Quy định xử phạt hành vi quấy rối tình dục
Quấy rối tình dục bao gồm bất kỳ hành vi tình dục ngoài ý muốn nào – kể cả việc đụng chạm hoặc thậm chí lời nói về tình dục. Nhưng đôi lúc ranh giới có thể mập mờ giữa chọc ghẹo, tán tỉnh và quấy rối tình dục. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết được các hành vi nào được coi là quấy rối tình dục và các hành vi này bị pháp luật xử lý như thế nào?
1. Quấy rối tình dục là gì?
“Quấy rối tình dục” là hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của nữ giới hoặc nam giới, đây là hành vi không được chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý làm xúc phạm đối với người nhận, và tạo ra môi trường làm việc bất ổn, đáng sợ, thù địch và khó chịu.
2. Quy định xử phạt quấy rối tình dục
Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì hành vi quấy rối tình dục bị xử lý như sau:
Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;
c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.
Như vậy, hành vi quấy rối tình dục sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc xử phạt vi phạm hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
3. Các kiểu quấy rối tình dục
4. Bị quấy rối tình dục nơi làm việc thì làm thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động 2019 thì nếu bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người bị quấy rối có thể:
“2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
……”
Như vậy, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước nếu gặp phải trường hợp bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
5. Luật quấy rối tình dục?
Hiện nay, pháp luật chưa có một luật nào quy định cụ thể về quấy rối tình dục. Nếu bạn muốn tìm hiểu các quy định pháp luật về quấy rối tình dục thì có thể tìm đọc quy định pháp luật tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP và Bộ luật lao động 2019 để có thể hiểu rõ hơn.
Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: 5 hành vi quấy rối tình dục trẻ em sẽ bị phạt tù từ 1/7, Thị dâm, khẩu dâm cũng là quấy rối tình dục từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.