Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch
Bản in
Mẫu tờ khai về việc cấp bản sao trích lục hộ tịch là mẫu tờ khai được lập ra để khai về việc cấp bản sao trích lục hộ tịch. Mẫu tờ khai nêu rõ thông tin người yêu cầu… Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.
1. Tờ khai trích lục hộ tịch là gì?
Mẫu tờ khai trích lục khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, được sử dụng trong trường hợp cá nhân xin trích lục khai sinh. Mẫu trích lục giấy khai sinh được ban hành kèm theo Công văn 1288/HTQTCT-HT của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực điều chỉnh một số biểu mẫu hộ tịch ban hành kèm theo Thông tư số 15/2015/TT-BTP.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TỜ KHAI
CẤP BẢN SAO TRÍCH LỤC HỘ TỊCH
——————-
Kính gửi: (1) ……………………………………….
Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: ………………………………………………………….
Nơi cư trú: (2) ……………………………………………………………………………………..
Giấy tờ tùy thân: (3) …………………………………………………………………………….
Quan hệ với người được cấp bản sao Trích lục hộ tịch: ……………………………
Đề nghị cơ quan cấp bản sao trích lục(4) ………………….. cho người có tên dưới đây:
Họ, chữ đệm, tên: ……………………………….Giới tính: ………………………………….
Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………………….
Dân tộc: ………………………………………………………………….. Quốc tịch: ………….
Nơi cư trú: (2) ………………………………………………………………………………………
Giấy tờ tùy thân: (3) ………………………………………………………………………………
Số định danh cá nhân (nếu có): ………………………………………………………………
Đã đăng ký tại:(5) ………………………………………. ngày …. tháng …. năm …
Theo(6)……………………………………………………. số……………… quyển số:………..
Số lượng bản sao Trích lục đề nghị cấp:……………………………………………………
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
……….., ngày…tháng…năm… |
|
Người yêu cầu |
3. Hình ảnh tờ khai về việc cấp bản sao trích lục hộ tịch
3. Cách ghi tờ khai trích lục hộ tịch
Mục “Kính gửi” (1): Ghi rõ tên cơ quan thực hiện việc cấp bản sao trích lục khai sinh là cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc như Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.
Mục “Nơi cư trú” (2): Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú;
Ví dụ: số nhà 8B, Ngõ 185 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.
Mục “Giấy tờ tùy thân” (3): Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: Hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế
Ví dụ: Chứng minh nhân dân số 187704455 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2010.
Mục (4): Ghi rõ loại việc hộ tịch đã đăng ký trước đây cụ thể là Đăng ký khai sinh
Mục (5): Ghi rõ tên cơ quan đã đăng ký hộ tịch trước đây.
Ví dụ: Ủy ban nhân dân phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Mục (6): Ghi rõ loại giấy tờ hộ tịch đã được cấp trước đây cụ thể là Giấy khai sinh
Mục (7): Chỉ khai khi biết rõ.
4. Giá trị của bản sao trích lục hộ tịch so với bản chính
Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định, bản sao có giá trị trong các trường hợp:
– Cấp từ sổ gốc thay cho bản chính trong các giao dịch trừ khi pháp luật quy định khác
– Chứng thực từ bản chính thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch
5. Cấp bản sao trích lục khai sinh ở Hà Nội
Bước 1: Các bạn truy cập trang: http://dichvucong.hanoi.gov.vn
Điền đầy đủ các thông tin sau:
Bước 2: Đính kèm các giấy tờ sau:
1. Giấy tờ chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu cấp bản sao Trích lục hộ tịch: Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (chụp từ bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính. Đối với chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân chụp 02 mặt)
2. Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người có yêu cầu cấp bản sao Trích lục hộ tịch: Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú (chụp từ bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính)
3. Văn bản yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch nêu rõ lý do trong trường hợp người yêu cầu là cơ quan, tổ chức. (chụp từ bản chính)
4. Văn bản ủy quyền (chụp từ bản chính)
Ghi chú: Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ. Những trường hợp khác văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
5. Giấy tờ chứng minh về nhân thân của người được ủy quyền: Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (chụp từ bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính; Đối với chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân chụp 02 mặt)
6. Giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền (chụp bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ Sổ gốc)
7. Giấy tờ khác (Bản sao giây tờ cần trích lục, thông tin hỗ trợ,…)
Bước 3: Bấm nút tiếp tục và hoàn thành thủ tục
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.