Cán bộ công chứcHỏi đáp pháp luật

Quy định về các khoản chi phí được thu trong nhà trường

Các chi phí trong trường học
385

Các chi phí trong trường học

Quy định về các khoản chi phí được thu trong nhà trường. Việc học tập, học phí của con cái luôn là điều mà các vị phụ huynh quan tâm. Trường học được thu những khoản gì và không được thu những khoản gì? Bước vào năm học mới các phụ huynh phải chuẩn bị những khoản phí gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé

Quy định về các khoản chi phí được thu trong nhà trường – Đây có lẽ là một trong các vấn đề được quan tâm nhất của các phụ huynh trong thời gian vừa qua, đặc biệt là các dịp đầu năm học. Theo nguyên tắc, các trường học thu đủ, chi đủ, đúng mục đích, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, thu nhập trên từng địa bàn.

1. Các khoản thu đầu năm học

STT

Nội dung thu

Cơ sở pháp lý

1

Học phí

Theo Khoản 3 Điều 4 Nghị định 86/2015/NĐ-CP, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức học phí cụ thể hàng năm phù hợp với thực tế của các vùng trên địa bàn của mình

2

Phí tuyển sinh đầu cấp

Được hướng dẫn bởi phòng Giáo dục và Đào tạo từng địa phương.

3

Bảo hiểm y tế học sinh

Nghị định 146/2018/NĐ-CP:

4

Dạy thêm, học thêm trong nhà trường

Theo Điều 7 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, khoản thu này được dựa vào quy định của từng địa phương.

5

Quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu

Theo Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT, hiệu trưởng quyết định việc mặc đồng phục và quy định kiểu dáng, màu sắc, số ngày mặc đồng phục trong tuần.

Phụ huynh học sinh hoặc Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định của Thông tư này và các quy định khác của nhà trường.

Kinh phí cho việc may, mua, thuê, mượn đồng phục và lễ phục lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường, đóng góp của học sinh, sinh viên hoặc các nguồn thu hợp pháp khác và phải được công khai thu, chi.

6

Trông giữ phương tiện giao thông; các hoạt động an ninh, bảo vệ.

Theo quyết định của UBND ở từng địa phương.

7

Học phẩm cho giáo dục mầm non

Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT, sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc mua sắm, tự làm, sưu tầm, sử dụng và bảo quản thiết bị phục vụ dạy học tại các cơ sở giáo dục mầm non.

2. Các khoản thu của nhà trường theo thỏa thuận với phụ huynh học sinh

STT

Nội dung thu

Cơ sở pháp lý

1

Phục vụ bán trú

a) Tiền ăn (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở)

Thỏa thuận giữa phụ huynh và nhà trường.

b) Chăm sóc bán trú (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở)

c) Trang thiết bị phục vụ bán trú

2

Nước uống

Dựa trên mức thỏa thuận của phụ huynh và nhà trường.

3

Học 2 buổi/ngày

Khoản 4 Mục II Công văn 7291/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2010: “Các trường trung học có thể huy động sự hỗ trợ của ngân sách, sự đóng góp tự nguyện của cha mẹ học sinh để tăng cường cơ sở vật chất hoặc trả tiền dạy thêm giờ, dạy thỉnh giảng”.

4

Viện trợ, tài trợ, quà biếu tặng

Khoản 1 Điều 2 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT quy định việc tài trợ phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, không ép buộc.

3. Các khoản tiền nhà trường không được thu của học sinh

STT

Các khoản nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh

không được thu của học sinh

1

Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện

2

Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường

3

Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh

4

Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường

5

Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường

6

Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường

7

Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục

8

Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường

4. Thủ tục xin miễn giảm học phí

Các khoản thu của nhà trường theo thỏa thuận với phụ huynh học sinh

Không phải vị phụ huynh nào cũng đủ khả năng để trang trải hết các loại chi phí của con em mình. Đối với những hoàn cảnh nhất định được quy định trong các văn bản pháp luật thì sẽ được miễn, giảm học phí.

Để xin miễn, giảm học phí, các phụ huynh thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin miễn, giảm học phí gồm:

1. Đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí.

2. Bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao từ sổ gốc giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí đối với các đối tượng sau:

– Trường hợp miễn học phí

– Trường hợp giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí

Bước 2: Nộp cho nhà trường. Hình thức nộp có thể là trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Để biết mình thuộc trường hợp miễn hay giảm học phí, được giảm bao nhiêu phần trăm học phí, mời các bạn tham khảo bài: Thủ tục xin miễn, giảm học phí

Bước vào năm học mới, các phụ huynh sẽ phải nộp những khoản chi phí để phụ vụ việc dạy học. Điều này là hợp lý. Phụ huynh nên nắm rõ những khoản phải nộp để có sự chuẩn bị từ trước. Bên cạnh đó, nếu thuộc một trong các trường hợp được miễn, giảm học phí thì phụ huynh nên chuẩn bị trước hồ sơ như trên để nộp cho nhà trường. Nhờ đó các thầy cô kịp thời lên danh sách và hoàn tất thủ tục cần thiết để học sinh được miễn, giảm học phí.

Hoa Tiêu đã gửi đến bạn học các khoản chi phí trong trường học.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm