Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Mẫu tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp là mẫu tờ khai được lập ra để khai về việc quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Mẫu tờ khai nêu rõ thông tin người nộp thuế, mã số thuế, nội dung của khai quyết toán thuế… Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại đây.
1. Mẫu tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
————————
TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
[01] Kỳ tính thuế:………..từ………….đến……………..
[02] Người nộp thuế: …………………………………………………………………………………………….
[03] Mã số thuế: ……………… ………………………………………………………………………………………….
[04] Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………….
[05] Quận/Huyện: ………………………………………………. [06] Tỉnh/Thành phố: …………………………..
[07] Điện thoại:…………..…..… …. [08] Fax: ……………….….. [09] E-mail: …………………………
Đơn vị tiền: đồng Việt Nam
STT |
Chỉ tiêu |
Mã số |
Số tiền |
||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
||||||
A |
Kết quả kinh doanh ghi nhận theo báo cáo tài chính |
||||||||
1 |
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp |
A1 |
|||||||
B |
Xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp |
||||||||
1 |
Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (B1= B2+B3+…+B16) |
B1 |
|||||||
1.1 |
Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu |
B2 |
|||||||
1.2 |
Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm |
B3 |
|||||||
1.3 |
Thuế thu nhập đã nộp cho phần thu nhập nhận được ở nước ngoài |
B4 |
|||||||
1.4 |
Chi phí khấu hao TSCĐ không đúng quy định |
B5 |
|||||||
1.5 |
Chi phí lãi tiền vay vượt mức khống chế theo quy định |
B6 |
|||||||
1.6 |
Chi phí không có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định |
B7 |
|||||||
1.7 |
Các khoản thuế bị truy thu và tiền phạt về vi phạm hành chính đã tính vào chi phí |
B8 |
|||||||
1.8 |
Chi phí không liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp |
B9 |
|||||||
1.9 |
Chi phí tiền lương, tiền công không được tính vào chi phí hợp lý do vi phạm chế độ hợp đồng lao động; Chi phí tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh và tiền thù lao trả cho sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh |
B10 |
|||||||
1.10 |
Các khoản trích trước vào chi phí mà thực tế không chi |
B11 |
|||||||
1.11 |
Chi phí tiền ăn giữa ca vượt mức quy định |
B12 |
|||||||
1.12 |
Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ vượt mức quy định |
B13 |
|||||||
1.13 |
Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính |
B14 |
|||||||
1.14 |
Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân khánh tiết, chi phí giao dịch đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác vượt mức quy định |
B15 |
|||||||
1.15 |
Các khoản điều chỉnh làm tăng lợi nhuận trước thuế khác |
B16 |
|||||||
2 |
Điều chỉnh giảm tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (B17=B18+B19+B20+B21+B22) |
B17 |
|||||||
2.1 |
Lợi nhuận từ hoạt động không thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp |
B18 |
|||||||
2.2 |
Giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế năm trước |
B19 |
|||||||
2.3 |
Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh tăng |
B20 |
|||||||
2.4 |
Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính |
B21 |
|||||||
2.5 |
Các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận trước thuế khác |
B22 |
|||||||
3 |
Tổng thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp chưa trừ chuyển lỗ (B23=A1+B1-B17) |
B23 |
|||||||
3.1 |
Thu nhập từ hoạt động SXKD (trừ thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất) |
B24 |
|||||||
3.2 |
Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất |
B25 |
|||||||
4 |
Lỗ từ các năm trước chuyển sang (B26=B27+B28) |
B26 |
|||||||
4.1 |
Lỗ từ hoạt động SXKD (trừ lỗ từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất) |
B27 |
|||||||
4.2 |
Lỗ từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất |
B28 |
|||||||
5 |
Tổng thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (đã trừ chuyển lỗ) (B29=B30+B31) |
B29 |
|||||||
5.1 |
Thu nhập từ hoạt động SXKD (trừ thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất) (B30=B24 –B27) |
B30 |
|||||||
5.2 |
Thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (B31=B25–B28) |
B31 |
|||||||
C |
Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế |
||||||||
1 |
Thuế TNDN từ hoạt động SXKD (C1=C2-C3-C4-C5) |
C1 |
|||||||
1.1 |
Thuế TNDN từ hoạt động SXKD tính theo thuế suất phổ thông (C2=B30x28%) |
C2 |
|||||||
1.2 |
Thuế TNDN chênh lệch do áp dụng thuế suất khác mức thuế suất 28% |
C3 |
|||||||
1.3 |
Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế |
C4 |
|||||||
1.4 |
Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế |
C5 |
|||||||
2 |
Thuế TNDN từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (C6=C7+C8-C9) |
C6 |
|||||||
2.1 |
Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (C7=B31x28%) |
C7 |
|||||||
2.2 |
Thuế thu nhập bổ sung từ thu nhập chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất |
C8 |
|||||||
2.3 |
Thuế TNDN từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất đã nộp ở tỉnh/thành phố ngoài nơi đóng trụ sở chính |
C9 |
|||||||
3 |
Thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh phải nộp trong kỳ tính thuế (C10=C1+C6) |
C10 |
D. Ngoài các Phụ lục của tờ khai này, chúng tôi gửi kèm theo các tài liệu sau:
1 |
|||
2 |
|||
3 |
|||
4 |
|||
Tôi cam đoan là các số liệu kê khai này là đúng và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã kê khai./. |
|||
…………..ngày………tháng………..năm ………. |
|||
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ) |
2. Cách lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Chỉ tiêu A1: Số liệu trên chỉ tiêu này được lấy từ Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN. Cụ thể:
+ Đối với NNT thuộc các ngành sản xuất thương mại, dịch vụ: lấy số trên Chỉ tiêu [19] của Phụ lục 03-1A/TNDN.
+ Đối với NNT thuộc các ngành ngân hàng, tín dụng: lấy số trên Chỉ tiêu [16] của Phụ lục 03-1B/TNDN.
+ Đối với các Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán: lấy số trên Chỉ tiêu [28] của Phụ lục 03-1C/TNDN.
» Chỉ tiêu B2: Chỉ tiêu này phản ánh tất cả các khoản điều chỉnh dẫn đến tăng doanh thu tính thuế do sự khác biệt giữa các quy định của pháp luật về kế toán và thuế, bao gồm các khoản được xác định là doanh thu để tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN nhưng không được ghi nhận là doanh thu trong kỳ theo quy định của chuẩn mực kế toán về doanh thu. Chỉ tiêu này cũng phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu được chấp nhận theo chế độ kế toán nhưng không được chấp nhận theo qui định của luật thuế
» Chỉ tiêu B3: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các chi phí liên quan đến việc tạo ra các khoản doanh thu được ghi nhận là doanh thu theo chế độ kế toán nhưng được điều chỉnh giảm khi tính thu nhập chịu thuế trong kỳ theo các qui định của Luật thuế TNDN.
Điển hình nhất của các chi phí này là các khoản chi liên quan đến doanh thu đã được đưa vào doanh thu tính thuế của các năm trước (các khoản doanh thu này sẽ được điều chỉnh giảm tương ứng ở chỉ tiêu [B9] – Giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế năm trước).
» Chỉ tiêu B4: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN
» Chỉ tiêu B5: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế TNDN (hoặc một loại thuế có bản chất tương tự như thuế TNDN) cơ sở kinh doanh đã nộp ở nước ngoài đối với số thu nhập mà cơ sở nhận được từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ ở nước ngoài trong kỳ tính thuế dựa trên các Biên lai và/hoặc chứng từ nộp thuế ở nước ngoài và được lấy từ dòng “Tổng cộng” tại cột (6) trên Phụ lục 03-4/TNDN kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
Cơ sở kinh doanh có các khoản thu nhập nhận được ở nước ngoài chuyển về Việt Nam thì phải xác định lại khoản thu nhập nhận được trước khi nộp thuế tại nước ngoài và xác định số thuế TNDN phải nộp theo Luật thuế TNDN hiện hành của Việt Nam, kể cả trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập theo qui định của nước doanh nghiệp đầu tư. Mức thuế suất thuế TNDN để tính và kê khai thuế đối với các khoản thu nhập từ nước ngoài là 22% (từ ngày 01/01/2016 là 20%), không áp dụng mức thuế suất ưu đãi (nếu có) mà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đang được hưởng theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Khi tính thuế TNDN phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được đối tác nước tiếp nhận đầu tư trả thay (kể cả thuế đối với tiền lãi cổ phần).
Các thu nhập nhận được ở nước ngoài cộng vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam được xác định trên cơ sở thực nhận, cơ sở kinh doanh chỉ hạch toán phần thu nhập thực nhận trên Báo cáo kết quả kinh doanh nên cơ sở kinh doanh phải cộng số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài vào thu nhập chịu thuế và ghi vào chỉ tiêu này.
Ví dụ 8:
Công ty A của Việt Nam có đầu tư vào một doanh nghiệp sản xuất ở Thái Lan. Trong năm 2014, Công ty A được nhận một khoản cổ tức tương đương 1.400 triệu đồng. Số thuế thu nhập đã nộp tại Thái Lan đối với số cổ tức này là 600 triệu đồng (thuế suất là 30%).
Trong trường hợp này Công ty A sẽ ghi vào chỉ tiêu này số thuế thu nhập đã nộp tại Thái Lan là 600 triệu đồng.
» Chỉ tiêu B6: Chỉ tiêu này phản ánh tăng lợi nhuận do xác định giá thị trường đối với giao dịch liên kết trong trường hợp doanh nghiệp phải xác định giá trị bằng tiền của các khác biệt trọng yếu khi so sánh giữa giao dịch độc lập với giao dịch liên kết hoặc do cơ quan thuế ấn định mức giá được sử dụng để kê khai tính thuế, ấn định thu nhập chịu thuế khi doanh nghiệp không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ các giao dịch liên kết phát sinh.
» Chỉ tiêu B7: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền của các điều chỉnh khác (chưa được điều chỉnh tại các chỉ tiêu từ [B2] đến [B6]) do sự khác biệt giữa chế độ kế toán và Luật thuế TNDN dẫn đến làm tăng tổng thu nhập trước thuế.
Một số trường hợp điển hình được kê khai vào chỉ tiêu này:
i) Lãi chênh lệch tỉ giá của các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có thời hạn dưới 12 tháng đã thực hiện trong năm tính thuế và được đưa vào thu nhập của năm trước theo chế độ kế toán nhưng chưa đưa vào thu nhập chịu thuế của năm trước (do lãi chênh lệch tỉ giá hối đoái chưa thực hiện của các khoản nợ phải thu, phải trả ngắn hạn không thuộc diện chịu thuế TNDN).
Ví dụ 9:
Công ty B xuất khẩu một lô hàng bán trả chậm vào ngày 31/8/2013 với giá trị là 1 triệu đô la Mỹ. Công ty ghi nhận doanh thu bán hàng và một khoản phải thu theo tỉ giá tại ngày giao hàng. Công ty B nhận được thanh toán vào ngày 31/3/2014. Tỉ giá tại ngày 31/8/2013 là USD 1=VND 21.180, tại ngày 31/12/2013 là USD 1=VND 21.185 và 31/3/2014 là USD 1=VND 21.220
Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, tại thời điểm cuối năm tài chính (31/12/2013) Công ty B phải đánh giá lại khoản phải thu này theo tỉ giá thực tế tại ngày lập Báo cáo tài chính. Do tỉ giá tăng từ VND 21.180/USD lên VND 21.185/USD nên Công ty B có một khoản lãi chênh lệch tỉ giá chưa thực hiện tại thời điểm 31/12/2013 là 5 triệu đồng. Khoản lãi này được ghi nhận vào Báo cáo kết quả kinh doanh, nhưng không phải chịu thuế TNDN vì chưa thực hiện. Do vậy khi tính thuế TNDN cho năm 2013, Công ty B đã điều chỉnh giảm khoản thu nhập này trong thu nhập chịu thuế.
Ngày 31/3/2014 Công ty B nhận được tiền thanh toán. Do tỉ giá lúc này đã tăng từ VND 21.185/USD lên VND 21.220/USD, nên Công ty B có thêm một khoản lãi do chênh lệch tỉ giá là 35 triệu đồng (được tính trên cơ sở so sánh với tỉ giá ngày 31/12/2013)
So với thời điểm bán hàng, Công ty B thu được một khoản lãi là 40 triệu đồng do chênh lệch tỉ giá, nhưng về mặt kế toán do Công ty B đã ghi nhận 5 triệu đồng trong năm 2013 nên Công ty B chỉ ghi nhận tiếp 35 triệu đồng vào thu nhập trong năm 2014.
Về phương diện thuế, do khoản lãi chênh lệch tỉ giá 5 triệu được ghi nhận trong Báo cáo thu nhập của năm 2013 chưa chịu thuế thu nhập vì chưa thực hiện nên trong năm 2014 khi khoản lãi này đã được thực hiện (vì khách hàng đã thanh toán) nên Công ty phải cộng khoản này vào thu nhập chịu thuế. Khoản lãi chênh lệch tỉ giá này sẽ được ghi vào chỉ tiêu này – thể hiện là một khoản tăng doanh thu chịu thuế.
Lưu ý: Chỉ các khoản lãi phát sinh do chênh lệch tỉ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ trong giai đoạn từ khi phát sinh giao dịch cho đến thời điểm được đánh giá lại mới được ghi vào chỉ tiêu này. Chênh lệch tỉ giá từ khi đánh giá lại cho đến thời điểm thực hiện (thực thanh toán) đã được thể hiện trong Báo cáo Kết quả kinh doanh trong năm nên không được bao gồm trong chỉ tiêu này.
Cơ sở kinh doanh phải thực hiện việc tính toán các khoản lãi đã thực hiện nhưng chưa đưa vào thu nhập chịu thuế của năm trước cho từng khoản nợ phải thu, phải trả ngắn hạn có gốc ngoại tệ được thực hiện trong năm để vào chỉ tiêu này.
ii) Thu nhập thuộc diện chịu thuế TNDN nhưng doanh nghiệp hạch toán trực tiếp vào các quỹ.
» Chỉ tiêu B9: Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh thu được hạch toán trong Báo cáo Kết quả kinh doanh năm nay của cơ sở kinh doanh nhưng đã đưa vào doanh thu để tính thuế TNDN của các năm trước
» Chỉ tiêu B10: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí trực tiếp liên quan đến việc tạo ra các khoản doanh thu điều chỉnh tăng đã ghi vào chỉ tiêu [B2] – Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu – của Tờ khai quyết toán thuế TNDN. Các khoản chi phí được điều chỉnh tại chỉ tiêu này chủ yếu là chi phí giá vốn hàng bán hoặc giá thành sản xuất sản phẩm. Chỉ tiêu này cũng phản ánh các khoản chi phí chiết khấu thương mại được giảm trừ doanh thu theo chuẩn mực kế toán, nhưng không được giảm trừ doanh thu mà được đưa chi phí theo quy định của Luật thuế TNDN
» Chỉ tiêu B11: Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản điều chỉnh khác ngoài các khoản điều chỉnh đã nêu tại các chỉ tiêu từ [B9] đến [B10] của Tờ khai quyết toán thuế TNDN dẫn đến giảm lợi nhuận chịu thuế. Các điều chỉnh này có thể bao gồm:
i) Các khoản trích trước vào chi phí năm trước theo chế độ kế toán nhưng chưa được đưa vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế do chưa có đủ hoá đơn chứng từ. Sang năm sau khi các khoản này đã thực chi, cơ sở kinh doanh được quyền đưa các khoản này vào chi phí. Do các chi phí này đã được đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh của năm trước nên không được đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh của năm nay. Vì vậy, cơ sở kinh doanh sẽ thực hiện điều chỉnh tăng chi phí để thể hiện các khoản chi này.
ii)Khoản lỗ chênh lệch tỉ giá ngoại tệ (thực hiện trong năm) đã được đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh của năm trước theo chế độ kế toán nhưng chưa được ghi nhận vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế của các năm trước do chưa thực hiện.
iiii) Các khoản thu từ cổ tức, lợi nhuận được chia từ hoạt động liên doanh liên kết trong nước sau khi đã nộp thuế TNDN.
Trong trường hợp cơ sở kinh doanh mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán thì khoản thu nhập từ lợi nhuận được chia (cổ tức) thu được từ việc sở hữu các cổ phiếu này cũng được loại trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế. Riêng thu nhập từ việc chuyển nhượng các cổ phiếu sẽ phải cộng vào thu nhập chịu thuế.
iiiii) Các khoản thu nhập khác không phải chịu thuế theo quy định của Chính phủ ví dụ thu nhập từ trái phiếu Chính phủ, công trái …
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này sẽ dựa trên sổ kế toán chi tiết của phần thu nhập từ hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư dài hạn.
» Chỉ tiêu C2: Là khoản thu nhập được miễn không tính vào thu nhập tính thuế trong năm theo quy định của Luật thuế TNDN
» Chỉ tiêu C3a: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lỗ từ hoạt động SXKD của các năm trước chuyển sang để giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế. Chỉ tiêu này được lấy từ dòng “Tổng cộng” của cột (5) trên Phụ lục 03-2/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN.
» Chỉ tiêu C3b: Chỉ tiêu này phản ánh số lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản sau khi bù trừ với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, nếu bù trừ không hết thì tiếp tục được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này được lấy từ chỉ tiêu [11a] trên Phụ lục 03-5/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN.
» Chỉ tiêu C5: là mức trích lập quỹ phát triển khoa học, công nghệ
» Chỉ tiêu C7, C8: Từ 01/01/2016, thuế suất phổ thông là 20%
» Chỉ tiêu C9: là thu nhập tính thuế từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam hoặc từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không ưu đãi khác.
» Chỉ tiêu C9a: Chỉ tiêu này phản ánh thuế suất đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí) là 50%; Trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 40%.
» Chỉ tiêu C11: Cơ sở kinh doanh được hưởng các mức thuế suất thuế TNDN ưu đãi theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, hoặc các mức thuế suất khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ…, thì cơ sở kinh doanh tự xác định các điều kiện được hưởng thuế suất ưu đãi, mức thuế suất được hưởng, số chênh lệch do được hưởng mức thuế suất khác các mức thuế suất thuế TNDN không ưu đãi nêu trên.
» Chỉ tiêu C12: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế TNDN được miễn, giảm trong kỳ tính thuế được xác định căn cứ vào điều kiện thực tế cơ sở kinh doanh đang được hưởng miễn, giảm thuế theo quy định và số thuế được miễn, giảm theo Hiệp định
» Chỉ tiêu C13: Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN được miễn, giảm theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần của nước ký kết hiệp định với Việt Nam
» Chỉ tiêu C14: chỉ tiêu này phải ánh số thuế TNDN được miễn, giảm theo Nghị quyết, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các trường hợp được miễn, giảm khác không theo Luật thuế TNDN
» Chỉ tiêu C15: Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được phép giảm trừ vào số thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
» Chỉ tiêu D2: Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN phát sinh phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản trong kỳ tính thuế và được xác định căn cứ chỉ tiêu [15] trên Phụ lục 03-5/TNDN kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
» Chỉ tiêu D3: Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN phải nộp từ các hoạt động khác ngoài hoạt động SXKD và hoạt động chuyển nhượng bất động sản nêu trên. Ví dụ: Theo quy định của Luật thuế TNDN thì trong thời hạn 5 năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển khoa học và công nghệ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế TNDN tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó. Thuế suất thuế TNDN dùng để tính số thuế thu hồi là thuế suất áp dụng cho doanh nghiệp trong thời gian trích lập quỹ. Doanh nghiệp tự xác định số thuế TNDN tính trên phần thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích để điều bào chỉ tiêu này.
» Chỉ tiêu E1: Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN tạm nộp trong năm của hoạt động SXKD, đó là số thuế TNDN còn lại sau khi đã bù trừ hết với các khoản thuế nợ năm trước chốt đến 31/1(năm tài chính trùng năm dương lịch) và các khoản thuế phát sinh trong năm từ hoạt động SXKD. Các chứng từ nộp thuế được tính từ ngày đầu năm tài chính cho đến ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Riêng quyết toán thuế năm 2014, số thuế TNDN tạm nộp trong năm được xác định trên cơ sở số kê khai tạm tính của 3 quý trong năm 2014 và số thuế còn lại sau khi đã bù trừ hết với các khoản thuế nợ năm trước chốt đến 31/1(năm tài chính trùng năm dương lịch) và các khoản thuế phát sinh trong năm của hoạt động SXKD
» Chỉ tiêu E2: Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN tạm nộp trong năm từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, đó là số thuế TNDN còn lại sau khi đã bù trừ hết với các khoản thuế nợ năm trước chốt đến 31/1(năm tài chính trùng năm dương lịch) và các khoản thuế phát sinh trong năm từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản. Các chứng từ nộp thuế được tính từ ngày đầu năm tài chính cho đến ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Riêng quyết toán thuế năm 2014, số thuế TNDN tạm nộp trong năm được xác định trên cơ sở số kê khai tạm tính của 3 quý trong năm 2014 và số thuế còn lại sau khi đã bù trừ hết với các khoản thuế nợ năm trước chốt đến 31/1(năm tài chính trùng năm dương lịch) và các khoản thuế phát sinh trong năm của hoạt động chuyển nhượng bất động.
» Chỉ tiêu E2: Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN tạm nộp trong năm từ các hoạt động khác ngoài hoạt động SXKD và hoạt động chuyển nhượng bất động sản nêu trên sau khi đã bù trừ hết với các khoản thuế nợ năm trước chốt đến 31/1(năm tài chính trùng năm dương lịch) và các khoản thuế phát sinh trong năm có cùng tiểu mục.
Ghi chú: Doanh nghiệp phải tự xác định và tạm nộp tối thiểu 80% số thuế TNDN phải nộp của năm đó, phần chưa tạm nộp đủ so với 80% số thuế TNDN phải nộp sẽ bị tính lãi chậm nộp.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.