Giấy biên nhận tiền đặt cọc mới nhất
Bản in
Giấy biên nhận tiền đặt cọc, hay giấy biên nhận tiền được dùng trong nhiều trường hợp quan trọng. Để đảm bảo độ tin cậy khi bạn cần mua bán hàng hóa với đối tác nào đó bạn cần sử dụng Mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc để đảm bảo rằng tiền đã được giao cho người bán. Thiquocgia.vn xin gửi đến quý độc giả Mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc được mọi người sử dụng nhiều nhất hiện nay, mời quý độc giả của tham khảo hoặc tải về sử dụng cho công việc của mình.
1. Đặt cọc là gì?
Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự hiện hành, đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một tài sản đặt cọc trong một thời hạn nhất định để bảo đảm việc ký kết và thực hiện hợp đồng.
Theo đó, tài sản đặt cọc bao gồm:
– Tiền
– Kim khí quý
– Đá quý
– Vật có giá trị khác
2. Giấy biên nhận tiền đặt cọc
Giấy biên nhận tiền đặt cọc
Nội dung mẫu Giấy biên nhận tiền đặt cọc được trình bày cụ thể như sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
GIẤY BIÊN NHẬN TIỀN ĐẶT CỌC
Tên tôi là:…………………………………………………………..………………………….…
Số chứng minh thư: ………………..Ngày cấp:…………………Nơi cấp: …………………………
Địa chỉ:…………………………………………………….…………………………………………
Có Bán cho
Ông (Bà):…………………………………………………………………………………………..
Số chứng minh thư: ………………….Ngày cấp:………….…….Nơi cấp: …………………………
Địa chỉ:………………………………….………………………………….……………………….
Tài sản bán là: ………………………………………..………………………………………………….
Số lượng: ………………………………(Bằng chữ:………………………………………….…….)
Giá bán:…………………………….……(Bằng chữ:………………………………………..………..)
Tổng giá trị thanh toán: ………………………………………………………………………………..………
(Bằng chữ: …………………………………………………………………….…………)
Ông (Bà):………………………….…đã đặt cọc:……………………….…….(Bằng chữ:…….…………………)
cho Ông (Bà):……………………………..…để mua ……………………………………………
Ông (Bà): ………………………. có trách nhiệm hoàn tất mọi thủ tục chuyển nhượng cho Ông (Bà)……………..………….số tài sản nêu trên chậm nhất vào ngày……………………
Ông (Bà)………………………….. có trách nhiệm thanh toán số tiền còn lại là:………………..…(Bằng chữ:………………………….) cho Ông (Bà)…………………..….. chậm nhất vào…………………………
Trong trường hợp Ông (Bà)…………………không làm thủ tục chuyển nhượng tài sản như đã thoả thuận sẽ phải hoàn trả lại số tiền đặt cọc trên và chịu trách nhiệm bồi thường cho Ông (Bà)…………….………số tiền tương đương với số tiền đặt cọc.
Địa danh, ngày……tháng……….năm ………..
BÊN MUA | BÊN BÁN |
3. Cách viết giấy biên nhận tiền cọc
1. Thông tin bên bán
– Ghi rõ họ tên (được viết bằng chữ in hoa, có dấu).
– Ghi số chứng minh thư, ngày cấp, nơi cấp.
– Địa chỉ của người bán.
2. Thông tin về người mua
– Họ và tên (viết bằng chữ in hoa, có dấu).
– Số chứng minh thư, ghi rõ ngày cấp, nơi cấp.
– Địa chỉ của người mua.
3. Thông tin về tài sản mua bán
– Tên tài sản.
– Ghi rõ số lượng cụ thể bằng số và bằng chữ.
– Ghi rõ giá bán bằng số và bằng chữ.
– Tổng giá trị thanh toán bằng số và bằng chữ.
– Ghi số số tiền mà bên mua đã đặt cọc cho bên bán bằng số và bằng chữ.
Mục “Bên đặt cọc”: Bên đặt cọc hay sau này sẽ là bên mua nhà đất. Mục này cần phải ghi đầy đủ, chính xác thông tin về họ, tên, năm sinh; số chứng minh (hoặc căn cước hoặc hộ chiếu) kèm theo nơi cấp và cơ quan cấp và hộ khẩu thường trú.
Mục “Bên nhận đặt cọc”: Bên nhận đặt cọc sẽ là bên bán nhà đất trong Hợp đồng mua bán nhà đất. Tương tự như bên đặt cọc cũng phải nêu rõ, cụ thể thông tin về họ, tên, năm sinh, chứng minh nhân dân (hoặc căn cước, hộ chiếu): Số, ngày cấp, cơ quan cấp… và hộ khẩu thường trú.
Mục “số tiền”: Đây là mục quan trọng nhất của Giấy giao nhận tiền. Do đó, cần phải ghi cụ thể số tiền đặt cọc bằng số và bằng chữ.
Ví dụ: Số tiền là 500.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Năm trăm triệu đồng)
Ngoài ra, còn nên nêu cách xử lý số tiền này thế nào.
Ví dụ: Số tiền này sẽ được trừ vào tiền mua bán nhà đất sau khi hai bên thực hiện việc chuyển nhượng nhà đất theo quy định.
Mục “Lý do đặt cọc”: Vì đây là giấy giao nhận tiền đặt cọc để mua bán nhà đất nên lý do đặt cọc sẽ là để nhận chuyển nhượng nhà đất vào ngày….. Trong mục này có thể nêu qua về thông tin của nhà đất mà hai bên dự định mua bán.
Mục “Thời hạn đặt cọc”: Nêu rõ thời gian đặt cọc là bao nhiêu ngày, tháng, năm và bao gồm thời điểm bắt đầu đặt cọc đến khi việc đặt cọc kết thúc.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.