Tiếng Anh

PR là gì? Phân biệt PR với quảng cáo một cách rõ ràng

Mạng  xã hội đang càng ngày càng  phát triến và nếu bạn là một người thường xuyên dành hẳn  rất nhiều thời gian cho việc lướt web thì bạn không thể không biết đến PR một thuật ngữ rất phổ biến trên mạng xã hội hiện nay. Vậy Pr là gì, nó có vai trò […]
341

Mạng xã hội đang càng ngày càng phát triến và nếu bạn là một người thường xuyên dành hẳn rất nhiều thời gian cho việc lướt web thì bạn không thể không biết đến PR một thuật ngữ rất phổ biến trên mạng xã hội hiện nay. Vậy Pr là gì, nó có vai trò và chức năng gì. Đến với bài viết sau đây để tham khảo và hiểu hơn về thuật ngữ phổ biến này nhé.

Mục lục1.Pr là gì?2.Pr có phải là quảng cáo không ?3.PR cần làm những công việc gì ?4.Vai trò và chức năng của PR5.Ưu điểm của PR6.Nhược điểm của PR7.Lên kế hoạch PR8.Cách hiểu PR trên facebook

Pr là gì?

Trong các doanh nghiệp công ty dù là lớn hay nhỏ thì hình ảnh công ty là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của công ty. Khi hình ảnh công ty bị ảnh hưởng thì nó liên quan trực tiếp đến sự tổn hại của công ty.

Công chúng ở đây có thể là khách quen, khách hàng tiềm năng hay đơn giản cũng có thể là quản lí, nhân viên hay các nhà đầu tư. Nói tóm lại về bản chất thì quan hệ công chúng là cách thức dễ dàng nhất để khách hàng có thể hiểu về bản chất của một tổ chức nào đó.

[irp]

Pr có phải là quảng cáo không ?

Pr và quảng cáo đều là một trong những công cụ đưa người dùng đến gần với sản phẩm hơn, vì vậy 2 cái này thường bị nhầm lẫn. Và nếu hỏi pr và quảng cáo có phải là một không thì câu trả lời là không. Để hiểu đơn giản hơn thì ví dụ tôi có một căn nhà nếu là quảng cáo tức là tôi sẽ nói cho bạn nghe tất tần tật mọi thứ về ngôi nhà còn nếu là PR tức là tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản.

Từ đó, các bạn sẽ nói với nhau tìm hiểu với nhau để tự hiểu về ngôi nhà và đây cũng là cách hai bên cùng có lợi khi bạn có thể tự hiểu ngôi nhà chứ không phải chỉ nghe từ miệng của tôi. Dễ hiểu hơn thì quảng cáo là tôi tự khen tôi với bạn còn pr là bạn khen tôi với người khác. Nói cách khác quảng cáo là kêu gọi và tuyên truyền còn pr là kiếm tìm và xây dựng.

[irp]

PR cần làm những công việc gì ?

Việc tích cực PR có thể đưa lại hình ảnh tốt nhất cho công ty là điều không thể chối cãi, vậy để hoạt động PR có hiệu quả nhất thì ta cần làm những gì?. Vì PR là đưa hình ảnh công ty tổ chức đến gần với khán giả hơn vì vậy khi PR chúng ta không thể thiếu những kế hoạch để tổ chức sự kiện, hội thảo trong công ty, những kế hoạch thực hiện quảng bá hình ảnh chi công ty.

Giao tiếp với khách hàng cũng là một trong những công việc mà người làm pr cần làm. Liên lạc, trả lời tất tần tật các câu hỏi của khách hàng hay truyền thông qua điện thoại hay email cũng là một cách để giao tiếp với khách hàng.Việc nữa quan trọng không kém đó là nghiên cứu, viết báo cáo cho các phương tiện được nhắm mục tiêu. Đối chiếu phân tích truyền thông hay chỉnh sửa nội bộ để có thể đưa ra những bài viết hoàn chỉnh nhất…

Ngoài những yếu tố bên ngoài thì sự tác động bên trong cũng rất quan trọng đó là để làm pr thì bạn phải là một người thích các hoạt động sự kiện, thích và có thể viết ra những ý tưởng tổ chức sự kiện hoặc là một hoạt động nào đó. Bạn phải luôn luôn nhạy cảm với các tin tức, giao tiếp tốt, luôn cẩn thận làm mọi thứ theo đúng kế hoạch và cuối cùng cũng quan trọng nhất đó là bạn phải là một người thích giao tiếp và có khả năng giao tiếp cực kì tốt.

[irp]

Vai trò và chức năng của PR

Để đến với nghề PR bạn không những phải hiểu rõ PR là gì, PR cần làm gì mà bạn còn phải hiểu được giá trị nó đưa lại nói cách khác bạn phải biết về chức năng cũng như vai trò của PR. Đầu tiên về vai trò của PR, thì vai trò của PR đó chính là đem lại những giá trị cụ thể cho một thương hiệu nào đó.

Mà bước đầu tiên đó chính là xây dựng hình ảnh cho thương hiệu và để làm cho hình ảnh thương hiệu, công ty đi theo hướng tích cực thì nó nên được truyền tải từ một bên thứ ba đến với khách hàng khi đó hình ảnh trong mắt khách hàng sẽ khách quan hơn, vì vậy một chiến lược đúng đắn rất quan trọng để phát triển hình ảnh công ty theo mong muốn.

Ngoài ra muốn PR một cách hiệu quả chúng ta không thể bỏ qua những thông điệp về một vấn đề nào đó trong cuộc sống đến với khách hàng, khi một vấn đề tích cực được lan tỏa quảng bá thì khách hàng sẽ dễ nhớ đến thương hiệu của mình hơn và dễ đi vào tiềm thức của khách hàng hơn cũng như tạo ra danh tiếng tốt trong mắt khách hàng.

Ví dụ như chiến dịch “Chống lại Ebola” của google. CEO của google đã tuyên bố sẽ chi 2$ cho mỗi $ được quyên góp từ người dùng để chuyển đến đội ngũ cứu trợ và các tổ chức phi lợi nhuận ở Tây Phi. Họ đã cung cấp địa chỉ trang web để kêu gọi ủng hộ và quyên góp.

Các bạn có thể biết hoặc không thì các chiến dịch CRS (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) luôn là những chiến dịch tuyệt vời góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn và khi google đưa ra chiến dịch này họ đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và ủng hộ của rất nhiều người trên thế giới và từ đó thức đẩy mạnh mẽ hình ảnh của google trong mắt công chúng.

Cuối cùng PR còn có thể giúp công ty thúc đẩy và phát triển các mối quan hệ cộng đồng. PR hướng đến những giá trị tích cực đối với cả công ty và công chúng giúp xây dựng một mối quan hệ chặt chẽ và mạnh mẽ đối với công chúng.

Đó là về vai trò, thêm vào đó các chiến dịch PR cũng có những chức năng quan trọng. Như là dựa vào những kết quả cuối cùng để công ty có thể phân tích, dự đoán cũng như là có thể biết được những ý kiến theo chiều tích cực hay tiêu cực của công chúng về công ty hoặc là thương hiệu đó. Để rồi từ đó có biện pháp điều chỉnh các chiến lược hay kế hoạch của mình cho phù hợp theo hướng khách quan tích cực nhất.

Không những thế pr còn giúp khắc phục sự hiểm nhầm những định kiến không đúng về hình ảnh công ty đối với công chúng.Thêm vào đó khi được pr từ một người thứ ba điều đó đem lại sự uy tín nhất định cho công ty. Chức năng này được thể hiện khi hình ảnh công ty càng ngày càng đi lên theo chiều hướng tích cực.

Chức năng tiếp theo nữa của pr đó là khi thông qua một quá trình nghiêm cứu tìm hiểu để đưa ra những kế hoạch cộng đồng phù hợp với mục tiêu công ty đưa ra. Các hoạt động pr có thể kể đến như là những chiến dịch tình nguyện, gây quỹ, quyên góp…

Ưu điểm của PR

Như chúng ta đã biết thì PR là một ngành rất phổ biến hiện nay vì vậy mà nó cũng mang trong mình rất rất nhiều ưu điểm. Ưu điểm đầu tiên về PR đó là nó có độ tin cậy rất cao. PR là sự liên kết của công ty và khách hàng qua bên trung gian thứ 3. Vì vậy khi làm pr bạn phải nhận được sự tin tưởng của cả 2 bên, ngoài ra pr là hình ảnh đại diện cho cả công ty trước công chúng vì vậy nó rất đáng tin cậy.

Ưu điểm thứ hai của PR đó chính là chi phí thấp. Khác với chi phí quảng cáo khi các chi phí quảng cáo luôn tốn rất nhiền thì pr lại khác. Vì dựa vào đánh giá khi đã qua sử dụng và thấy được nhiều lợi ích từ bên thứ ba đáng tin cậy nên khi pr chỉ cần bỏ ra một khoảng chi phí thấp hơn nhiều. Hơn nữa mỗi công ty đều có một bộ phận pr riêng với những người có kinh nghiệm và chuyên nghiệp vì vậy hiệu quả lợi nhuận có được nhờ họ sẽ cao hơn và chi phí cũng sẽ thấp hơn.

Ưu điểm thứ 3 đó là tránh được những rắc rối không đáng có vì có đội ngũ pr chuyên nghiệp có kinh nghiệp riêng nên những thông báo công ty đưa ra cho công chúng rất đáng để tin cậy chứ không phải là một quảng cáo không có cơ sở. Ưu điểm cuối cùng chính là về phạm vi tiếp cận. Chiến dịch PR tốt đúng hướng có thể thu hút và tiếp cận được với nhiều người, nhiều đối tượng từ đó sản phẩm của công ty sẽ được phổ biến rộng rãi.

Nhược điểm của PR

Ngoài những ưu điểm trên thì ngành PR cũng không thể tránh có những hạn chế nhất định. Nhược điểm đầu tiên đó là kết quả không đảm bảo. Khi truyền tải thông tin đến khách hàng chúng ta cần một thông tin chính xác tuyệt đối. Tuy nhiên những phương tiện đưa thông điệp đến với khách hàng thường có thể là những phương tiện không được trả tiền vì vậy rủi ro về vấn đề này tương đối cao.

Nhược điểm thứ hai đó chính là không được điều khiển trực tiếp. PR khác với quảng cáo tính phí, vì khi pr công ty sẽ không được trực tiếp quản lí nội dung trong bài pr vì nó đã được thông qua phương tiện thứ ba.

Nhược điểm thứ ba của pr đó chính là nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hình ảnh của công ty trước công chúng. Vì pr nó sẽ quyết định đến những cái nhìn tiêu cực hay tích cực của công chúng về công ty bởi vậy nếu có xảy ra bất kì sai sót nào nó cũng sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cả công ty.Và nhược điểm cuối cung đó chính là nó không đo lường được cái hiệu quả nhất định mà pr đưa lại.

Lên kế hoạch PR

Để quá trình PR đạt được hiệu suất cao cần những kế hoạch chi tiết đến từng bước. Không những thế, kế hoạch PR còn giúp ích trong quá trình tổng hợp lại số liệu cùng báo cáo ở giai đoạn cuối cùng.

Bước 1 : Xác định mục tiêu quan hệ công chúng

Trước hết để lên được một kế hoạch hoàn chỉnh cho PR thì chúng ta phải đưa ra được mục đích rõ ràng, mục tiêu cụ thể , trong thời gian xác định và phải có một cái nhìn tổng thể cho bối cảnh.

Bước 2 : Xác định đối tượng mục tiêu

Vì tất cả những nước sau đề dựa vào hai bước đầu để xác định chính xác nên hai bước đầu chúng ta cần nêu ra rõ ràng. Đầu tiên thì đối tượng mục tiêu trực tiếp của chúng ta chính là công chúng. Bạn phải xác định được đối tượng công chúng nào bạn muốn nhắm đến cho sản phẩm lần này ví dự như đối tượng ta nhắm đến nằm trong độ tuổi nào…, xác định được nhu cầu đối với nhóm đối tượng đó, thông điệp mà bạn muốn gửi đến họ.

Bước 3 : Chiến lược cho mục tiêu

Sau khi đã thấy rõ đối tượng mục tiêu thì bạn cần một chiến lược cụ thể phù hợp với mục tiêu bạn đưa ra. Để làm được điều này bạn cần có một team thảo luận và đưa ra ý kiến hợp lý từ đó tổng hợp nên một chiến lược hoàn chỉnh và phải tiến hành kịp thời gian đã dự định trước đó.

Bước 4 : Xác định chiến thuật

Đến bước này các bạn phải đưa ra thời gian cụ thể để ra mắt sản phẩm cho hợp lý chứ không phải dự định như trước đó nữa. Đây cũng là thời gian bạn phải xác định được cụ thể nguồn lực bạn cần cho chiến dịch này.

Bước 5 : Thiết lập ngân sách

Thời điểm này bạn không chỉ phải xác định được chiến thuật rõ ràng mà bạn còn phải tính chi tiết ngân sách cần dùng là bao nhiêu. Kế hoạch chi tiết đương nhiên cũng phải đi kèm với bản ngân sách chi tiêu hợp lí trong từng giai đoạn

Dựa vào những bước trên để có thể giảm thiểu rủi ro một cách tối thiểu nhất. Và lỡ nếu bạn đưa ra một bản chi phí lớn quá thì bạn nên làm một bản kế hoạch thật chi tiết và cụ thể nhất lúc đó bản báo cáo của bạn sẽ dễ thông qua hơn.

Bước 6 : Kế hoạch hành động

Đây là bước sau khi bạn đã đưa ra một bản kế hoạch tất tần tật đầy đủ, chi tiết và hoàn chỉnh nhất lúc đó team của bạn chỉ cần bắt tay vào và thực hiện theo những hoạt động mà các bạn đã đề ra trong bản kế hoạch.

Bước 7 : Đánh giá

Đây chính là bước cuối cùng để bạn tự hỏi rằng liệu có đạt được những mục tiêu mà bạn đã đề ra trong bản kế hoạch hay không. Hãy tổng hợp và đúc kết kinh nghiệm từ những người làm đi trước cũng như nhìn nhận những góp ý của người dùng để đảm bảo bản kế hoạch của bạn được thành công nhất.

Những kế hoạch pr tuyệt vời là cách dễ dàng và hiệu quả nhất giúp bạn tiếp cận thị trường mục tiêu của bạn, vì vậy hãy thực hiện nó thật cẩn thận, chú ý đến những chi tiết nhỏ nhất để đem lại hiểu quả tốt nhất.

Cách hiểu PR trên facebook

Facebook hiện là một trong những trang mạng nổi tiếng nhất thế giới hiện nay, độ phổ biến rộng rãi toàn cầu nên nếu có một thông tin được đăng tải trên fb thì độ tiếp cận của mọi người cũng rất cao, Vì vậy với đặc thù của ngành pr thì không thể bỏ qua cái thị trường mà fb tạo ra.

PR trên facebook có ý nghĩa giới thiệu sản phẩm hoặc thương hiện của bạn thông qua trang mạng xã hội facebook qua đó sẽ làm tăng khả năng tiếp cận của khách hàng cũng như độ phổ biến của sản phẩm từ đó sản phẩm bán ra sẽ được nhiều hơn.

Hiện nay PR là một trong những ngành rất phổ biến vì vậy để có thể đến với ngành PR chúng ta cũng cần nắm rõ một số thông tin cơ bản để có thể tạo ra hiệu quả mong muốn tốt nhất. Thông qua đó hiểu rõ PR là gì sẽ giúp bạn ít nhiều hiểu về ngành PR. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn. Hãy đón xem thêm nhiều bài viết nay trên VerbaLearn nhé.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm