Khác biệt cơ bản giữa tố tụng dân sự và tố tụng hình sự?
Bản in
Sự khác biệt giữa Tố tụng hình sự và Tố tụng dân sự
Sự khác nhau giữa tố tụng dân sự và tố tụng hình sự. Sự khác nhau giữa tố tụng cạnh tranh, tố tụng dân sự, tố tụng hình sự? Thiquocgia.vn xin giới thiệu tới các bạn sự khác biệt giữa Tố tụng hình sự và Tố tụng dân sự qua bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nghị quyết 144/2016/QH13 lùi hiệu lực thi hành Bộ luật Hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015
Sơ thẩm, Phúc thẩm, Giám đốc thẩm, Tái thẩm trong tố tụng hình sự là gì?
Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự
Tóm tắt sự việc: Một khách hàng mua xe Mazda BT50 mới do Thaco lắp ráp. Được 1 năm, đi 2,6 vạn km, xe đang trong thời hạn bảo hành. Khi đang chạy, xe bị chết máy, mở capo thì bị vỡ lốc máy, gãy tay biên, khách hàng này yêu cầu Thaco bảo hành. Thaco từ chối vì cho rằng xe hỏng là do lỗi của khách hàng. Khách hàng này mới tiến hành kiện Thaco. Kết quả cuối cùng là khách hàng này thua kiện vì không có đầy đủ chứng cứ, chứng minh rằng hỏng xe là do lỗi của nhà sản xuất. Ngay sau khi Tòa tuyên bản án, báo chí và các cồng động mạng “dậy sóng” vì cho rằng nhà sản xuất không tôn trọng quyền lợi người tiêu dùng, thậm chí có rất nhiều ý kiến cho rằng Tòa xử vô căn cứ. Kết luận của Tòa là “Khách hàng không có đầy đủ chứng cứ kết luận lỗi do nhà sản xuất”.
Phân biệt Tố tụng hình sự và Tố tụng dân sự
Tố tụng hình sự | Tố tụng dân sự | |
Chủ thể tham gia tố tụng |
– Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát; Toà án, và những người tiến hành tố tụng. – Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn; bị đơn dân sự (nếu có), người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, người bào chữa. |
– Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. – Trong đó, người tiến hành tố tụng bao gồm: Đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và người định giá tài sản. |
Xác định sự thật, chứng cứ | Muốn buộc tội một ai đó thì các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải chứng minh với những bằng chứng, lý lẽ thỏa đáng. | Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. |
Nguyên nhân | Phát hiện hành vi tội phạm theo Bộ luật hình sự. | Các chủ thể phát sinh tranh chấp |
Vụ án dân sự và vụ án hình sự là hoàn toàn khác nhau, những luận điểm đem những vụ án hình sự ra để so sánh với tranh chấp dân sự là hoàn toàn sai lầm. Từ phép so sánh đơn giản trên, có thể thấy rằng việc Tòa kết luận vụ án rằng khách hàng không có đầy đủ chứng cứ để kết luận lỗi xe là do nhà sản xuất là hoàn toàn có căn cứ pháp lý.
Căn cứ pháp lý:
Khác biệt cơ bản giữa tố tụng dân sự và tố tụng hình sự?
Hệ thống pháp luật xét về mặt cấu trúc được cấu thành bởi pháp luật nội dung và pháp luật hình thức (hay còn được biết đến là pháp luật tố tụng). Cả hai cấu thành này đều có ý nghĩa quan trọng trên cả lý thuyết lẫn thực định. Pháp luật tố tụng hiện nay gồm 3 loại chính: đó là pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật tố tụng hành chính. Trên thực tế, vấn đề về tố tụng hình sự và tố tụng dân sự là 2 vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm nhất. Trong phạm vi bài viết này, Thiquocgia.vn sẽ đề cập đến 2 điểm khác biệt cơ bản nhất.
Thứ nhất, về nguyên tắc chứng minh. Một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của pháp luật tố tụng hình sự nói chung là nguyên tắc suy đoán vô tội. Điều này có nghĩa là khi bạn bị cơ quan có thẩm quyền bắt giữ thì nghĩa vụ chứng minh bạn có phạm tội thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cơ quan điều tra, cơ quan công tố). Bạn không có nghĩa vụ phải tự chứng minh mình vô tội. Trong trường hợp, các cơ quan có thẩm quyền này không thể chứng minh được bạn phạm tội thì bạn sẽ được xem là vô tội theo nguyên tắc suy đoán vô tội.
Ngược lại, trong pháp luật tố tụng dân sự, nghĩa vụ chứng minh là của các đương sự. Nghĩa là, khi bạn nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết 1 tranh chấp dân sự nào đó, bạn có nghĩa vụ phải tìm những chứng cứ, tự lập luận, chứng minh cho đơn khởi kiện của mình là đúng. Bên cạnh đó, trong vai trò bị đơn, người bị khởi kiện cũng phải tự mình thu thập chứng cứ và chứng minh rằng yêu cầu của nguyên đơn là không hợp lý. Hay nói một cách khái quát hơn, trong một vụ án dân sự, Tòa án đóng vai trò một người trung gian xem xét, nhìn nhận chứng cứ do 2 bên đưa ra và phân xử.
Thứ hai, về nguyên tắc thỏa thuận. Pháp luật hình sự là pháp luật công, việc bạn vi phạm pháp luật hình sự nghĩa là bạn đã vi phạm trật tự xã hội do Nhà nước thiết lập. Do vậy, bạn không có quyền thỏa thuận mình có phạm tội hay không.
Chẳng hạn như A cướp tài sản của B, sau khi bị truy tố bởi Viện kiểm sát thì A đến gặp B và đưa ra đề nghị bồi thường gấp đôi giá trị tài sản mà B bị cướp để B rút đơn khởi kiện đối với A. Thỏa thuận này sẽ là vô hiệu bởi lẽ hành vi của A được đánh giá là hành vi nguy hiểm cho xã hội do xâm phạm trật tự công. Dù B có rút đơn khởi kiện thì A vẫn bị xét xử theo pháp luật hình sự.
Trái lại, tôn trọng sự thỏa thuận tự nguyện, phù hợp với pháp luật của các bên là nguyên tắc tối quan trọng của pháp luật dân sự. Chẳng hạn như A nợ B 500 triệu đồng nhưng không trả, A làm đơn khởi kiện tại Tòa án yêu cầu B trả. Ngay sau đó, A và B thỏa thuận một cách tự nguyện được rằng A sẽ trả cho B 100 triệu và B sẽ xóa nợ hoàn toàn cho A. Lúc này, Tòa án sẽ tôn trọng thỏa thuận của các bên chứ không thể ra 1 phán quyết bắt A phải trả toàn bộ số tiền này.