Dân sựHỏi đáp pháp luật

Phân biệt vụ án hình sự và vụ án dân sự

So sánh vụ án hình sự và vụ án dân sự
291

So sánh vụ án hình sự và vụ án dân sự

Bản in

Sự khác nhau giữa vụ án dân sự và vụ án hình sự

Việc xác định một vụ án sẽ được xử lý theo pháp luật dân sự hay pháp luật hình sự vẫn khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Vì vậy, Thiquocgia.vn xin được so sánh khác nhau giữa vụ án dân sự và vụ án hình sự, mời các bạn cùng tham khảo.

Trách nhiệm hình sự của bán hàng đa cấp theo Luật Hình sự sửa đổi 2017

Thông tư 22/2016/TT-BTC về biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự

Chỉ tiêu so sánh

Vụ án hình sự

Vụ án dân sự

Luật áp dụng

– Bộ luật Hình sự

– Bộ luật Tố tụng hình sự

– Bộ luật Dân sự

– Bộ luật Tố tụng dân sự

Quan hệ pháp luật bị vi phạm

Chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, lợi ích của Nhà nước, tổ chức, trật tự pháp luật được pháp luật hình sự bảo vệ

Các quan hệ giữa các chủ thể hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm được pháp luật dân sự bảo vệ

Thời hiệu

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự:

– Tội phạm ít nghiêm trọng: 05 năm

– Tội phạm nghiêm trọng: 10 năm

– Tội phạm rất nghiêm trọng: 15 năm

– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: 20 năm

Thời hiệu để yêu cầu Tòa án giải quyết:

– Giao dịch dân sự vô hiệu: 02 năm

– Tranh chấp hợp đồng: 03 năm

– Bồi thường thiệt hại: 03 năm

– Chia di sản: 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản.

– Xác nhận quyền thừa kế của người yêu cầu hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác: 10 năm

– Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại: 03 năm

Cơ quan tiến hành tố tụng

a) Cơ quan điều tra;

b) Viện kiểm sát;

c) Tòa án.

a) Tòa án;

b) Viện kiểm sát.

Người tiến hành tố tụng

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra;

b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;

c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.

a) Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;

b) Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

Người tham gia tố tụng

– Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

– Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

– Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;

– Người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại;

– Đương sự: Nguyên đơn dân sự; Bị đơn dân sự; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;

– Người làm chứng, người chứng kiến;

– Người giám định;

– Người định giá tài sản;

– Người phiên dịch, người dịch thuật;

– Người bào chữa;

– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự;

– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố;

– Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác.

– Đương sự: Nguyên đơn; Bị đơn; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Người yêu cầu giải quyết việc dân sự;

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự;

– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;

– Người làm chứng;

– Người giám định;

– Người phiên dịch;

– Người đại diện.

Bắt đầu quá trình tố tụng

Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội.

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán ra thông báo thụ lý vụ án.

Nghĩa vụ chứng minh

Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.

Thỏa thuận

Người bị buộc tội không có quyền thỏa thuận với các chủ thể tham gia tố tụng khác.

Đương sự có quyền thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.

Hòa giải

Người bị buộc tội không có quyền hòa giải với người bị hại

Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự

Người bào chữa

Người bị buộc tội nhờ hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định những người sau làm người bào chữa:

a) Luật sư;

b) Người đại diện của người bị buộc tội;

c) Bào chữa viên nhân dân;

d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Tùy từng trường hợp người bào chữa vắng mặt mà Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc tiếp tục xét xử.

Người bào chữa chỉ định vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa.

Không có chủ thể này

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Bị hại, đương sự có thể nhờ những người sau bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình:

a) Luật sư;

b) Người đại diện;

c) Bào chữa viên nhân dân;

d) Trợ giúp viên pháp lý.

Đương sự có thể yêu cầu những người sau bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình:

a) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;

b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;

c) Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong vụ việc lao động theo quy định của pháp luật về lao động, công đoàn;

d) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tích hoặc đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm