc nhóm.

– Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.

– Có ý thức làm việc nghiêm túc.

– HS có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực tự học: Sử dụng sách giáo khoa, ghi chép và tìm kiếm thông tin…

– Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện và giải quyết các vấn đề khi làm thí nghiệm.

– Năng lực hợp tác: Cùng nhau thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao.

– Năng lực tính toán, công nghệ thông tin: Tính toán, đổi đơn vị, giải một số bài tập định lượng, tìm kiếm thông tin .

– Các kĩ năng quan sát, thực nghiệm và phẩm chất nghiên cứu khoa học.

.

Số ghi công suất trên một thiết bị cho biết công suất định mức của thiết bị đó, tức là công suất sản ra hoặc tiêu thụ của thiết bị này khi nó hoạt động bình thường.

Thế năng được xác định đối với một mốc đã chọn.

21

21

Chủ đề 6:Cơ năng

Bài 16: Cơ năng.

1. Kiến thức:

– Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn.

– Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng.

– Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.

2. Kĩ năng:

– Vận dụng kiến thức về cơ năng để giải thích một số hiện tượng đơn giản.

– Vận dụng hiến thức đã học trong chương I để trả lời các câu hỏi, bài tập tổng kết chương I.

3. Thái độ:

– Yêu thích môn học, ham học hỏi.

– Có ý thức hợp tác khi làm việc nhóm.

– Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.

– Có ý thức làm việc nghiêm túc.

– HS có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực tự học: Sử dụng sách giáo khoa, ghi chép và tìm kiếm thông tin…

– Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện và giải quyết các vấn đề khi làm thí nghiệm.

– Năng lực hợp tác: Cùng hợp tác làm thí nghiệm, phân tích kết quả…

– Năng lực tính toán, công nghệ thông tin: Tính toán, đổi đơn vị, tìm kiếm thông tin về cơ năng như tìm ví dụ về vật có thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, động năng…

– Các kĩ năng quan sát, thực nghiệm và phẩm chất nghiên cứu khoa học.

22

22

Bài tập

1. Kiến thức: Ôn lại kiến thức về công cơ học, định luật về công và công suất.

2. Kĩ năng: – Vận dụng công thức tính công A= F.s để làm một số dạng bài tập về công cơ học.

– Vận dụng công thức tính hiệu suất H= làm một số bài tập định lượng.

– Vận dụng công thức p= làm một số dạng bài tập định lượng về công suất.

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, khoa học và tích cực trong khi giải bài tập.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán

23

23

Bài 18: Ôn tập tổng kết chương I: Cơ học

1.Kiến thức:

– Ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức cơ bản trong chương CƠ HỌC

– Trả lời được các câu hỏi ôn tập.

– Làm được các bài tập.

2.Kỹ năng đổi các đơn vị

3.Thái độ tích cực khi ôn các kiến thức cơ bản..

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

24

24

Chủ đề 7:

Cấu tạo chất

Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?

Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

1. Kiến thức:

– Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử.

– Nêu được giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.

– Nêu được các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng.

– Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.

2. Kĩ năng:

– Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.

– Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

– Giải thích được hiện tượng khuếch tán.

3. Thái độ:

– Yêu thích môn học, ham học hỏi.

– Có ý thức hợp tác khi làm việc nhóm.

– Có ý thức vận dụng kiến thức về cấu tạo chất vào thực tế.

– Có ý thức làm việc nghiêm túc.

– HS có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực tự học: Sử dụng sách giáo khoa, nghe ghi chép và tìm kiếm thông tin…

– Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện và giải quyết các vấn đề giáo viên giao trên lớp hoặc về nhà.

– Năng lực hợp tác: Cùng nhau phân tích hiện tượng quả bóng khổng lồ chuyển động trên sân và kết quả thí nghiệm Bơ-Rao.

– Năng lực tính toán, công nghệ thông tin: Tìm kiếm thông tin về các hiện tượng có liên quan đến cấu tạo chất.

– Các kĩ năng quan sát, thực nghiệm và phẩm chất nghiên cứu khoa học.

Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?

(Mục II.1. Thí nghiện mô hình: Không yêu cầu thực hiện).

Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

(Mục IV. Vận dụng: Học sinh tự đọc).

25

25

Ôn tập

1. Kiến thức

Học sinh nắm vững kiến thức về cơ năng, cấu tạo chất, chuyển động của các nguyên tử phân tử, các hình thức truyền nhiệt.

Vận dụng kiến thức trên để giải thích các hiện tượng vật lý, giải các bài tập định lượng, …

2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập, đổi đơn vị, kỹ năng phân tích, suy luận, tổng hợp kiến thức.

3. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc trong học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh

– Năng lực giải quyết vấn đề.

– Năng lực tính toán.

– Năng lực hợp tác.

– Năng lực sáng tạo.

– Năng lực tự học.

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

26

26

Kiểm tra

giữa học kì

1. Kiến thức:

Nắm vững kiến thức của chủ đề đã học.

2. Kĩ năng:

Vận dụng kiến thức của chủ đề đã học để làm bài kiểm tra.

3. Thái độ:

Cẩn thận, độc lập, trung thực, nghiêm túc trong kiểm tra.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực giải quyết vấn đề: Tự làm bài kiểm tra.

– Năng lực suy nghĩ sáng tạo: Suy nghĩ ra câu trả lời hay, phương pháp giải hay.

27-28

27-28

Chủ đề 8:

Các hình thức truyền nhiệt

Bài 21: Nhiệt năng.

Bài 22: Dẫn nhiệt.

Bài 23: Đối lưu-Bức xạ nhiệt.

Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng.

– Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.

– Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.

– Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì.

– Tìm được ví dụ minh hoạ về sự dẫn nhiệt.

– Tìm được ví dụ minh hoạ về sự đối lưu.

– Tìm được ví dụ minh hoạ về bức xạ nhiệt.

– Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.

– Vận dụng được kiến thức về đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.

Bài 21: Nhiệt năng.

Bài 22: Dẫn nhiệt.

(Mục II. Tính dẫn nhiệt của các chất:Học sinh tự đọc).

Bài 23: Đối lưu-Bức xạ nhiệt.

(Các yêu cầu vận dụng: Học sinh tự đọc).

Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

29

29

Chủ đề 9:

Phương trình cân bằng nhiệt

Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng.

Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt.

1. Kiến thức:

Nêu được ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật.

– Chỉ ra được nhiệt chỉ tự truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

2. Kĩ năng:

Vận dụng công thức Q = m.c.Dt.

– Vận dụng phương trình cân bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản.

– Vận dụng hiến thức đã học trong chương II để trả lời các câu hỏi, bài tập tổng kết chương II.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học.

– Ham học hỏi.

– Có ý thức hợp tác khi làm việc nhóm.

– Có ý thức vận dụng kiến thức về nguyên lí truyền nhiệt vào thực tế.

– Có ý thức làm việc nghiêm túc.

– HS có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực tự học: Sử dụng sách giáo khoa, ghi chép và tìm kiếm thông tin…

– Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện và giải quyết các vấn đề giáo viên giao.

– Năng lực hợp tác: Cùng nhau phân tích kết quả thí nghiệm H24.1, H24.2, H24.3…

– Năng lực tính toán, công nghệ thông tin: Tính toán, đổi đơn vị giải một số bài tập định lượng.

– Các kĩ năng quan sát, thực nghiệm và phẩm chất nghiên cứu khoa học.

Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng.

(Thí nghiệm hình 24.1, 24.2, 24.3: Không thực hiện. Chỉ yêu cầu học sinh phân tích kết quả thí nghiệm).

(Mục III. Vận dụng: học sinh tự đọc).

Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt.

(Mục IV. Vận dụng: Học sinh tự đọc).

Chỉ yêu cầu HS giải các bài tập đơn giản về trao đổi nhiệt tối đa là ba vật.

30

30

Bài tập về phương trình cân bằng nhiệt.

1.Kiến thức:

– Biết được nhiệt lượng 1 vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ, và chất cấu tạo nên vật.

– Viết được công thức tính nhiệt lượng, nêu được tên, đơn vị của các đại lượng trong công thức

– Hiểu được ý nghĩa vật lí của nhiệt dung riêng

2.Kĩ năng:- Mô tả được thí nghiệm và xử lí được bảng ghi kết quả thí nghiệm chứng tỏ nhiệt lượng phụ thuộc vào khối lượng, chất cấu tạo nên vật và độ tăng nhiệt độ

3.Thái độ:- Rèn luyện thái độ nghiêm túc và tinh thần hợp tác nhóm

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán

Chỉ yêu cầu HS giải các bài tập đơn giản về trao đổi nhiệt tối đa là ba vật.

31

31

Bài 29: Ôn tập và tổng kết chương II: Nhiệt học.

1.Kiến thức:

– Ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức cơ bản trong chương NHIỆT HỌC

– Trả lời được các câu hỏi ôn tập.

– Làm được các bài tập.

2.Kỹ năng làm các bài tập

3.Thái độ tích cực khi ôn các kiến thức cơ bản..

4.Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán

32

32

Ôn tập

1. Kiến thức:

Nắm vững kiến thức của chủ đề đã học.

2. Kĩ năng:

Vận dụng kiến thức của chủ đề đã học để làm bài kiểm tra.

3. Thái độ:

Cẩn thận, độc lập, trung thực, nghiêm túc trong kiểm tra.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực giải quyết vấn đề: Tự làm bài kiểm tra.

– Năng lực suy nghĩ sáng tạo: Suy nghĩ ra câu trả lời hay, phương pháp giải hay.

33

33

Kiểm tra cuối học kì

1. Kiến thức:

Nắm vững kiến thức của chủ đề đã học.

2. Kĩ năng:

Vận dụng kiến thức của chủ đề đã học để làm bài kiểm tra.

3. Thái độ:

Cẩn thận, độc lập, trung thực, nghiêm túc trong kiểm tra.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực giải quyết vấn đề: Tự làm bài kiểm tra.

– Năng lực suy nghĩ sáng tạo: Suy nghĩ ra câu trả lời hay, phương pháp giải hay.

34-36

34-36

Ôn tập

1. Kiến thức

Học sinh nắm vững kiến thức về công cơ học, định luật về công, công suất, chuyển động cơ học, vận tốc, chuyển động đều, chuyển động không đều, cách biểu diễn lực, hai lực cận bằng, quán tính, lực ma sát, áp suất.

Vận dụng kiến thức trên để giải thích các hiện tượng vật lý, giải các bài tập định lượng, …

2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập, đổi đơn vị, kỹ năng phân tích, suy luận, tổng hợp kiến thức.

3. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc trong học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh

– Năng lực giải quyết vấn đề.

– Năng lực tính toán.

– Năng lực hợp tác.

– Năng lực sáng tạo.

– Năng lực tự học.

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm