Lễ, Tết cổ truyềnTài liệu

Lễ hội Kỳ Yên là gì? Nguồn gốc lễ hội Kỳ Yên

Lễ Kỳ Yên
357

Lễ Kỳ Yên

Việt Nam là quốc gia có nhiều lễ hội độc đáo. Trong bài viết này, Hoatieu.vn giới thiệu đến bạn đọc Lễ Kỳ Yên

1. Lễ hội Kỳ Yên là gì?

Lễ Kỳ yên có nghĩa là lễ cầu an, là lễ tế thần Thành hoàng lớn nhất trong năm của một ngôi đình thần ở Nam Bộ, Việt Nam. Đình làng ở Nam bộ mỗi năm có 2 lệ cúng: Thượng Điền (khi thu hoạch xong) và Hạ Điền (khi bắt đầu xuống ruộng), Kỳ Yên có thể gộp chung với Thượng Điền hoặc Hạ Điền, cũng có thể một lễ riêng biệt tùy theo từng địa phương.

Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng là một tín ngưỡng khá phổ biến ở làng xã của người Việt. Ở các làng đồng bằng Bắc bộ, Thành hoàng làng là vị thần bản mệnh, là chỗ dựa tâm linh cho cả cộng đồng làng. Đình là nơi thờ Thành hoàng làng. Đình vừa là không gian văn hóa, vừa là không gian tôn giáo, tín ngưỡng, đồng thời là đơn vị cơ quan hành chính làng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ

2. Nguồn gốc lễ Kỳ Yên

Nguồn gốc lễ Kỳ Yên

Lễ hội Kỳ Yên đã có từ rất lâu trong việc thờ lễ thần của người Việt. “Kỳ Yên” ở đây có nghĩa là cầu an, cầu cho quốc thái dân an, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi sinh sôi nảy nở.

Xưa kia ở khu vực phía Bắc tại các đình miếu trong làng người ta thường tiến hành làm lễ cầu an hay còn gọi là lễ Tống ôn, lễ Cầu mát. Lễ này là lễ mà dân làng sẽ bày cúng cháo lá đa, rải gạo muối thí thực để tống tiễn điềm xấu, cầu mong những điều tốt đẹp.

Về sau người Việt di dân vào phương Nam khẩn hoang lập ấp phải đương đầu với thiên nhiên khó khăn cùng những hiểm họa khôn lường. Lúc bấy giờ, để cầu mong được cuộc sống bình yên ấm no những người dân ở đây thường làm lễ cúng cầu an tại các ngôi đình đặt niềm tin của mình vào những vị thánh thần.

Dần dần về sau ở vùng Nam Bộ hình thành nên lễ hội Kỳ Yên. Lễ hội Kỳ Yên ở các ngôi đình là một trong những lễ hội lâu đời thể hiện đậm đà màu sắc văn hóa đình làng của Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung.

3. Ý nghĩa của lễ hội Kỳ Yên

Lễ kỳ yên mang ý nghĩa là ngày giỗ hội của làng. Mục đích của lễ kỳ yên là tế thần thành hoàng để cầu quốc thái dân an, xóm làng thịnh vượng, no ấm.

Lễ kỳ yên là dịp để dân làng họp mặt, bàn chuyện gia đình yên ấm, vui chơi

Lễ kỳ yên còn là dịp để các nghệ nhân giới thiệu sự khéo léo của mình như chưng hoa kết quả hoặc giới thiệu cái đỉnh đồng, cái lọ cắm hoa. Kỳ yên còn là dịp cho người làm vườn giới thiệu các loại cây trái mới, người làm ruộng giới thiệu các giống nếp ngon qua tài thổi xôi, làm bánh của các chị em phụ nữ.

4. Thời gian tổ chức lễ hội kỳ yên

Tùy theo từng địa phương mà lễ hội Kỳ Yên được chọn tổ chức vào những ngày khác nhau. Tuy nhiên lễ hội này chỉ diễn ra vào mùa xuân.

Nhiều địa phương thường tổ chức lễ hội Kỳ Yên vào ngày rằm tháng 2 hoặc rằm tháng 3

5. Lễ hội Kỳ Yên đình Vĩnh Bình

Lễ hội Kỳ Yên đình Vĩnh Bình

Hàng năm, lễ hội diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng Chạp (âm lịch), dân làng rất hân hoan với lễ hội Kỳ yên (tức lễ hội Cầu an).

Từ trưa ngày 14 tháng Chạp, đội lân, rồng của đình cung thỉnh linh từ “Bàn các ấp” của thị trấn về đình, để cung thỉnh những vị đang được thờ tại các miễu và thỉnh vong linh các bậc tiền bối có công với địa phương, đến 17 giờ chiều đoàn rước linh đi một vòng chợ Vĩnh Bình rồi đưa linh vị thần đến miếu Bà, cúng tế rất long trọng, sau đó mới đưa linh vị thần trở về đình Vĩnh Bình an vị.

Dân làng dâng lễ vật: xôi, thịt, trà, rượu, bánh trái, thậm chí cả heo quay đến cúng đình. Các trò chơi dân gian được tổ chức kéo dài suốt 3 ngày như: đẩy cây, nhảy bao bố, bịt mắt đập nồi, bắt vịt trên sông, ngâm thơ, múa lân, ra câu hò, câu đối,…

Tại đình, đội múa lân, múa rồng liên tục trổ tài rất vui nhộn, các đêm có diễn tuồng hát bội; suốt mấy ngày đêm dân làng lũ lượt ra đình làng cúng bái, chiêm ngưỡng, vui chơi.

Màn đêm dần buông, ánh trăng mười sáu dần ló dạng là lúc đội rồng đi quanh chợ, chúc sự phát đạt, an khang thịnh vượng cho mọi người, mọi nhà. Nửa đêm, lễ tống gió được tiến hành.

Những con tàu bằng giấy kiếng được trang trí cầu kỳ, thắp những cây đèn cầy thả trôi sông cùng các nghi lễ tống gió độc, những điều xui xẻo ra biển, kết thúc 3 ngày đêm sống trong những cảm xúc, tâm linh của nhiều nghi lễ, náo nhiệt của những ngày lễ hội.

6. Lễ hội Kỳ Yên ở đình Gia Lộc

Lễ hội được tổ chức tại đền Ông cả Đặng Văn Trước và đình Gia Lộc.

Vào 6 giờ sáng ngày 14 tháng 3, dân làng tiến hành làm lễ thỉnh sắc thần từ đền Ông cả về đình Gia Lộc. Sau khi Trưởng ban nghi lễ niệm hương xin thỉnh hàm ấn, Chánh lễ lấy sắc thần được bọc bằng vải hay lụa đỏ đựng trong một chiếc ống thiếc có nắp đậy, trải sắc ra, bọc cuốn lại bằng khăn điều mới, rồi đặt lên kiệu. Kiệu trang hoàng lộng lẫy, sơn son thếp vàng, do 4 lính thú khiêng. Đi theo kiệu có 2 Đào thài, 2 Trò lễ, dàn nhạc, quân hầu cầm 16 binh khí, tàn, lọng. Việc thỉnh sắc thần thể hiện lòng tôn kính, niềm tự hào của dân làng đối với Thành hoàng làng. Đoàn người tham gia lễ thỉnh sắc thần kéo dài hàng cây số. Dẫn đầu là lân, rồng, kế đến là ngựa có đai, yên phủ vải đỏ, có lính thú dẫn đường.

Sắc thần được rước vào đình, tiến hành cúng an vị, cúng tiền vãng (cúng những vị có công xây dựng đình).

Sau cúng tiền vãng là lễ túc yết (lễ xin ra mắt, yết kiến, một trong những nghi lễ không thể thiếu trong lễ kỳ yên). Phẩm vật chính bao gồm : 2 con heo quay, 1 con heo sống để tưởng nhớ thời ông cha ăn lông, ở lỗ, xôi, bánh trà, hoa, rượu… Sau khi trống đổ ‘tiếp giá nghinh thiêng’, trên nền nhạc Nam xuân, Nam ai, Đảo ngũ cung, có Đào thài, 14 học trò lễ lần lượt dâng cúng 3 tuần rượu, 1 tuần hương, 4 tuần trà. Học trò lễ cung kính dâng lên các vị thần lễ vật bày tỏ lòng tri ân của nhân dân đối với Thành hoàng, Tiền hiền, Hậu hiền, những người có công mở mang bờ cõi, có công xây dựng đình như hôm nay. Trong lễ túc yết, lễ thức quan trọng là phần khấn nguyện, ngưỡng vọng linh thần, Thành hoàng bản cảnh xã Gia Lộc – Ông cả Đặng Văn Trước. Tiếp đến là nghi lễ ẩm phước, phân phát lộc của các vị thần đến các ông Chánh tế, Bồi tề, Đông hiến, Tây hiến.

Trong lễ kỳ yên, lễ xây chầu – đại bội (chầu hát cầu mùa màng bội thu) là lễ thức quan trọng. Xây chầu không thể thiếu trống chầu. Người xây chầu là người cao tuổi, thể hiện sự trường thọ, người có đạo đức và nắm rõ nghi thức hành lễ

Trên đây, Hoatieu.vn đã giới thiệu đến bạn đọc lễ Kỳ Yên. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm