Hóa học

Phương pháp giải bài tập tính lưỡng tính của amino axit

1161

Cùng tìm hiểu dạng bài tập amino axit tác dụng với axit bazo và phương pháp giải qua bài viết này nhé!

BÀI TẬP: AMINO AXIT TÁC DỤNG VỚI AXIT, BAZO

 

Dạng 1: Amino axit tác dụng với dung dịch axit hoặc bazo

CTTQ:  (NH2)xR (COOH)y . Tìm x, y, R?

–  Tác dụng dd axit HCl

(NH2)xR (COOH)y   + xHCl → (ClNH3)xR (COOH)y

+        x  =    nHClnaa

+        BTKL:  maa + mHCl = m muối

Maa + 36,5 x = M muối

–   Tác dụng với dd NaOH

(NH2)xR (COOH)y   + y NaOH → (NH2)xR (COONa)y   + y H2O

1mol                                        →    1mol              => mmuối – maa = 22y

naa                                                                                                  => mmuối – m aa

naa = mmuoi−maa22.y    => nCOOH = naa .y  =   mmuoi−maa22

y =nNaOHnaa

Maa  +  22y = M muối natri

Ví dụ 1:Aminoaxit X có dạng H2N-R-COOH (R là gốc hidrocacbon). Cho 0,1 mol X tác dụng hết với HCl thu dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X?

A. Phenylalanin                       B. alanin                      C. Valin                       D. Glyxin

Lời giải

Ta có phản ứng:

H2N-R-COOH            +          HCl      ClH3N-R-COOH

0,1 mol                                                0,1 mol

Mmuối = R + 97,5 = 11,15/0,1 = 111,5 => R =14 => R là CH2

=>  X : H2N-CH2-COOH

Ví dụ 2:Cho  8,9  gam  một  hợp  chất  hữu  cơ  X  có  công  thức  phân  tử C3H7O2N  phản  ứng  với  100  ml dung  dịch NaOH 1,5M.  Sau khi  phản ứng  xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. HCOOH3NCH=CH2.                    B. H2NCH2CH2COOH.

C. CH2=CHCOONH4.                       D. H2NCH2COOCH3.

Lời giải

Chất hữu cơ X (C3H7O2N) có   = 1

X có thể là amino axit H2NCH2CH2COOH hoặc este H2NCH2COOCH3

Ta có  nX=8,9/89= 0,1 (mol) ;

nNaOH   =  0,1 . 1,5 = 0,15 (mol)

0,1 mol X + 0,1 mol NaOH   →  0,1 mol muối

Chất rắn gồm muối và NaOH dư  → mmuối   = 11,7 – 40 . 0,05 = 9,7 (gam)

Mmuối = 9,7/0,1= 97 (g/mol)   CTCT của muối là: H2NCH2COONa

Vậy công  thức  cấu  tạo  thu  gọn  của  X  là:  H2NCH2COO-CH3.

Dạng 2: Amino axit tác dụng với axit, sau đó lấy hh tác dụng với dd bazo và ngược lại.

  1. Amino axit →HCl (A) →NaOH  (B)

H2N-R-COOH              +  HCl                    ClH3N-R-COOH  (A)

ClH3N-R-COOH  + 2NaOH       H2N-R-COONa (B) +  NaCl + 2H2O

=> coi hh A gồm ClH3N-R-COOH và  HCl không phản ứng với nhau đều phản ứng với NaOH

2. Amino axit →NaOH (B) →HCl   (A)

Tương tự như (a) coi hỗn hợp B là ClH3N-R-COOH và  NaOH tác dụng với HCl

Ví dụ 2: Cho 0,15 mol axit Glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính số mol NaOH

A.0,70                                     B. 0,50                                                C. 0,65                                                D. 0,55

Lời giải

Ta có

Coi hỗn hợp phản ứng với NaOH gồm H2N-C3H5-(COOH)2      và HCl

HCl     +          NaOH          NaCl    +          H2O

0,35mol           0,35 mol

H2N- C3H5-(COOH)2  +  2NaOH       H2N-C3H5-(COONa)2  + 2H2O

0,15        0,3 mol

Số mol NaOH = 0,35 + 0,3 = 0,65 mol chọn C

BÀI TẬP ÁP DỤNG

Câu 1.  Cho 10,3 gam aminoaxit X tác dụng với HCl dư thu được 13,95 gam muối. Mặt khác, cho 10,3 gam amino axit X tác dụng với NaOH (vừa đủ) thu được 12,5 gam muối. Vậy công thức của aminoaxit là:

A. H2N-C3H6-COOH                                                 B. H2N-(CH2)4CH(NH2)-COOH

C. H2N-C2H4-COOH                                                 D. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH

Câu 2Cho amino axit X tác dụng vừa đủ với 16,6 ml dung dịch HCl 20% (d = 1,1 g/ml) thu được muối Y. Y tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được 15,55 gam muối khan. Công thức của X là :

A. H2N-C2H4-COOH                                                 B. H2N-CH2-COOH

                C. H2N-C3H6-COOH                                                 D. H2N-C3H4-COOH

Câu 3. Cho 0,1 mol -amino axit X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 1,0M thu được chất hữu cơ Y. Để tác dụng vừa đủ với chất hữu cơ Y cần 200 ml dung dịch NaOH 1,0M và dung dịch sau phản ứng chứa 15,55 gam muối. Vậy công thức của -amino axit X là :

A. H2N-CH2-CH2-COOH                              B. CH3-CH(NH2)-COOH

C. H2N-CH2-COOH                                       D. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH

Câu 4Cho amino axit X (chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với NaOH, thu được 8,88 gam muối Y. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch thu được 10,04 gam muối Z. Vậy công thức của X là:

A. H2N-C2H4-COOH                                                 B. H2N-C3H6-COOH

C. H2N-CH2-COOH                                                   D. H2N-C3H4-COOH

Câu 5Cho 0,2 mol alanin tác dụng với 200 ml dung dịch HCl thu được dung dịch X có chứa 28,75 gam chất tan. Hãy cho biết cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M để phản ứng vừa đủ với các chất trong dung dịch X?

A. 100 ml                    B. 400 ml                    C. 500 ml                    D. 300 ml

Câu 6. Cho 0,1 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 0,1mol HCl thu được muối Y. 0,1 mol muối Y phản ứng vừa đủ với 0,3 mol NaOH thu được hỗn hợp muối Z có khối lượng là 24,95 gam. Vậy công thức của X là:

A. H2N-C3H5(COOH)2                                   B. H2N-C2H3(COOH)2

                C. (H2N)2C3H5-COOH                                   D. H2N-C2H4-COOH

Câu 7. α–aminoaxit X chứa một nhóm –NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

            A. H2NCH2COOH.                                                    B. H2NCH2CH2COOH.

            C. CH3CH2CH(NH2)COOH.                         D. CH3CH(NH2)COOH.

Câu 8. Cho 100 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được dung dịch chứa 5 gam muối. Công thức của X là

A. H2N–C3H6–COOH.                                   B. H2N–C3H5(COOH)2.

C. (H2N)2C4H7–COOH.                              D. H2N–C2H4–COOH.

Câu 9. Amino axit X trong phân tử chỉ chứa hai loại nhóm chức. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 0,2 mol NaOH, thu được 17,7 gam muối. Số nguyên tử hidro trong phân tử X là

A. 9                             B. 6                             C. 7                             D. 8

Câu 10. Cho 100,0 ml dung dịch aminoaxit X nồng độ 0,2M tác dụng vừa đủ với 80,0 ml dung dịch NaOH 0,25M, đun nóng. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được 2,22 gam muối khan. Vậy công thức của amino axit là:

A. H2N-C2H4-COOH                                     B. H2N-C3H6-COOH

                C. H2N-CH2-COOH                                       D. H2N-C3H4-COOH

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A B C A C A C A B A

 

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm