Dân sựHỏi đáp pháp luật

Quy định tiếp công dân của Đảng

Quy trình, thủ tục tiếp công dân của Đảng
114

Quy trình, thủ tục tiếp công dân của Đảng

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội với vai trò, vị trí là một đảng duy nhất cầm quyền, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về quyết định của mình. Bản chất của đảng cầm quyền là đảng lãnh đạo chính quyền và nhờ đó bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; nhân dân làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội. Vì vậy việc tiếp thu ý kiến của nhân dân là một việc quan trọng trong con đường lãnh đạo và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng

Trong bài viết này, Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc Quy định tiếp công dân của Đảng theo quy định của Luật Tiếp công dân 2013, Quy định 11-QĐi/TW

1. Tiếp công dân

Để hiểu thêm các quy định của pháp luật nói chung về vấn đề tiếp công dân: mục đích, vai trò, thẩm quyền… Mời các bạn tham khảo bài Tiếp công dân là gì?

2. Nguyên tắc tiếp công dân của Đảng

Ngoài việc tuân theo các nguyên tắc chung của Luật Tiếp công dân như:

Thì việc tiếp công dân của ĐCS còn phải tuân theo các nguyên tắc riêng do các quyết định, quy định trong Đảng ban hành, cụ thể:

Người đứng đầu cấp ủy phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp dân, xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân; thực hiện nghiêm việc tiếp dân, đối thoại và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Việc tiếp dân, đối thoại và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân, phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của dân; dân chủ, công tâm, khách quan, kịp thời, đúng phạm vi thẩm quyền; trình tự, thủ tục đơn giản, tạo thuận lợi cho người dân; bảo mật thông tin, bảo đảm an toàn cho người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định.

3. Quy trình giải quyết đơn kiến nghị phản ánh

Quy định tiếp công dân của Đảng

Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người đứng đầu cấp ủy được quy định tại điều 5 Quy định 11-QĐi/TW như sau:

– Tiếp nhận, xử lý, giải quyết nội dung thuộc thẩm quyền; có văn bản chỉ đạo, yêu cầu cấp dưới hoặc các cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết nội dung liên quan, báo cáo kết quả với người đứng đầu cấp ủy và thông báo kết quả giải quyết cho người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.

– Trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, thẩm quyền xử lý, giải quyết thì hướng dẫn người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đến đúng cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đề nghị giải quyết.

Thời gian giải quyết:

4. Quy trình tiếp công dân và xử lý đơn thư

Quy trình tiếp công dân gồm các bước sau:

Bước 1: Đón tiếp, xác định nhân thân của công dân

Bước 2: Nghe, ghi chép nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, tiếp nhận thông tin, tài liệu

Bước 3: Phân loại, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân

Việc xử lý đơn của người đứng đầu cấp ủy được quy định tại điều 7 Quy định 11-QĐi/TW như sau:

Thời gian xử lý đơn thư cũng giống như thời gian xử lý phản ánh khiếu nại đã được nêu ở mục 3 bài này

5. Quy trình tiếp công dân cấp xã

Để hiểu rõ thêm về quy trình tiếp công dân cấp xã, mời các bạn tham khảo bài Trình tự, thủ tục tiếp dân tại UBND xã

Trên đây Hoatieu.vn đã cung cấp quy định pháp luật về Tiếp công dân của Đảng. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm