Nước nào tổ chức Trung Thu 2 lần trong 1 năm?
Quốc gia nào có ngày Tết Trung Thu được tổ chức 2 lần/năm? Tết Trung Thu là ngày mà các bạn nhỏ háo hức mong chờ để được cùng nhau rước đèn, phá cỗ. Hằng năm, tại Việt Nam, các em thiếu nhi sẽ có 1 ngày tết Trung Thu là vào ngày 15/8 âm lịch. Thế nhưng lại có quốc gia khác tổ chức tết Trung Thu 2 lần trong 1 năm. Các bạn có biết đó là quốc gia nào không? Cùng Hoa Tiêu tìm hiểu nhé.
1. Quốc gia nào có ngày Tết Trung Thu được tổ chức 2 lần/năm?
Quốc gia có ngày Tết Trung Thu được tổ chức 2 lần/năm là Nhật Bản (Vào ngày 15/8 âm lịch và ngày 13/10 âm lịch)
Dù hiện tại Nhật Bản không còn sử dụng lịch âm, người dân xứ sở Phù Tang vẫn tổ chức Tết Trung thu hai lần mỗi năm. Lần đầu tiên được gọi là Zyuyoga gắn liền với phong tục ngắm trăng Otsukimi thường được diễn ra vào ngày 15/8; lần thứ hai tổ chức gọi là Zyusanya vào ngày 13/10. Theo tục lệ, nếu ai đã dự hội trăng đầu thì phải dự hội răng sau nếu không muốn gặp xui xẻo.
2. Tết Trung Thu tại Nhật Bản được tổ chức thế nào?
Lễ ngắm trăng Otsukimi diễn ra nhằm tôn vinh mặt trăng mùa thu, vào thời điểm trăng tròn nhất theo quan niệm của người Nhật. Trong dịp lễ này, người Nhật sẽ ngắm trăng, thưởng thức các món ăn truyền thống và tham gia các trò chơi vui nhộn.
Món ăn truyền thống thường sử dụng ở Nhật trong ngày 15/8 là hạt dẻ, khoai lang, khoai môn, bí ngô, các loại mì như soba, ramen và đặc biệt là bánh tsukimi dango. Bánh tsukimi dango tròn mềm tượng trưng cho mặt trăng làm từ bột nếp và mật ngọt, thường được xiên vào que tre và nướng cho nóng giòn trước khi thưởng thức và uống kèm trà xanh.
Món ăn truyền thống thường sử dụng ở Nhật trong ngày 15/8 là hạt dẻ, khoai lang, khoai môn, bí ngô, các loại mì như soba, ramen và đặc biệt là bánh tsukimi dango. Bánh tsukimi dango tròn mềm tượng trưng cho mặt trăng làm từ bột nếp và mật ngọt, thường được xiên vào que tre và nướng cho nóng giòn trước khi thưởng thức và uống kèm trà xanh.
3. Tết Trung Thu được tổ chức khi nào?
Thông thường tết Trung Thu sẽ được tổ chức vào ngày 15/8 âm lịch. Tuy nhiên tại Nhật Bản – quốc gia tổ chức tết Trung Thu 2 lần/năm thì Trung Thu sẽ được tổ chức vào 15/8 âm lịch và 13/10 âm lịch.
4. Ý nghĩa Tết Trung Thu
Ý nghĩa Tết Trung thu không chỉ dành cho trẻ nhỏ mà đây còn là cơ hội để chúng ta bày tỏ sự báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ gia đình…
Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung Thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng Trung Thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khăng khít thêm.
Cũng trong dịp này người ta mua bánh Trung Thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.
Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà… Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình”.
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Hoa Tiêu vừa giúp bạn đọc tìm hiểu quốc gia tổ chức tết Trung Thu 2 lần/năm và cách tổ chức Trung Thu tại đất nước đặc biệt này.
Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu