Biểu mẫuViệc làm - Nhân sự

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển tiếp viên hàng không Vietnam Airlines

Mẫu đăng ký dự tuyển tiếp viên hàng không
213

Mẫu đăng ký dự tuyển tiếp viên hàng không

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển tiếp viên hàng không Vietnam Airlines

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển tiếp viên hàng không Vietnam Airlines được Thiquocgia.vn sưu tầm và đăng tải, là mẫu phiếu dành cho các thí sinh có ý định dự thi vào hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Trên phiếu đăng ký, các bạn cần điền đầy đủ và chính xác thông tin, giúp bộ hồ sơ gây được ấn tượng với bên tuyển dụng. Mời các bạn tham khảo.

Đơn xin việc làm tiếp viên hàng không Vietnam Airlines

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển tiếp viên hàng không Vietnam Airlines

Mời các bạn tham khảo bản text phiếu đăng ký dự thi tiếp viên hàng không Vietnam Airlines

TỔNG CÔNG TY HKVN-CTCP
CÔNG TY CP CUNG ỨNG VÀ XNK
LAO ĐỘNG HÀNG KHÔNG
______________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG

I/ THÔNG TIN ỨNG VIÊN:

– Họ và tên: ……………………………………………………………………………………………………………..

– Giới tính: ………………………………………………………………………………………………………………

– Ngày sinh: …../ …../ ………………………………………………………………………………………………..

– Nơi sinh: ………………………………………………………………………………………………………………

– Nguyên quán: ……………………………………………………………………………………………………….

– Điện thoại liên lạc: ……………… Di động: ………………….. Cố định: …………………………………

– E-mail: …………………………………………………………………………………………………………………

– Số CMND/Hộ chiếu: ……………………………………………… Ngày cấp: …../ …../ …………………

– Nơi cấp: ………………………………………………………………………………………………………………

– Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

– Địa chỉ tạm trú: …………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

– Trình độ học vấn: …………………………………………………………………………………………………

– Trình độ tiếng Anh: ……………………………………………….. Điểm thi TOEIC: ……………………

– Ngoại ngữ khác: ………………………………………………………………………………………………….

– Bằng cấp khác: ……………………………………………………………………………………………………

– Năng khiếu, sở thích: ……………………………………………………………………………………………

– Nơi đang công tác/học tập: ……………………………………………………………………………………

– Nơi đăng ký thi tuyển: Tp. HCM Hà Nội

– Hồ sơ nộp: Trực tiếp Bưu Điện

– Biết thông tin tuyển dụng: Trang web của …………………………………………………………

Tự tìm kiếm

TTGTVL

Bạn bè

II/ PHẦN CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG

STT Hồ sơ dự tuyển bao gồm Bản gốc Bản sao y Bản photo
1 Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền)
2 Đơn xin việc
3 Phiếu đăng ký dự tuyển
4 Giấy khai sinh
5 CMND hoặc Hộ chiếu
6 Bằng tốt nghiệp THPT, THCN, CĐ, ĐH, Cao học
7 Chứng chỉ TOEIC
8 08 ảnh màu (4x6cm) và 02 ảnh màu toàn thân (12x15cm)
9 Bằng cấp khác (nếu có)

……………, ngày……… tháng……..năm 20…..

NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ
(Ký và ghi rõ họ tên)

NGƯỜI NỘP HỒ SƠ
(Ký và ghi rõ họ tên)

Một số lưu ý khi tham gia thi tuyển tiếp viên hàng không

Tiếp viên hàng không là một công việc mơ ước của khá nhiều bạn trẻ. “Hào nhoáng” là tính từ đầu tiên mà nhiều người nhắc đến khi miêu tả về nghề này bởi họ sở hữu gần như mọi thứ mà người khác mơ ước: những sải bước tự tin và thanh lịch ở các sân bay quốc tế, cơ hội ngắm Tháp Eiffel mỗi tuần một lần, nghỉ ngơi trong những khách sạn 5 sao trên khắp thế giới. Trên tất cả, họ hưởng mức lương rất cao để làm những việc đó.

Có khó không để trở thành một tiếp viên hàng không? Những chia sẻ dưới đây của một nhà tuyển chọn sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

Nhà tuyển chọn mong đợi điều gì ở bạn?

Nói chung là nhìn tổng thể thấy sự tự tin và chuyên nghiệp.

Bạn cần làm gì để đạt được như mong đợi của nhà tuyển chọn?

1. Vẻ bề ngoài:

a) Để đạt được sự tươi đẹp và trẻ trung:

b) Để đạt sự cao ráo và năng động:

2. Cách giao tiếp:

a) Để đạt sự lịch thiệp và tinh tế trong giao tiếp

Câu trả lời thể hiện sự hiểu biết của bạn nên là: “Em muốn làm việc trong ngành hàng không vì em nhận thấy bản thân có các tố chất, khả năng và kỹ năng theo yêu cầu của vị trí tuyển dụng. Bản thân em cũng đã có định hướng cho nghề nghiệp khi em còn học ….“.

BGK có thể hỏi thêm: “Em hãy nói rõ về tố chất, khả năng và kỹ năng mà em đề cập“. Đến đây thì bạn cứ thuộc lòng cái đoạn yêu cầu của vị trí tuyển dụng.

Nhiều khi BGK hỏi sâu hơn, ví dụ: “Em vừa đề cập đến việc em có thể làm việc trong môi trường áp lực cao? Em hãy cho một tình huống cụ thể mà em đã trải nghiệm để giải thích rõ hơn“. Đây là một câu hỏi rất thú vị các bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi dự tuyển.

b) Cách sử dụng các cử chỉ điệu độ – Nên và Không nên

Nếu bạn mặc quần tây, nên khép sát 2 đùi, để thẳng (jiup thì xéo cẳng chân). Bàn tay vẫn ở tư thế bàn tay phải úp trên lòng bàn tay trái, hoặc là bàn tay phải đan trên lưng bàn tay trái (các ngón tay chụm lại, chúi xuống).

3. Sự hiểu biết về ngành và xã hội:

3.1. Về ngành, về công việc:

Các bạn nên nhớ không Giám khảo nào yêu cầu các bạn phải trình bày chi tiết hiểu biết về ngành, vì các bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu về ngành ngay sau khi trúng tuyển. Tuy nhiên, một số điểm cần phải hiểu rõ:

* Ví dụ về công việc tiếp viên hàng không:

Vd: Mô tả công việc tiếp viên

a) Về an toàn:

b) Phục vụ hành khách:

c) Công việc hành chính:

Nếu giám khảo đưa ra tình huống sau hỏi bạn:

1) Máy bay đang bay bằng (cruise speed), bạn khá mệt sau khi vừa phục vụ suất ăn và dọn dẹp khu vực galley (tức bếp trên máy bay), bạn được tiếp viên trưởng yêu cầu dọn dẹp lavatory đầy rẫy giấy vương trên sàn, nước đổ nhiều trên sàn, bạn sẽ làm gì (thường việc này được phân công ngay từ đầu trong tổ tiếp viên, tuy nhiên đây là câu hỏi dự tuyển để kiểm tra phản ứng của bạn và độ thích nghi với công việc)

2) “Em có suy nghĩ gì không khi được yêu cầu phục vụ một hành khách già yếu, ngồi xe lăn, tay run rẩy, bị lở loét?

Đây là 1 nghề phục vụ, câu hỏi này để xem mức độ thích nghi trong phục vụ hành khách của bạn và cho biết suy nghĩ, cảm xúc của bạn.

Một số câu hỏi khác:

1) “Ai trang điểm cho em?” (Đã trả lời phía trên)

2) Tại sao em thích nghề tiếp viên hàng không mặc dù với bằng cấp em đang có (vd, tốt nghiệp đại học chính quy kinh tế chẳng hạn), em có thể tìm một công việc phù hợp hơn, ít vất vả hơn?

3) “Em đang đi học, phải không?” => Nếu bạn trả lời “dạ em đang học năm thứ 2” => rất dễ rớt (trừ phi bạn thật xuất sắc), vì ai nỡ làm gián đoạn việc học của bạn, BGK có thể nghĩ “tội nghiệp em quá, cha mẹ nuôi ăn học đến chừng này, thôi để em học nốt rồi đi làm cũng không muộn. Có khi sau khi tốt nghiệp, em càng trưởng thành hơn” hoặc “đang đi học thế này, rồi nhận vào làm, làm sao vừa học bên ĐH vừa học nghề bên tiếp viên => có thể bỏ, phí 1 chỗ cho em khác xứng hơn

4) Xin lỗi, cho tôi hỏi một câu cá nhân nếu em không phiền, em có người yêu chưa? Nghề này có thời gian làm việc bất thường, đi xa, em sẽ chia sẻ thế nào với bạn (trai/ gái) của em? => Cách trả lời của bạn sẽ giúp giám khảo đánh giá mức độ thích nghi với công việc của bạn (vì nếu bạn đọc kỹ, trong phần mô tả công việc có điều kiện làm việc).

Các bạn nên nhớ, họ chọn “người phù hợp nhất với nghề”, chứ không phải người giỏi nhất trong số thí sinh dự tuyển nhé.

3.2. Câu hỏi về xã hội:

BGK có 1 list các chủ đề để hỏi về xã hội để nhận biết mức độ hiểu biết của các bạn và ứng xử tình huống khó.

Ví dụ:

1) Em có quan tâm đến các sự kiện văn hóa xã hội gần đây không? Sự kiện nào em quan tâm nhất và vì sao?

2) Em có thích thời trang không? Vì sao? Lợi ích của nó đối với cuộc sống?

Tốt hơn hết là các bạn nên có một vài buổi viết ra các chủ đề như thế này và gạch đầu hàng cho câu trả lời, sau đó đứng trước gương tập nói cho lưu loát.

Đối với phần trả lời các câu hỏi về hiểu biết công việc, ngành và xã hội, cần nhất vẫn là “trình bày lưu loát, thành thật, thể hiện sự hiểu biết” và đôi lúc cần sự dí dỏm một chút.

Nếu thực sự các bạn muốn làm việc trong ngành hàng không, nên có một sự đầu tư chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi dự tuyển.

Chúc các bạn thành công!

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm