Bản in
Mẫu đơn tố cáo về hành vi chiếm đoạt tài sản là gì? Mẫu đơn tố cáo về hành vi chiếm đoạt tài sản gồm những nội dung nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.
1. Định nghĩa mẫu đơn tố cáo hành vi chiếm đoạt tài sản là gì?
Mẫu đơn tố cáo hành vi chiếm đoạt tài sản là mẫu đơn được lập ra để xin được tố cáo về hành vi chiếm đoạt tài sản. Mẫu đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn, nội dung tố cáo…
2. Mẫu đơn tố cáo về hành vi chiếm đoạt tài sản
Hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội lừa đảo có hai hình thức thể hiện cụ thể:
Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của chủ tài sản thì hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi nhận tài sản từ người bị lừa dối.
Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang ở trong sự chiếm hữu của người phạm tội thì hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi giữ lại tài sản đáng lễ phải giao cho người bị lừa dối. Vì đã tin vào thông tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã nhận nhầm tài sản (nhận thiểu, nhận sai loại tài sản được nhận) hoặc không nhận.
Người nào lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu VNĐ trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
b) Đã bị kết án về tội trộm cắp tài sản hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168 (tội cướp tài sản), điều 169 (tội tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), điều 170 (Tội cưỡng đoạt tài sản), điều 171 (Tội cướp giật tài sản), điều 172 (Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản), điều 174 (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản), điều 175 (Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) và điều 290 (Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản) của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
c) Lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản trộm cắp là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Các khung hình phạt chính đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
a) Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm
Người nào lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu VNĐ đến dưới 50 triệu VNĐ hoặc dưới 2 triệu VNĐ mà thuộc một trong các trường hợp a, b, c, d tại mục 1 nêu trên thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
b) Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm
Người nào phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản một cách có tổ chức;
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tính chất chuyên nghiệp;
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu VNĐ đến dưới 200 triệu VNĐ;
Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản rồi hành hung để tẩu thoát;
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2 triệu VNĐ đến dưới 50 triệu VNĐ nhưng thuộc một trong các trường hợp a, b, c, d tại điểm 1 nêu trên.
Tái phạm nguy hiểm.
c) Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm
Người nào phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:
Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu VNĐ đến dưới 500 triệu VNĐ;
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu VNĐ đến dưới 200 triệu VNĐ nhưng thuộc một trong các trường hợp a, b, e, d tại mục 1 nêu trên.
Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
d) Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm
Người nào phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu VNĐ trở lên;
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu VNĐ đến dưới 500 triệu VNĐ nhưng thuộc một trong các trường hợp a, b, c, d tại mục 1 nêu trên.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.