Kịch bản chương trình ngoại khóa mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Ngày 22/12 không chỉ là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà đã trở thành Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Vào dịp này, các nhà trường thường tổ chức các họat động ngoại khóa cho học sinh. Sau đây là Kịch bản chương trình ngoại khóa ngày 22/12.
1. Kịch bản chương trình ngoại khóa ngày 22/12 số 1
Các bạn thân mến!
Dân tộc Việt Nam là dân tộc có lòng yêu nước nồng nàn ,kiên cường ,bất khuất.Dân tộc ấy đã sinh ra 1 đội quân anh hùng-“ Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ”. Quân đội ấy đã được gọi bằng cái tên thật thân thương: bộ đội cụ Hồ, và được cả thế giới biết đến với tên Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tên gọi “Quân đội Nhân dân” là do Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ”. Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại một khu rừng giữa 2 tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng vào ngày 22/12/1944.
Đất nước có được hòa bình, ổn định, phát triển như hôm nay là nhờ sự hy sinh của các Anh hùng, liệt sỹ của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Để báo đáp công ơn ấy, kế thừa truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc,lúc này đây,khi ngày lễ kỉ niệm đặc biệt sắp đến gần, chúng la lại có cơ hội bày tỏ lòng biết ơn và sự cảm phục sâu sắc tới họ -những người hùng của dân tộc.
Và trong giờ ngoại khóa hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhiều hơn nữa, sâu hơn nữa về Quân đội nhân dân Việt Nam
I. TRÒ CHƠI THỨ NHẤT: TRẮC NGHIỆM TÌM HIỂU
(Thành phần tham gia: học sinh toàn trường,mỗi câu hỏi mời 1 bạn lên trả lời. Thời gian: 10p)
1. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập ngày 22-12-1944 gồm bao nhiêu chiến sĩ? Bao nhiêu nữ?
(34 chiến sĩ, 3 nữ)
2. Kể từ khi thành lập đến nay,Quân đội nhân dân Việt Nam đã đổi tên bao nhiêu lần? 4 lần
(đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944, Ngày 15 tháng 4 năm 1945 đổi tên thành Việt Nam Giải phóng quân, Tháng 11 năm 1945 Vệ quốc đoàn, còn gọi là Vệ quốc quân, Ngày 22 tháng 5 năm 1946 đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam, Năm 1950, đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam)
3. Vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam là ai? (Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
4. Đây là cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thành công lần đầu tiên ?
(Kháng chiến chống Pháp)
5. Anh hùng nổi tiếng với danh hiệu “ Anh hùng đường số 6” là ai?
A. Tô Vĩnh Diện
B. Cù Chính Lan
C. Phan Đình Giót
(Ngày 13-12-1951, trong 1 trận tập kích địch ở đường số 6, anh đã một mình đuổi xe tăng Pháp, nhảy lên thành xe, ném lựu đạn vào buồng lái để tiêu diệt xe.)
II.TRÒ CHƠI THỨ HAI :NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
(mời 2 đội chơi,mỗi đội 5 người.Thời gian: 10p)
Gần 70 năm chiến đấu và xây dựng, chiến thắng và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã phấn đấu liên tục, không ngừng giữ vững, nêu cao và phát huy mạnh mẽ truyền thống anh hùng cách mạng, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam và truyền thống vẻ vang của quân đội, xứng đáng với danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ”.
(Luật chơi: Mỗi đội cử 1 bạn lên nhận tờ giấy của MC, trong tờ giấy có ghi những trận đánh nổi tiếng của Quân đội nhân dân Việt Nam.Yêu cầu, bạn nhận được tờ giấy sẽ phải diễn đạt lại cho đồng đội của mình để họ có thể đoán được,không đc sử dụng các từ có trong tờ giấy,thời gian cho mỗi lần gợi ý là 20s, đoán đúng đc 5đ)
CHIẾN THẮNG VIỆT BẮC (17/10 ĐẾN 22/12/1947):
Ngày 17/10/1947, giặc Pháp huy động 2 vạn quân tinh nhuệ có máy bay, tàu chiến hỗ trợ cuộc tiến công lớn lên Bắc Việt, hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta, kết thúc “chớp nhoáng” cuộc chiến tranh xâm lược. Quân và dân Việt Bắc đã liên tiếp đánh chặn và phản công tiêu diệt địch ở khắp nơi, nổi bật là các trận Bình Ca (Tuyên Quang), Bông Lau (Cao Bằng), Đoan Hùng, Khu Lau trên sông Lô.
CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI (16/9 ĐẾN 14/10/1950):
Ngày 07/7/1950, Bộ Tổng Tư lệnh về chiến dịch Biên giới Cao-Lạng (chiến dịch Lê Hồng Phong II). Mục đích là tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới, mở đường thông với các nước xã hội chủ nghĩa, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
Ngày 16/9/1950, quân ta đánh trận mở đầu, diệt cụm cứ điểm Đông Khê. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, ngày 03/ 10/1950 địch vội cho quân ở Cao Bằng rút chạy, đồng thời huy động quân ở Thất Khê lên ứng cứu. Bộ đội ta liên tiếp đánh chặn trong 2 ngày 7 và 08/10/1950 lần lượt tiêu diệt 2 binh đoàn Lơ-pa-giơ và Sáctông ở núi Cốc Xá và điểm cao 477. Thừa thắng, quân ta chuyển sang tiến công giải phóng một dải biên giới dài 100km từ Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến Đình Lập, An Châu, Tiên Yên (Quảng Yên).
CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ (13/3 ĐẾN 07/5/1954):
Ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng mở đợt tiến công lần thứ nhất vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, lần lượt tiêu diệt các cứ điểm Him Lam, Độc Lập bức quân địch ở Bản Kéo đầu hàng, mở thông cửa vào trung tâm tập đoàn cứ điểm. Ngày 30/3/1954, ta mở đợt tiến công lần thứ 2 diệt các cứ điểm phía Đông, cuộc chiến đấu giành đi giật lại giữa ta và địch rất quyết liệt. Vòng vây của quân ta khép chặt dần, hãm quân địch vào tình thế rất khốn đốn. Ngày 01/5/1954, đợt tiến công thứ 3 bắt đầu; quân ta lần lượt đánh chiếm các cứ điểm phía đông và phía tây, bẻ gãy các cuộc phản kích của địch. Ngày 07/5/1954, bộ đội ta tổng công kích tiêu diệt toàn bộ cứ điểm Điện Biên Phủ.
ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975:
Ngày 04/3/1975 bộ đội ta mở chiến dịch Tây Nguyên.
Sau một số trận đánh tạo thế và nghi binh chiến dịch, ngày 10 và 11/3, quân ta tiến công bằng sức mạnh binh chủng hợp thành, giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột.
Phát huy thắng lợi, ngày 21/3/1975 ta mở chiến dịch tiến công Huế-Đà Nẵng.
Từ ngày 21 đến 26/3, ta tiến công chia cắt Huế-Đà Nẵng. Sau bốn ngày chiến đấu, ta giải phóng Thừa Thiên – Huế, tiếp đó giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (25/3). Từ 27 đến 29, ta phát triển tiến công giải phóng Đà Nẵng.
Phối hợp với chiến dịch Huế – Đà Nẵng, từ Tây Nguyên bộ đội ta tiến xuống hỗ trợ lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương giải phóng các tỉnh Bình Định (ngày 01/4) Phú Yên (ngày 01/4) và Khánh Hoà (ngày 03/4).
Trên cơ sở những thắng lợi có ý nghĩa quyết định, ngày 04/4/1975, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh nhằm giải phóng hoàn toàn Sài Gòn và miền Nam Việt Nam.
Ngày 26/4, quân ta bắt đầu nổ súng tiến công mạnh và đồng loạt vào các mục tiêu, phá vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch.
11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, cờ Tổ Quốc tung bay trước Tòa nhà chính của Dinh Độc lập. Miền Nam hoàn toàn được giải phóng.
III.TRÒ CHƠI THỨ BA: THỬ TÀI TRÍ NHỚ
(Thành phần tham gia:2 đội chơi trên,thời gian:15p)
Luật chơi: Mỗi bạn sẽ nhận được 1 tờ giấy ghi lời chúc đến các chiến sĩ ,yêu cầu: trong vòng 1p,các bạn chơi sẽ phải ghi nhớ toàn bộ lời chúc, mỗi người đọc đúng,sẽ được 5đ, trôi chảy thêm 1đ.
Nhân ngày truyền thống quân đội Việt Nam, xin kính chúc các đồng chí mạnh khỏe, bình an, hạnh phúc. Luôn công hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc! Để giữ mãi màu xanh cho tổ quốc.
Chúc các đồng chí trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam mãi xứng danh anh Bộ đội cụ Hồ. Nhân ngày này, kính chúc Bố (mẹ, anh , chị, em…. luôn luôn khỏe mạnh để con cháu vui mừng !
Chúc các anh bộ đội cụ Hồ đã và đang làm nhiệm vụ ở quần đảo Trường sa – Hoàng sa luôn vững tay súng bảo vệ toàn vẹn vùng trời, vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Chúc anh luôn có một sức khỏe tốt để hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà quân đội và nhân dân giao phó.
Nhân ngày 22/12, ngày truyền thống quân đội, xin được gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến những chiến sĩ đã, đang và sẽ tiếp tục cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhân ngày thống Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12. Xin gửi tới các bác, các cô, các chú, các anh chị cùng tất cả những người thân yêu đã, đang cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc những lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Nhân ngày thống Quân 22/12. Xin gửi tới các bác, các cô, các chú, các anh chị em đã và đang xây dựng và bảo vệ tổ quốc có một cái Tết Quân Đội đầm ấm anh lành và hạnh phúc. Chúc các chiến sỹ Bộ Đội CỤ HỒ có một sức khỏe tốt để bảo vệ vững chắc Tổ Quốc thân yêu.
Xin được gửi lời chúc sức khỏe và lòng biết ơn vô hạn đến các bác, các anh, các chị đã, đang và sẽ tiếp tục sự nghiệp vững chắc tay súng bảo vệ tổ quốc thân yêu.
Kính chúc các đồng chí đang cống hiến tuổi trẻ và trí tuệ của mình cho sự bình yên của đất nước một lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt! Ngày Quốc Phòng toàn dân bất diệt!
Nhân ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, xin gửi lời chúc mừng và chúc sức khỏe tới các anh, chị trong lực lượng quốc phòng luôn thành đạt và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Chúc các đồng chí cựu chiến binh; cựu thanh niên xung phong, các đồng chí còn tại ngũ và đã xuất ngũ; các đồng chí thường trực và dự bị, các đồng chí chính qui và địa phương, các đồng chí trẻ và các đồng chí già… luôn xứng đáng với danh hiệu anh ‘Bộ Đội Cụ Hồ’. Chúc sức khỏe và quyết thắng!
Chúc mừng các anh Lính Cụ Hồ, những chiến sĩ trên các mặt trận, những cựu chiến binh, những sĩ quan, tướng lĩnh trong mọi binh chủng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam một ngày Tết quân đội vui tươi và ý nghĩa.
IV. TRÒ CHƠI THỨ TƯ: GIAI ĐIỆU TỰ HÀO
(Thành phần tham gia: hs toàn trường.Thời gian: 10p)
Trong đời sống thời ngày,âm nhạc vô cùng quan trọng,nó giúp chúng ta thư giãn,cảm thấy yêu đời hơn.Trong quân đội cũng vậy,những bài hát của quân đội luôn cổ vũ, động viên, khích lệ tinh thần, tạo sự vui tươi,phấn khởi, khơi dậy niềm tự hào nghề nghiệp, yêu mến, gắn bó với đơn vị.Và đối với mỗi chiến sĩ,khi bắt đầu vào quân đội luôn luôn được dạy 10 bài hát quy định.
Mười bài hát quy định trong quân đội không chỉ là những bài hát hay, đi cùng năm tháng, mà còn nói lên nguồn gốc xuất thân, mục tiêu chiến đấu, phản ánh quá trình xây dựng và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Sau đây các bạn hãy lắng nghe những giai điệu này,rồi cho chúng tôi biết đây là bài hát nào.
1- Tiến quân ca
2- Ca ngợi Hồ Chủ Tịch
3- Chào mừng Đảng Cộng sản Việt Nam
4- Vì nhân dân quên mình
5- Giải phóng Điện Biên
6- Tiến bước dưới quân kỳ
7- Bác đang cùng chúng cháu hành quân
8- Hát mãi khúc quân hành
9- Thanh niên làm theo lời Bác
10- Như có Bác trong ngày vui đại thắng
2. Kịch bản chương trình ngoại khóa ngày 22/12 số 2
Kính thưa quý thầy cô giáo. Thưa toàn thể các bạn!
Cách đây ….năm, ngày 22/12/1944 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân – tổ chức tiền thân của QĐND Việt Nam được thành lập. Lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam có một quân đội kiểu mới do Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức giáo dục và rèn luyện. Khi thành lập, chỉ có 34 người – do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy, với vũ khí hết sức thô sơ (chủ yếu là giáo mác gươm đao) nhưng đội đã làm lễ tuyên thệ với lời thề danh dự biểu thị quyết tâm chiến đấu hi sinh, chiến đấu cho độc lập của Tổ quốc và hạnh phúc nhân dân. Trải qua hai cuộc kháng chiến thần kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân đội ta đã ngày càng lớn mạnh, cùng toàn dân tộc làm “nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng” ở chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và đại thắng mùa xuân năm 1975. Non sông thu về một mối, Tổ quốc rợp cờ hoa ca khúc khải hoàn. Suốt 37 năm qua, sau khi đất nước được thống nhất, quân đội ta tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ hết sức quan trọng. Vừa bảo vệ Tổ quốc vừa góp phần tái thiết xây dựng đất nước, được Đảng, nhà nước và nhân dân tin yêu, kính trọng.
Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập QĐND Việt Nam và ngày hội quốc phòng toàn dân 22/12/2012. Để thể hiện lòng kính trong và biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh, các anh hùng liệt sỹ đã không tiếc máu xương để đem lại hòa bình, độc lập thống nhất cho đất nước và xây dựng Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp như ngày hôm nay. Liên đội trường THCS Tân Liên xin kính mời quý thầy cô giáo và các bạn đến với buổi sinh hoạt văn nghệ với chủ đề “Em yêu chú bộ đội”.
Mở đầu chương trình là bài hát: ………………………….. do các bạn đến từ chi đội………………………………. trình bày.
Kính thưa quý thầy cô và các bạn!
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
Ngày nay, trong khi mỗi chúng ta đang được học tập vui chơi, ngủ say giấc mỗi ngày, được sống trong sự ấm áp, yêu thương và sum vầy bên gia đình mỗi dịp Tết đến xuân về. Thì ở những nơi biên giới và hải đảo xa xôi, những người lính bộ đội cụ Hồ vẫn đang lặng lẽ từng ngày đối chọi với nhiều khó khăn gian khổ: cái lạnh của mùa đông, cái chốn rừng thiêng nước độc, sự thiếu thốn về tình cảm gia đình và thậm chí là sự hi sinh. Thế mà các chú, các anh vẫn luôn cầm chắc tay súng để bảo vệ biên cương, bảo vệ bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc, cho mỗi mái nhà trên đất nước được bình yên. Bằng tình cảm chân thành, các bạn đến từ chi đội Lê Hồng Phong và Nguyễn Văn Trỗi xin gửi tình cảm biết ơn của mình qua bài hát: “Chú bộ đội đảo xa”……………………..
Biết ơn công lao của các thế hệ cha anh, chúng ta càng ghhi nhớ công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại – vị cha già dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân. Tuy Bác đã đi xa nhưng hình ảnh và tư tưởng tấm gương đạo đức sáng ngời của Người vẫn còn in đậm trong trái tim mỗi người dân Việt Nam. Tiếp theo xin mời quý thầy cô và các bạn đến với hai câu chuyện kể của các bạn đến từ chi đội Nguyễn Văn Trỗi và Nguyễn Thị Minh Khai để một lần nữa chúng ta tưởng nhớ về Bác, hiểu hơn về tình cảm của Bác dành cho các chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam…………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
“Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống tốt đẹp bao đời nay của dân tộc Việt Nam. Mỗi dịp sinh hoạt truyền thống là mỗi lần tất cả chúng ta tự hào về lịch sử dân tộc, tự hào về truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, về Bác Hồ kính yêu. Qua buổi sinh hoạt này, tất cả đội viên chúng ta hãy nhận thức sâu sắc về bản chất cách mạng, truyền thống vẻ vang, những mốc son lịch sử, chiến công chói lọi của quân đội ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Càng tự hào, càng biết ơn công lao to lớn của các thế hệ bộ đội cụ Hồ, mỗi một học sinh chúng em xin hứa sẽ ra sức phấn đấu luyện rèn hơn nữa, thực hiện tốt “5 điều Bác Hồ dạy”, tích cực tham gia các hoạt động phong trào do nhà trường, Đoàn, Đội tổ chức. Phấn đấu để trở thành những người con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ; sớm trở thành những người chủ nhân tương lai của đất nước, kế thừa xứng đáng truyền thống vẻ vang của dân tộc, của Đảng, của Bác Hồ và của QĐND Việt Nam.
………………………………………………………………………………………………………………
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn.