Chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ thuộc khá lớn vào việc xung quanh chúng ta có nhiều người thấu hiểu chúng ta hay không.
“Chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ thuộc khá lớn vào việc xung quanh chúng ta có nhiều người thấu hiểu chúng ta hay không” (Nhà tâm lý học Ba Lan Krytyna Skarzyska) và “Sự Thành công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người đó”
“Chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ thuộc khá lớn vào việc xung quanh chúng ta có nhiều người thấu hiểu chúng ta hay không”(Nhà tâm lý học Ba Lan Krytyna Skarzyska) và “Sự Thành công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người đó”( Kinixti – Học giả Mỹ).
Vậy, kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người.
Tại nhiều nước Tây phương, thanh thiếu niên đã được học những kỹ năng sống về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, cách đối diện và đương đầu với những khó khăn, và cách vượt qua những khó khăn đó cũng như cách tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực giữa người và người. Tại Hàn quốc, học sinh tiểu học được học cách đối phó thích ứng với các tai nạn như cháy, động đất, thiên tai… tại Trung tâm điều hành tình trạng khẩn cấp Seoul..
Tại Việt Nam, kỹ năng sống đang được quan tâm, tuy nhiên trong nhà trường chủ yếu học sinh chỉ được dạy kỹ năng học tập và chính trị, còn việc giáo dục kỹ năng sống chưa được quan tâm nhiều. Theo chuyên viên tâm lý Huỳnh Văn Sơn, cố vấn Trung tâm chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt: “hiện nay, thuật ngữ kỹ năng sống được sử dụng khá phổ biến nhưng có phần bị “lạm dụng” khi chính những người huấn luyện hay tổ chức và các bậc cha mẹ cũng chưa thật hiểu gì về nó”. Theo Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh Sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Phùng Khắc Bình, trong tương lai và về lâu dài cần xây dựng chương trình môn học giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 đến lớp 12.
Cuộc sống hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng cập nhật giá trị và hoàn thiện giá trị của mình. Để tồn tại và phát triển, với bất kỳ ai, việc có công việc làm để đảm bảo sự tồn tại của cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đồng thời với đó là yêu cầu học tập, bồi dưỡng, rèn luyện không ngừng để nâng cao chất lượng đời sống đó, để đời sống thực sự là “sống” chứ không là “tồn tại”.
Vậy chúng tađã làm như thế nàovà chúng ta đã nâng cao chất lượng cuộc sốngcủa mình ra sao? Và để cókết quả cuối cùngthực sự tốt đẹp, ta cần bồi dưỡng thêm cho mình những tố chấtgì?Đó là những câu hỏi mà không phải ai cũng có thể trả lời một cách dễ dàng được.
Trên tinh thần đó phải có một quan điểm, một đường hướng đi, một mục tiêu cho việc giảng dạy kĩ năng sống trong môn Ngữ văn.
1. Quan điểm giảng dạy kĩ năng sống trong môn Ngữ văn
Thứ nhất, bám sát những mục tiêu giáo dục kĩ năng sống, đồng thời đảm bảo mạch kiến thức – kĩ năng của giờ dạy Ngữ văn.
Thứ hai, tiếp cận giảng dạy kĩ năng sống theo hai cách: nội dung và phương pháp dạy học, trong đó nhấn mạnh đến cách tiếp cận phương pháp. Nghĩa là thông qua nội dung và PPDH để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chứ không phải tích hợp vào nội dung bài dạy. Rèn luyện kĩ năng sống cho HS thông qua các giờ học bộ môn.
Chẳng hạn, Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ. Qua câu chuyện rèn luyện cho HS các kĩ năng sống như:Tự nhận thức bài học về tinh thần cảnh giác được gửi gắm qua truyền thuyết; Tư duy sáng tạo: Xác định được mối quan hệ giữa tình yêu cá nhân và vận mệnh non sông qua câu chuyện và liên hệ với cuộc sống hôm nay; Giao tiếp, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về mối quan hệ và cách xử lí mối quan hệ giữa tình yêu cá nhân và vận mệnh non sông đặt ra trong câu chuyện.
Hay trongCa dao than thân, yêu thương, tình nghĩa. Với các kĩ năng sống: Tự nhận thức, xác định giá trị nội dung, ý nghĩa của các câu ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa; Giao tiếp, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng của cá nhân về quan niệm sống và mối quan hệ yêu thương, tình nghĩa của con người Việt Nam trong những câu ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa; Tư duy sáng tạo: Bình luận, bày tỏ quan niệm cá nhân về tiếng nói yêu thương, tình nghĩa, tình cảm yêu thương, chia sẻ, cảm thông của con người Việt Nam trong ca dao.
Trong bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ kĩ năng sống sẽ là: Giao tiếp: tìm hiểu và trình bày nội dung về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, nhận biết vai trò và đặc điểm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ phù hợp với các tình huống giao tiếp.
Thứ ba, đưa những nội dung giảng dạy tiêu biểu cho các dạng bài học, bên cạnh đó có “độ mở” tạo điều kiện cho GV có thể phát huy tính linh hoạt trong việc vận dụng các tình huống giảng dạy.
Thứ tư, giáo dục kĩ năng sống trong môn học Ngữ văn, theo đặc trưng của môn học, là giáo dục theo con đường “Mưa dầm thấm lâu” nhẹ nhàng, tự nhiên, không gượng ép.
2. Mục tiêu giảng dạy kĩ năng sống trong môn Ngữ văn
2.1 Mục tiêu GD của môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông
Trang bị cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, hệ thống về văn học và tiếng Việt, bao gồm: Kiến thức về những tác phẩm tiêu biểu cho các thể loại tiêu biểu của văn học Việt Nam và một số tác phẩm, đoạn trích của văn học nước ngoài; những hiểu biết về lịch sử văn học, kiến thức về lí luận văn học cần thiết; những kiến thức khái quát về lịch sử tiếng Việt, các phong cách ngôn ngữ, những kiến thức về kiểu văn bản, đặc biệt là văn bản nghị luận…
Hình thành và phát triển các năng lực Ngữ văn: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện ở 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết; năng lực tiếp nhận văn học, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tự học và năng lực thực hành ứng dụng.
Bồi dưỡng cho HS tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hoá; tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước; lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập, tự cường; lí tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần dân chủ, nhân văn; nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế; ý thức tôn trọng, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại.
2.2 Mục tiêu giảng dạy kĩ năng sống ở trường THPT thông qua các giờ học Ngữ văn theo phương pháp tích cực
Về kiến thức: Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như các giá trị tốt đẹp của nhân loại; góp phần củng cố, mở rộng và bổ sung, khắc sâu kiến thức đã học về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, về định hướng nghề nghiệp; Nhận thức được sự cần thiết của các kĩ năng sống giúp cho bản thân sống tự tin, lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất, tinh thần của bản thân và người khác; Nhận thức được những giá trị cốt lõi làm nền tảng cho các KNS.
Về kĩ năng: Có kĩ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử linh hoạt, hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày; Có suy nghĩ và hành động tích cực, tự tin, có những quyết định đúng đắn trong cuộc sống; Có kĩ năng quan hệ tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và người khác trước những nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn và lành mạnh của cuộc sống (tệ nạn xã hội, HIV/AIDS, bạo lực, nạn xâm hại tinh thần, thể xác….); giúp HS phòng ngừa những hành vi, nguy cơ có hại cho sự phát triển của cá nhân.
Về thái độ: Hứng thú và có nhu cầu được thể hiện các kĩ năng sống mà bản thân đã rèn luyện được đồng thời biết động viên người khác cùng thực hiện các kĩ năng sống đó; Hình thành và thay đổi hành vi, nhất là những hành vi liên quan đến lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, bạn bè, gia đình, cộng đồng; Có ý thức về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; có ý thức định hướng nghề nghiệp.
Vậy có thể nói, dạy học môn Ngữ Văn trong giai đoạn hiện nay cần hướng đến tích hợp kiến thức cho học sinh, trong đó giáo dục kĩ năng sống vừa là mục tiêu vừa là một giải pháp quan trọng nhằm thu hút tinh thần thái độ học tập của học sinh. Để làm được việc này,người giáo viên cần tích cực tìm tòi những hướng đi mới, nhất là việc kéo môn học đến gần với cuộc sống của người học.
Tác giả: Lưu Thị Thu Hương