So sánh chi nhánh và văn phòng đại diện
Sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện
Nhiều người nhầm tưởng chi nhánh và văn phòng đại diện là một. Thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện là một trong nhiều thắc mắc của các doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh. Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.
Phân biệt Học hàm và Học vị
Phân biệt giấy uỷ quyền và hợp đồng uỷ quyền
Phân biệt phí và lệ phí
1. Chi nhánh công ty là gì?
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của công ty gồm cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Cho nên chi nhánh có quyền ký các hợp đồng kinh tế nhân danh chi nhánh và đóng dấu chi nhánh.
2. Văn phòng đại diện là gì?
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo sự uỷ quyền mang lại lợi ích của công ty và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện được tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Nhà nước Việt Nam.
Vì vậy văn phòng đại diện không được trực tiếp kinh doanh tuy nhiên không được ký kết các hợp đồng kinh tế với dấu của Văn phòng đại diện, nhưng vẫn ký kết hợp đồng theo sự uỷ quyền của công ty đã mở Văn phòng đại diện đó sẽ đóng dấu doanh nghiệp.
3. Điểm giống và khác nhau chi nhánh và văn phòng đại diện
Giống nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện
Khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện
*Chi nhánh
– Chi nhánh của một doanh nghiệp được tổ chức và hoạt động trong đơn vị phạm vi ranh giới quốc gia (có thể đặt tại huyện, tỉnh, hay của một xã trong lãnh thổ quốc gia)
– Chi nhánh được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh, nghiệp vụ giống như công ty mẹ của mình.
Ví dụ: Công ty A chuyên bán quần áo thì chi nhánh cũng được phép hoạt động kinh doanh bán quần áo. Ngân hàng nhà nước thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng thì chi nhánh ngân hàng huyện của ngân hàng đó cũng được phép thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng đó.
*Văn phòng đại diện
– Văn phòng đại diện hoạt động theo các khu vực thì cũng có thể ở ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp/tổ chức đó.
– Văn phòng đại diện của công ty không được phép thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công ty mẹ.
Ví dụ: Công ty A chuyên sản xuất sữa uống để bán trong nước đồng thời xuất khẩu sang nước ngoài, công ty mở văn phòng đại diện ở Thái Lan, tại văn phòng này thì doanh nghiệp A chỉ được phép thực hiện các hoạt động của công ty với tư cách đại diện cho doanh nghiệp đó, mà không được phép sản xuất cũng như kinh doanh như chi nhánh.