- A. Nghe một cách thụ động
- 1. Đắm chìm trong ngôn ngữ – Chỉ cần nghe, không cần phải hiểu nội dung là gì
- 2. Nghe kết hợp với những hình ảnh động
- B. Nghe một cách chủ động
- 1. Nghe những bản tin tiếng Anh đặc biệt:
- 2. Chăm chú nghe lại thật kỹ những bài mình đã nghe
- 3. Thường xuyên nghe trước khi đọc script
- 4. Nghe những bài hát tiếng Anh và hát theo trong lúc nghe
Kỹ năng nghe luôn là trở ngại rất lớn đối với những người học tiếng anh, luyện tập kĩ năng nghe người học cần phải bỏ rất nhiều thời gian và công sức.Bên dưới là những hướng dẫn và những kinh nghiệm luyện nghe tiếng Anh hết sức hữu ích từ một giáo viên nước ngoài dày dặn kinh nghiệm
A. Nghe một cách thụ động
1. Đắm chìm trong ngôn ngữ – Chỉ cần nghe, không cần phải hiểu nội dung là gì
Dùng một chiếc CD sau đó lưu vào một số bài học tiếng Anh, mỗi bài dài từ 1 đến 5 phút. Những lúc rảnh rỗi ở nhà một mình, bạn có thể mở các bài học đó với âm lượng vừa đủ nghe, cứ lặp đi lặp lại những âm thanh của các bài học đó suốt ngày, lâu dần sẽ thành thói quen. Bạn cũng không cần để ý đến nó làm gì, cứ làm những việc bạn cần phải làm thường ngày như đánh răng, rửa mặt, học bài, làm bài hay lướt web … với những âm thanh xì xào của những bài tiếng Anh phát ra, thậm chí khi ngủ bạn cũng có thể mở lên để nghe trong vô thức. Ngoài ra, nếu bạn có sở hữu cho riêng mình một chiếc CD player, MP3 player hay một chiếc iPod cầm tay, thì có thể sử dụng chúng để nghe các bài tiếng Anh trong khi bạn phải chờ thời gian chết, ví dụ như những lúc ngồi tàu xe hàng giờ đồng hồ, hay ngồi chờ đến lượt mình trong phòng khám.
Việc lắng nghe tiếng Anh một cách vô thức như thế hết sức quan trọng, chúng cho phép chúng ta nghe đúng từng âm của một ngôn ngữ khác. Tai của chúng ta rất nhạy và dễ dàng bắt được những âm quen, nhưng loại trừ những âm lạ. Điều này nhằm giúp cho đôi tai làm quen dần với những âm lạ, và sau một thời gian nào đấy (nhưng sẽ không phải là thời gian ngắn đâu) bạn sẽ sớm bắt được những âm mới của Tiếng Anh và sẽ phát hiện ra chúng rất dễ nghe, hoàn toàn khác với những âm của tiếng Việt. Các bạn đừng nản chí vì vẫn không sớm bắt được quen thuộc các âm tiếng Anh, hãy nhớ rằng bạn đã trải qua ít nhất 9 tháng liên tục ngày đêm lắng nghe ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Việt trước khi mở mắt chào đời và sau đó lại tiếng tục lắng nghe ngôn ngữ này trong vô thức ít nhất 4, 5 năm nữa.
2. Nghe kết hợp với những hình ảnh động
Trong những thời gian rảnh, bạn có thể xem những tin tức bằng tiếng Anh, nhưng nên tránh lắng nghe những bản tin tiếng Anh của các đài Việt Nam, do những phát thanh viên của Việt Nam, phần lớn, phát âm rất gần với những âm tiếng Việt, về lâu dài mình quen dần với cách phát âm đó, dẫn đến tai mình khó bắt những âm khi người bản xứ nói tiếng Anh, dẫn đến thất bại trong việc luyện nghe. Những bài tin tức bằng tiếng Anh trên các đài, cùng với những hình ảnh đính kèm giúp ta phần nào hiểu được ít nhiều nội dung của bản tin mà không cần phải dịch từng câu từng chữ từ người phát thanh viên. Phần nào giúp bạn dễ dàng hơn khi nghe tiếng Anh, sau vài phút, tóm lược lại nội dung sau đó bạn sẽ nắm bắt được phần nào đó nội dung bản tin, đây là cách thứ 2 để có thể luyện tốt kỹ năng nghe tiếng Anh.
B. Nghe một cách chủ động
1. Nghe những bản tin tiếng Anh đặc biệt:
Lắng nghe một bản tin bằng tiếng Anh một cách chủ động, sau đó vừa nghe lại vừa chép ra giấy càng nhiều chừng nào hay chừng nấy nhưng nhớ là đừng tra cứu từ điển hay tìm hiểu nghĩa vội. Đoán nghĩa từng câu, nghe từ từ cẩn thận, cố gắng nhớ lại âm thanh của từ hay cụm từ đó, sau này tự nó sẽ thành nghĩa, nếu bạn nghe đi nghe lại trở lại.
Nghe bản tin tiếng anh
Ví dụ cụ thể như là, trên một đài phát tiếng Anh, sau mội bản tin tiếng Anh, bạn có thể nghe được những từ như statue, statute hay stau gì gì đó mà bạn không biết rõ được chính xác. Về sau bạn tìm hiểu mới biết rằng đó là stay stune, thời gian dài chính tả và nghĩa của nó sẽ không là vấn đề gì với bạn cả.
2. Chăm chú nghe lại thật kỹ những bài mình đã nghe
Mở lại những đoạn script bạn đã từng nghe, đọc nhẫm lại trong đầu, nhớ lại tưởng tượng lại những từ mà mình được nghe nhiều lần. Sau đó đóng script lại và nghe lại lần nữa để hiểu. Lần này bạn sẽ cảm thấy nghe rõ từng từ một và vô cùng dễ hiểu. Nếu như mà gặp phải những từ cụm từ bạn không thể hiểu được thì cứ nghe lặp đi lặp lại sau đó mở script để so sánh.
3. Thường xuyên nghe trước khi đọc script
Thường xuyên nghe trước khi đọc script
Cố gắng nghe nhiều lần trước khi đọc script. Sau đó đọc lại script, chủ yếu để kiểm tra xem những từ mình đã nghe hoặc đã đoán có chính xác hay không, hoặc những từ mình đã nghe được nhưng không hiểu nghĩa nó là thế nào. Sau đó xếp bản script lại và mở lên nghe một lần nữa. Ví dụ như hai chữ ‘tomb’ và ‘bury’, bạn cứ nghĩ nó sẽ phát âm là ‘tôm-b(ơ)’ và ‘bơ-ri’, bạn sẽ không thể nghe rõ cho đến khi xem script thì bạn sẽ dễ dàng in sâu nó hơn.
4. Nghe những bài hát tiếng Anh và hát theo trong lúc nghe
Chọn một số bản nhạc tiếng Anh mà bạn yêu thích, sau đó tìm trên mạng lời bài hát của nó, vừa nghe vừa nhìn vào lời bài hát. Sau đó cố gắng học thuộc lòng bài hát, mở nhạc lên và hát theo nó, cố gắng phát âm cũng như giữ tốc độc cho đúng với người hát. Cũng có thể hát những lúc rảnh rỗi hoặc lúc bạn buồn, cũng thú vị đấy chứ, vừa giúp bạn giải sầu vừa có thể học được tiếng Anh.
Và phát âm đúng giọng thông qua những bài hát cũng giúp ích rất nhiều cho kỹ năng nghe sau này, giúp tai nhạy hơn, dễ bắt âm hơn, vì những âm trong bài hát thường khó nghe hơn giao tiếp thông thường rất nhiều.
Trước khi kết thúc bài viết, mình cũng xin muốn nói thêm một điều.
Các bạn thường có quan niệm các bạn không thể nghe được nhiều, chưa hiểu, nên cố gắng nghe cũng vô ích, bạn muốn học thêm, khi nào có thật nhiều từ vựng để hiểu thì lúc đó mới nghĩ đến việc tập nghe sau.
Quan niệm này hoàn toàn sai lầm, chính vì bạn không thể hiểu nên bạn cần phải nghe nhiều hơn những người đã hiểu, cũng như muốn biết bơi thì bạn phải nhảy xuống nước, không phải bạn cứ khăng khăng trên bờ học lý thuyết hết rồi mới nhảy xuống bơi, khi không biết bơi bạn nhảy xuống bạn sẽ uống nước và ngộp thở đó, nhưng phải như vậy bạn mới có hy vọng biết bơi được chứ.
Muốn nghe và hiểu tiếng Anh thì phải nghe tiếng Anh, đó là cách duy nhất. Nghe không hiểu gì hết, chính vì vậy bạn càng cần phải nghe thật nhiều, càng nhiều càng tốt.